Sự nguy hiểm của nhiễm khuẩn sơ sinh nếu trẻ mắc phải

16:06 | 11/08/2022

Do hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ nên trẻ dễ mắc nhiễm khuẩn sơ sinh. Nhiễm khuẩn sơ sinh có thể điều trị được tại các trung tâm y tế lớn. Tuy nhiên, nguy cơ tử vong nhiễm khuẩn sơ sinh vẫn ở mức cao nếu phát hiện bệnh muộn.

BSCKI Bùi Thị Hà (Bác sĩ Nhi - Sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long) cho biết, nhiễm khuẩn sơ sinh chiếm từ 10 - 20% bệnh sơ sinh. Đây là nguyên nhân gây tử vong thứ hai cho trẻ sơ sinh sau hội chứng suy hô hấp.

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ để chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… Vì vậy, trẻ sơ sinh nhạy cảm với một số bệnh nhất định hơn so với trẻ lớn và người trưởng thành. Khi trẻ mắc nhiễm khuẩn sơ sinh cần phải nhập viện và điều trị chăm sóc tích cực để hồi phục. Nhiễm khuẩn sơ sinh có thể điều trị được tại các trung tâm y tế lớn có đơn vị hồi sức sơ sinh (NICU) và đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn. Tuy nhiên nguy cơ tử vong nhiễm khuẩn sơ sinh vẫn ở mức cao nếu phát hiện bệnh muộn.

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ nên dễ mắc bệnh nhiễm trùng sơ sinh. Ảnh minh họa

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ nên dễ mắc bệnh nhiễm trùng sơ sinh. Ảnh minh họa

1. Vì sao trẻ dễ mắc nhiễm khuẩn sơ sinh?

Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, trẻ sơ sinh là đối tượng đặc biệt dễ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện do hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Nhất là ở những trẻ sơ sinh non yếu, vừa sinh ra đã phải cần nhiều thủ thuật xâm lấn vào cơ thể.

Nhiễm khuẩn sơ sinh xảy ra từ lúc trẻ mới sinh đến 28 ngày tuổi, có nguyên nhân trước sinh, trong sinh và sau khi sinh. 

2. Các bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh thường gặp:

2.1. Bệnh liên cầu tan máu nhóm B

Liên cầu tan máu nhóm B là một dạng phổ biến của chủng vi khuẩn gây ra một loạt các bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh. Trẻ thường được truyền vi khuẩn từ mẹ trong quá trình sinh – nhiều phụ nữ mang vi khuẩn này ở trực tràng hoặc âm đạo, nơi mà vi khuẩn rất dễ lây sang trẻ nếu mẹ không được điều trị kháng sinh. Trẻ nhiễm liên cầu tan máu nhóm B thường biểu hiện triệu chứng nhiễm trùng trong tuần đầu sau sinh, hoặc một số phát triển triệu chứng vào nhiều tuần hay nhiều tháng sau. Tùy thuộc vào loại nhiễm trùng, triệu chứng có thể bao gồm vấn đề về hô hấp hay cho bú, tăng thân nhiệt, bơ phờ hoặc cáu kỉnh bất thường.

2.2 Escherichia coli (E. coli)

Escherichia coli là một thủ phạm khác gây ra nhiễm trùng sơ sinh và có thể dẫn đến các bệnh: nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng huyết, viêm màng não và viêm phổi. Mọi người đều mang khuẩn E. coli trong cơ thể và trẻ có thể bị nhiễm trùng trong quá trình sinh qua ngả âm đạo, hoặc do tiếp xúc với vi khuẩn ở bệnh viện hay tại nhà. Trẻ có các triệu chứng tùy thuộc vào E. coli gây ra loại nhiễm khuẩn nào nhưng sốt, quấy khóc bất thường, thờ ơ giảm chú ý hoặc chán ăn là những triệu chứng phổ biến.

2.3 Nhiễm khuẩn listeria (Listeriosis)

Nhiễm vi khuẩn listeria có thể dẫn đến các bệnh như viêm phổi, nhiễm trùng huyết và viêm màng não ở trẻ sơ sinh. Nhiễm phải loại vi khuẩn này do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm vì loại vi khuẩn này được tìm thấy ở trong đất và nước và có thể lây nhiễm vào trái cây, rau củ, thậm chí trong những thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt và các sản phẩm từ sữa. Thức ăn không được làm sạch đúng cách, tiệt trùng hay nấu chín sẽ có thể dẫn đến nhiễm khuẩn listeria. Trẻ có thể bị lây nhiễm từ mẹ nếu mẹ bị nhiễm khuẩn khi đang mang thai.

2.4 Viêm màng não

Viêm màng não là tình trạng viêm nhiễm của lớp màng bao quanh não và tủy sống, bệnh gây ra do virus, nấm và vi khuẩn, bao gồm listeria, GBS và E. coli. Trẻ có thể mắc phải những tác nhân gây bệnh này trong lúc sinh hoặc từ môi trường xung quanh, đặc biệt nếu trẻ có hệ miễn dịch yếu ớt thì sẽ khiến trẻ nhạy cảm hơn.

Trẻ sơ sinh có triệu chứng không thật đặc hiệu, có thể bao gồm khóc dai dẳng, khó chịu, ngủ nhiều hơn bình thường, hôn mê, bỏ bú, nhiệt độ thấp hoặc dao động, vàng da, tím tái, khó thở, phát ban, nôn ói hay tiêu chảy. Khi bệnh tiến triển, ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ có thóp mềm có thể có dấu hiệu thóp phồng.

2.5 Viêm kết mạc

Viêm kết mạc hoặc đau mắt đỏ là bệnh lý nhiễm khuẩn khiến mắt bệnh nhi sẽ đỏ và sưng lên, thường đi kèm với chảy mủ. Nguyên nhân căn bệnh có thể do nhiễm trùng, vi khuẩn hay virus ở trẻ sơ sinh.

2.6 Nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết là bệnh nhiễm trùng quan trọng có liên quan đến sự lây lan của vi trùng gây bệnh trong máu và các mô của cơ thể. Nguyên nhân có thể là virus, nấm, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn. Một số các tác nhân gây bệnh được sinh ra trong thời gian sinh, một số khác được sinh ra từ môi trường. Cũng như viêm màng não, các triệu chứng của nhiễm trùng huyết không đặc hiệu. Chậm nhịp tim, khó thở, vàng da, bú khó, thân nhiệt thấp hoặc không ổn định, thờ ơ có thể là triệu chứng của bệnh.

2.7 Nhiễm trùng bẩm sinh

Trẻ có thể mắc bệnh từ mẹ truyền sang con trong quá trình mang thai hoặc sinh nở của người mẹ. Do các bệnh nhiễm trùng đó sinh ra cùng với trẻ nên thường được gọi là nhiễm trùng bẩm sinh. Nguyên nhân chủ yếu của các bệnh này là virus và ký sinh trùng. Các loại nhiễm trùng bẩm sinh bao gồm: HIV (gây ra AIDS), rubella, thủy đậu, giang mai, herpes, toxoplasma và cytomegalovirus (CMV), các nhiễm trùng bẩm sinh khá thường gặp và là nguyên nhân hàng đầu của việc điếc bẩm sinh. Một số các bệnh nhiễm trùng như nhiễm GBS và listeria có thể nhiễm phải từ mẹ hoặc từ môi trường sau sinh.

Nhiễm trùng bẩm sinh xảy ra với trẻ nếu các bà mẹ bị nhiễm các mầm bệnh trong quá trình mang thai. Nguy cơ các trẻ mắc bệnh thường phụ thuộc vào thời điểm người mẹ tiếp xúc với các mầm bệnh. Với các bệnh như nhiễm toxoplasma và rubella, nguy cơ cao nhất nằm ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Nếu người mẹ nhiễm bệnh trong khoảng thời gian đó, nguy cơ cao trẻ được sinh ra sẽ mang các vấn đề như bệnh tim, tổn thương não, điếc, suy giảm thị lực hoặc thậm chí sẩy thai. Nếu mắc bệnh ở khoảng thời gian còn lại của thai kỳ có thể dẫn đến các ảnh hưởng ít nghiêm trọng hơn như các vấn đề về tăng trưởng hay phát triển của trẻ sơ sinh.

Trẻ có thể mắc bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh từ mẹ truyền sang con trong quá trình mang thai hoặc sinh nở của người mẹ.

Trẻ có thể mắc bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh từ mẹ truyền sang con trong quá trình mang thai hoặc sinh nở của người mẹ.

3. Nguy cơ gây nhiễm khuẩn sơ sinh cho trẻ

Nhiễm khuẩn sơ sinh từ môi trường: Trẻ có thể bị lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp qua mẹ, thân nhân bệnh nhi, cán bộ y tế, không rửa tay trước khi tiếp xúc với bé, qua sữa mẹ hoặc qua chất bài tiết, dụng cụ y tế không vô khuẩn.

Nhiễm khuẩn sơ sinh từ mẹ: Người mẹ bị các bệnh hoa liễu hoặc viêm nhiễm đường sinh dục, đường tiểu... không được điều trị kịp thời hoặc điều trị chưa đủ liệu trình. Mẹ sốt trước, trong hoặc sau sinh 24 giờ. Nước ối vỡ trên 18 giờ. Thời gian chuyển dạ trên 12 giờ. Ối bẩn hoặc nhiễm khuẩn ối.

Về phía con: Bé bị suy thai không phải nguyên nhân sản khoa. Bé sinh có APGAR dưới 6 điểm lúc 5 phút. Bé sinh non hoặc nhẹ cân không rõ nguyên nhân.

4. Làm thế nào biết trẻ mắc nhiễm trùng sơ sinh?

Các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh rất đa dạng và dễ trùng lắp với những bệnh khác. Để sớm phát hiện nhiễm khuẩn sơ sinh, cần chú ý những dấu hiệu sau:

Rối loạn tiêu hóa (bú kém, bỏ bú, bụng chướng, nôn mửa).

Rối loạn hô hấp (thở nhanh, khó thở, rên rỉ, có những cơn ngưng thở).

Thờ ơ, giảm chú ý.

Trẻ bị rối loạn thân nhiệt (sốt hoặc giảm thân nhiệt).

Phát ban bất thường hay thay đổi màu da.

Khóc dai dẳng.

Cáu gắt bất thường.

Thóp phồng, gồng cứng người.

Có sự thay đổi đáng kể trong hành vi của bé, chẳng hạn đột nhiên ngủ li bì hoặc không ngủ được, đó cũng có thể là những chỉ dấu bất thường.

Các dấu hiệu này đáng lo ngại hơn nếu trẻ nhỏ hơn 2 tháng tuổi. Để đảm bảo sức khỏe tốt nên đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay khi nghi ngờ bé có vấn đề.

5. Sự nguy hiểm nhiễm khuẩn sơ sinh nếu trẻ mắc phải

Trẻ mắc nhiễm khuẩn sơ sinh không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Bởi vì trong giai đoạn này các cơ quan của trẻ đang phát triển rất nhanh, bất kỳ sự gián đoạn nào cũng có thể dẫn đến biến chứng bao gồm khả năng tăng trưởng, phát triển về thần kinh, tim mạch, hô hấp, và các vấn đề về giác quan khác. Trong một số trường hợp nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến tử vong ở trẻ.

Trẻ mắc nhiễm khuẩn sơ sinh không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Trẻ mắc nhiễm khuẩn sơ sinh không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

6. Các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn sơ sinh

Trước khi mang thai: Mẹ cần được tiêm phòng cúm, Rubella và bệnh thủy đậu trước khi mang thai.

Rửa kỹ thức ăn, thường xuyên rửa tay (đặc biệt là trước và sau khi nấu ăn, sử dụng nhà vệ sinh và sau khi tiếp xúc với chất dịch cơ thể và các chất thải) và tránh tiếp xúc với mèo và phân động vật khác để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và ký sinh trùng như bệnh listeria và toxoplasma.

Quan hệ tình dục an toàn để tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) có thể dẫn đến nhiễm trùng bẩm sinh.

Trong thai kỳ: Nếu người mẹ trong quá trình mang thai được chẩn đoán mắc các bệnh nhiễm trùng hoặc có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng, cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh để ngăn ngừa các nguy cơ cho em bé.

Trong khi sinh: Bảo đảm sinh sạch. Tránh nhiễm trùng lây qua các dụng cụ, bàn tay người chăm sóc, cũng như những nhiễm trùng ở mẹ phải được điều trị tốt khi sinh; tránh các biến chứng sản khoa: sinh ngạt, sang chấn sản khoa cho mẹ và con.

Khi trẻ khi về nhà: Vệ sinh phòng của bé sạch sẽ, nên dùng dung dịch sử khuẩn để đảm bảo hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng, loại bỏ những mầm bệnh từ đồ đạc trong phòng; cho trẻ bú mẹ để tăng lượng kháng thể phòng chống bệnh tật; Tắm, vệ sinh trẻ đúng cách cho trẻ, đặc biệt lưu ý khi vệ sinh vùng da, vùng rốn và vùng mắt vì những vùng này rất dễ bị nhiễm khuẩn. 

Nếu trẻ không may mắc nhiễm trùng sơ sinh, bố mẹ cần đưa trẻ nhập viện sớm ngay khi xuất hiện các triệu chứng, đồng thời cần bình tĩnh để phối hợp với các y bác sĩ trong điều trị và chăm sóc trẻ.

Tin cùng chuyên mục

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8:37 | 28/03/2024

Nhiều nghiên cứu hiện đại chứng minh trà xanh giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần, từ việc giảm lượng mỡ trong cơ thể và lượng đường trong máu đến tăng cường sức khỏe não bộ.

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều protein

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều protein

8:39 | 26/03/2024

Chế độ ăn giàu protein giúp kiểm soát cân nặng, chữa lành vết thương và xây dựng cơ bắp. Tuy nhiên ăn quá nhiều protein hơn mức cần thiết sẽ không có lợi, thậm chí gây hại cho sức khỏe.

6 lưu ý khi uống nước trong thời tiết lạnh tốt cho tim mạch

6 lưu ý khi uống nước trong thời tiết lạnh tốt cho tim mạch

8:40 | 24/03/2024

Mất nước có thể dẫn đến các vấn đề về tim. Dưới đây là những lời khuyên khi uống nước với người bệnh tim mạch trong thời tiết lạnh.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.