Tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ ở người bị viêm phổi nặng do COVID-19

9:37 | 04/05/2022

Khoảng 3% bệnh nhân bị viêm phổi nghiêm trọng liên quan đến nhiễm SARS-CoV-2 phát triển chứng chứng mất trí nhớ, sa sút trí tuệ mới khởi phát sau đó…

1. Phát triển chứng mất trí nhớ mới ở bệnh nhân COVID-19

TS Adnan I. Qureshi, Đại học Missouri ở Columbia và các đồng nghiệp đã phân tích 10.403 bệnh nhân bị viêm phổi liên quan đến nhiễm SARS-CoV-2, kiểm tra nguy cơ phát triển chứng sa sút trí tuệ từ 30 trở lên, kể từ ngày nhập viện do COVID-19.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 3% số người tham gia đã phát triển chứng sa sút trí tuệ mới khởi phát trong khoảng thời gian trung bình là 182 ngày. Tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với tỷ lệ mắc các bệnh viêm phổi khác.

Sau khi điều chỉnh các yếu tố nguy cơ như: Tuổi, giới tính, chủng tộc/dân tộc, cá bệnh mạn tính (tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid máu, đột quỵ…), lạm dụng chất (thuốc lá, rượu…), nguy cơ sa sút trí tuệ mới khởi phát cao hơn đáng kể khi bị viêm phổi liên quan đến nhiễm SARS-CoV-2 so với viêm phổi không liên quan đến nhiễm SARS-CoV-2.

Một số người phát triển chứng mất trí nhớ hậu COVID-19.

Vẫn chưa rõ liệu tần suất và mức độ nghiêm trọng của suy giảm nhận thức trong nhiễm SARS-CoV-2 có khác biệt với suy giảm nhận thức đã biết xảy ra sau các bệnh hô hấp khác hay không, do đó, cần có những nghiên cứu sâu hơn để nâng cao hiểu biết về tình trạng suy giảm nhận thức, đặc biệt là suy giảm nhận thức nghiêm trọng ở những người bệnh này.

2. Cần đánh giá sàng lọc về nhận thức

Theo các nhà khoa học, những phát hiện này cho thấy một vai trò quan trọng trong việc sàng lọc những khiếm khuyết về nhận thức ở những người sống sót sau nhiễm SARS-CoV-2.

Một số xét nghiệm sàng lọc có sẵn để sử dụng cho những người sống sót sau nhiễm SARS-CoV-2 bao gồm kiểm tra tình trạng tâm thần, đánh giá nhận thức Montreal (là một bài kiểm tra 30 câu hỏi ngắn gọn, mất khoảng 10-12 phút để hoàn thành) và đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu…

Nếu có bằng chứng về sự suy giảm trong quá trình sàng lọc và bệnh nhân tiếp tục báo cáo các triệu chứng về nhận thức, có thể cần phải chuyển tuyến để đánh giá toàn diện về tâm thần kinh để đưa ra các khuyến nghị điều trị thích hợp.

Theo các nhà khoa học, hiểu được gánh nặng tàn tật lâu dài của những người sống sót sau nhiễm SARS-CoV-2 là ưu tiên hàng đầu hiện nay. Sự xuất hiện của chứng sa sút trí tuệ mới khởi phát có thể làm tăng gánh nặng tàn tật ở những người sống sót sau nhiễm SARS-CoV-2 và tác động của sa sút trí tuệ đến sức khỏe cộng đồng có thể lớn hơn nhiều so với các biểu hiện cấp tính của nhiễm trùng SARS-CoV-2 do gánh nặng mất trí nhớ suốt đời gây ra.

Các nghiên cứu trong tương lai nên điều tra quá trình sinh lý bệnh cơ bản liên quan đến nhiễm SARS-CoV-2 để xác định các chiến lược tối ưu nhằm ngăn ngừa các di chứng tàn tật lâu dài như chứng sa sút trí tuệ mới khởi phát.

Tin cùng chuyên mục

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

7:28 | 23/04/2024

Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

8:27 | 21/04/2024

Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đa phần mọi người nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8:26 | 19/04/2024

Nếu bạn muốn sống đến 100 tuổi, chuyên gia dinh dưỡng và tuổi thọ người Mỹ cho biết có một loại thực phẩm đặc biệt mà bạn nên ăn hằng ngày, đó là rau lá xanh.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.