Tê tay- căn bệnh nguy hiểm giới văn phòng dễ mắc phải

15:16 | 02/08/2018

Ngồi lâu và tiếp xúc với máy tính trong thời gian dài là những nguyên nhân khiến dân văn phòng dễ mắc những căn bệnh nguy hiểm về mắt, bệnh về tim mạch, hệ tiêu hóa... trong đó có bệnh tê tay, hậu quả của căn bệnh này là không hề nhỏ, nếu điều này thường

Làm việc trước máy tính quá lâu, lười vận động là nguyên nhân chính khiến bạn bị tê tay. Ban đầu người bệnh chỉ có dấu hiệu tê các đầu ngón tay, bệnh tiến triển nặng khiến triệu chứng kéo dài, thường xuyên gia tăng, ảnh hưởng đến hoạt động và làm việc hằng ngày. Khi có các triệu chứng trên, bạn cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác tình trạng căn bệnh.

Tê tay kèm theo các triệu chứng choáng váng, mệt mỏi, nhức đầu, mắt mờ diễn ra trong thời gian ngắn thì phải nghi ngờ ngay bản thân bị thiếu não cục bộ. Tuy tình trạng này không ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe và có thể phục hồi trong vòng 24 giờ nhưng nếu không chữa trị, nguy cơ tai biến mạch máu não rất cao.

Bị tê tay vào ban đêm là dấu hiệu cảnh báo hội chứng ống cổ tay rất nguy hiểm

Bệnh thường gặp ở những người tuổi trung niên và một trong các triệu chứng đặc trưng là ngón tay bị tê cứng. Hiện nay, nhiều người trẻ tuổi cũng sớm mắc căn bệnh này, đặc biệt ở những người ngồi nhiều, ít vận động, tư thế ngồi không đúng, hay thường xuyên cúi đầu sử dụng máy vi tính hoặc điện thoại.

Tư thế sai trong một thời gian dài sẽ gây nên các bệnh lý như viêm đốt sống cổ, thoái hóa đốt sống, phần đệm giữa các đốt sống bị tăng sinh hay phì đại… Khi các đốt sống bị biến dạng sẽ chèn ép lên dây thần kinh ngoại biên ở vùng cổ gáy, đây là nguyên nhân khiến bạn có cảm giác tê ở tay và các ngón.

Nhân viên văn phòng là những người phải làm việc nhiều trên máy tính, đôi khi họ ngồi gõ bàn phím sai tư thế, hoặc sử dụng máy tính quá nhiều mà không đổi tư thế, điều này khiến họ cảm thấy tê, mất cảm giác một hoặc hai bàn tay, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng bàn tay.

Khi có dấu hiệu các ngón tay tê bì, đau nhức, khó vận động, cơn tê xuất hiện đều ở hai tay, rất có thể bạn đã bị viêm dây thần kinh ngoại biên. Căn bệnh này xuất phát từ nhiều nguyên nhân nên biểu hiện lâm sàng cũng rất đa dạng. Nếu viêm dây thần kinh do trúng độc, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức. Nếu bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng và trao đổi chất, cảm giác tê bì, khó cử động sẽ rõ rệt hơn. Bệnh tình thường diễn biến chậm, hồi phục khó khăn.

Tê tay là triệu chứng của rất nhiều căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà bạn không ngờ tới. Do đó, khi có triệu chứng tê tay kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, người bệnh phải nhanh chóng thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Một số biện pháp đơn giản mà chúng ta có thể áp dụng khi có triệu chứng tê bàn tay là hạn chế tiếp xúc với nước lạnh, giữ tay luôn ấm áp, khô ráo; không hút thuốc và uống rượu; tập thể dục thường xuyên… và giữ cổ tay thẳng trong khi làm việc.

(Th)

Tin cùng chuyên mục

Ăn chuối vào bữa sáng có giảm cân không? Tác động bất ngờ với cơ thể khi bạn ăn chuối buổi sáng

Ăn chuối vào bữa sáng có giảm cân không? Tác động bất ngờ với cơ thể khi bạn ăn chuối buổi sáng

6:47 | 29/05/2022

Chuối rất ngon và tốt cho sức khỏe. Chúng chứa một số chất dinh dưỡng thiết yếu và có lợi cho tiêu hóa, tim mạch. Với nhiều lợi ích như vậy, có nên ăn chuối vào bữa sáng?

Hệ thống cửa hàng mẹ bầu và em bé An Ú - Shop mẹ và bé uy tín chất lượng

Hệ thống cửa hàng mẹ bầu và em bé An Ú - Shop mẹ và bé uy tín chất lượng

12:00 | 24/05/2022

“Mua hàng ở An Ú, mình hoàn toàn an tâm về chất lượng cũng như giá cả” - đó là những chia sẻ rất xúc tích của chị Đinh Thảo - 27 tuổi ở Bắc Ninh.

Nongshim và kế hoạch trong tương lai ở thị trường Việt Nam

Nongshim và kế hoạch trong tương lai ở thị trường Việt Nam

16:08 | 23/05/2022

Mì Shin Xào sản phẩm mới ra mắt của Nongshim hứa hẹn gây bão ở thị trường Việt Nam trong tương lai gần

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.