Số tế bào máu được tuỷ xương tạo ra trong một ngày khiến ai cũng bất ngờ

17:20 | 15/09/2022

Tủy xương là mô mềm, dạng keo lấp đầy ống tủy, đây là cơ quan chính tạo tế bào máu. Tủy xương có vai trò gì trong quá trình tạo máu? Bài viết dưới đây giúp độc giả hiểu sâu hơn về vấn đề này.

1. Máu có vai trò gì?

Máu là một dịch lỏng màu đỏ chảy trong hệ thống tuần hoàn của cả cơ thể. Máu có chức năng máu tham gia vào cơ chế để bảo vệ cơ thể như điều hòa hoạt động nhóm tế bào, cơ quan, đảm bảo sự đồng bộ trong hoạt động các cơ quan.

Máu mang các hormone, chất điện giải như Ca++, K+, Na+... giúp điều hòa hoạt động tuần hoàn, duy trì huyết áp.

Vận chuyển O2 và CO2 trao đổi giữa phế nang và các tổ chức tế bào từ đó giúp cung cấp oxy để sản xuất năng lượng cho toàn bộ cơ thể.

Vận chuyển đường, axit amin, các axit béo, các vitamin... để cung cấp cho các tổ chức tế bào.

Giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể con người nhanh chóng để cơ thể luôn có cùng một nhiệt độ như nhau.

Cung cấp nguyên liệu cho tạo dựng cơ thể.

Bảo vệ, chống vùng viêm bị nhiễm trùng bằng cơ chế miễn dịch.

Máu là một dịch lỏng màu đỏ chảy trong hệ thống tuần hoàn của cả cơ thể.

Máu là một dịch lỏng màu đỏ chảy trong hệ thống tuần hoàn của cả cơ thể.

2. Máu có cấu tạo như thế nào?

Theo Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, máu bao gồm 2 thành phần là tế bào máu và huyết tương. Trong đó tế bào bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Huyết tương liên quan tới các yếu tố khác như đông máu, nội tiết tố, protein, muối khoáng.

Hồng cầu (chiếm tỉ lệ lớn tạo nên màu đỏ tươi của máu): Chức năng chính của tế bào hồng cầu là vận chuyển Oxy và Carbon dioxide. Protein quan trọng của tế bào hồng cầu đảm bảo chức năng vận chuyển oxy là Hemoglobin.

Bạch cầu: Có vai trò đảm bảo miễn dịch và chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng như: các nhóm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm… Đồng thời chữa lành vết thương bằng việc tiêu thụ các dạng vật chất không cần thiết như: tế bào chết, tế bào hồng cầu cũ, mô mảnh…

Các tế bào bạch cầu quan trọng của máu bao gồm: Lympho tế bào, Eosinophils, Neutrophils, Tế bào monocytes…

Tiểu cầu: Có vai trò trong đảm bảo quá trình đông máu. So với hồng cầu và bạch cầu thì tiểu cầu khá nhỏ, chúng cũng lưu thông cùng dòng máu đi khắp cơ thể. Khi có hiện tượng chảy máu xảy ra, tế bào tiểu cầu sẽ tụ họp nhanh chóng hình thành nút tiểu cầu, ngăn chặn nhanh chóng sự chảy máu.

Huyết tương: Là một chất dịch trong, có màu vàng nhạt chiếm tới 55 - 65% tổng lượng máu trong cơ thể. Huyết tương là một trong những thành phần quan trọng nhất của máu.

Các thành phần cấu tạo máu.

Các thành phần cấu tạo máu.

3. Vai trò của tủy xương trong quá trình tạo máu

Tủy xương là mô mềm, dạng keo lấp đầy ống tủy. Hai loại tủy xương là tủy đỏ (còn gọi là mô dạng tủy) và tủy vàng (còn gọi là mô mỡ), đều giàu mạch máu và mao mạch.

Tủy xương tạo ra hơn 220 tỉ tế bào máu mới mỗi ngày. Đa số các tế bào máu trong cơ thể phát triển từ những tế bào bên trong tủy xương.

Tế bào máu trong cơ thể được sinh ra từ tuỷ xương vì vậy chúng có mối quan hệ rất mật thiết rất để sản xuất ra các tế bào máu. Tủy xương tập trung chủ yếu ở trung tâm khung xương, có dạng khá mềm, nơi thực hiện chế tạo khoảng 95% tổng tế bào máu của cơ thể. Tủy xương con người nằm rải rác ở nhiều xương, người trưởng thành thì tủy xương tập trung chủ yếu ở vùng xương sống, xương ngực và xương chậu.

Tủy xương là cơ quan chính tạo thành máu, tế bào máu do tủy xương sản xuất được coi như tế bào gốc (hay còn gọi là tế bào tạo máu) phần lớn hơn sẽ biệt hóa để tạo ra các dòng khác nhau của các tế bào máu gọi là các tế bào gốc biệt hóa. Các tế bào gốc biệt hóa có thể sinh ra một tế bào khác giống hệt chúng và có thể sinh ra một hoặc nhiều nhóm tế bào trưởng thành hơn. 

Tế bào máu mới tạo thành từ tủy xương và chưa hoàn thiện, chưa đưa vào hệ thống máu lưu thông được gọi là tế bào máu chưa trưởng thành. Sau đó, một số tế bào máu này được chuyển tới bộ phận chuyên trách khác của cơ thể sẽ tiếp tục trưởng thành và được cơ thể sử dụng. Một số khác tế bào máu chưa trưởng thành được giữ lại tại tủy xương để phát triển hoàn thiện.

Ngoài tủy xương là cơ quan chính tạo thành tế bào máu thì các cơ quan có vai trò điều chỉnh quá trình sản xuất, tiêu hủy, phân hóa tế bào máu gồm: lá lách, hạch bạch huyết, gan…

Quá trình tạo máu từ tủy xương.

Quá trình tạo máu từ tủy xương.

4. Sự ảnh hưởng của tế bào máu ở người đối với tủy xương

Theo Trung tâm xét nghiệm y khoa Center Lab Việt Nam, tế bào máu được sinh ra từ tuỷ xương vì vậy chúng có mối quan hệ rất mật thiết rất để sản xuất ra các tế bào máu. Có rất nhiều tình trạng có thể ảnh hưởng đến tủy xương từ đó ảnh hưởng tới số lượng tế bào máu.

Các triệu chứng có thể gặp của tình trạng này gồm:

Sốt là nguyên nhân do cơ thể không đủ tế bào bạch cầu khỏe mạnh.

Cơ thể mệt mỏi, bị suy nhược: Đây là hậu quả khi cơ thể bị thiếu hemoglobin – là loại protein mang oxy trong tế bào hồng cầu.

Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng vì ít tế bào bạch cầu.

Khó thở: giảm hồng cầu làm cho việc vận chuyển oxy tới các mô của cơ thể ít hơn.

Dễ bị chảy máu và dễ để lại vết bầm tím dưới da: Do tế bào máu trong cơ thể có ít tiểu cầu, tế bào tham gia vào quá trình giúp làm đông máu.

Khi cơ thể mất máu, mất nước hoặc thiếu các nguyên liệu tạo máu đều ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể. Mất máu có thể là do chảy máu cấp tính hoặc các nguyên nhân gây mất máu từ từ. Mất nước có thể do nôn, tiêu chảy, sốt hoặc tình trạng thiếu nước của cơ thể. Chế độ ăn cung cấp không đủ, không cân đối các chất dinh dưỡng, các nguyên liệu tạo máu đều gây thiếu hụt các thành phần của máu. Thêm vào đó là các yếu tố ngoại lai như nhiễm vi khuẩn, vius, ký sinh trùng, các bệnh lý mắc phải đều ảnh hưởng đến chức năng của các thành phần trong máu.

5. Lượng máu trong cơ thể là bao nhiêu?

Theo BS Trần Thị Kim Ngọc (Chuyên khoa – Nhi, Bệnh viện Medlatec) cho biết, để đảm bảo hoạt động sống và các chức năng bình thường, cơ thể cần có lượng máu phù hợp cho phép tuần hoàn liên tục. Lượng máu này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chủ yếu như: giới tính, độ tuổi, cân nặng… Hầu hết các phương pháp tính lượng máu phù hợp của cơ thể người dựa trên cân nặng, trung bình từ 70 - 80ml máu trên mỗi kg cân nặng.

Ví dụ, một người 50kg sẽ có tổng lượng máu khoảng 3.5 - 4l, tồn tại trong tim cũng như tuần hoàn liên tục qua các mạch máu trong cơ thể. Cơ thể cũng có cơ chế điều hòa tự nhiên để ổn định tổng lượng máu trong cơ thể, đảm bảo máu sinh ra ở tủy xương tương ứng với máu mất đi mỗi ngày. Trong trường hợp mất máu quá nhiều hoặc tủy xương gặp vấn đề, lượng máu cơ thể sẽ bị thiếu hụt, chủ yếu gặp tình trạng thiếu máu.

Ngoài ra, khi cơ thể mất nước, mất mồ hôi lượng máu trong cơ thể có thể giảm song thành phần cấu tạo của máu không thay đổi nhiều. Nếu thiếu máu nhẹ, cơ thể vẫn có thể duy trì hoạt động sống. Nếu thiếu máu nặng sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Nghiêm trọng hơn, cơ thể chỉ có 1/3 tổng lượng máu cần thiết thì các cơ quan đều bị rối loạn chức năng, gây sốc và có thể dẫn tới tử vong.

Hai quá trình sinh máu và tiêu hủy máu cân bằng nhau để đảm bảo duy trì thành phần và thể tích máu ổn định trong cơ thể.

Hai quá trình sinh máu và tiêu hủy máu cân bằng nhau để đảm bảo duy trì thành phần và thể tích máu ổn định trong cơ thể.

6. Tại sao lượng máu trong cơ thể luôn ổn định?

Các tế bào máu được sinh ra tại tủy xương nhằm thay thế cho các tế bào già cỗi bị mất đi. Sau khi tham gia hoạt động chức năng trong một thời gian nhất định, chúng bị tiêu hủy. Lúc đó, một phần sản phẩm tế bào máu là protein và sắt được tái hấp thu, phần khác được đào thải khỏi cơ thể.

Bình thường, hai quá trình sinh máu và tiêu hủy máu cân bằng nhau để đảm bảo duy trì thành phần và thể tích máu ổn định trong cơ thể. Ước tính mỗi ngày có từ 40 ml - 80 ml máu được thay thế mới.

Khi hiến máu, ngay lập tức, cơ thể huy động lượng máu dự trữ trong gan, lách và dịch gian bào để duy trì huyết áp và lượng tế bào máu lưu thông không thay đổi. Sau đó, kích thích tuỷ xương tăng sinh để bù lại lượng máu đã hiến. Do vậy, một người trưởng thành khoẻ mạnh nếu mỗi lần hiến không quá 9 ml/kg cân nặng thì không có hại cho sức khoẻ. Bạch cầu cư trú ở nhiều mô khác nhau nên số lượng không bị ảnh hưởng nhiều sau khi hiến máu. Còn huyết tương hồi phục rất nhanh chóng, chỉ sau vài giờ đến vài ngày.

Tin cùng chuyên mục

4 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc hội chứng động mạch vành

4 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc hội chứng động mạch vành

7:36 | 17/05/2024

Động mạch vành là hệ thống mạch máu có chức năng nuôi dưỡng tim. Bệnh động mạch vành xảy ra khi lòng động mạch bị tắc nghẽn dẫn đến cơ tim thiếu dưỡng khí, làm bệnh nhân đau thắt ngực, đau tim thậm chí là tổn thương cơ tim.

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

7:34 | 15/05/2024

Mất nước là tình trạng cơ thể chúng ta sử dụng hoặc mất đi lượng nước nhiều hơn lượng nước được cung cấp hằng ngày.

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

7:33 | 11/05/2024

Các bệnh đường hô hấp thường gặp khi thời tiết nắng nóng là viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang. Phòng ngừa bệnh hô hấp bằng cách uống đủ nước, tiêm phòng vaccine

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.