Thay đổi thời tiết cẩn trọng dễ xảy ra hội chứng sốt siêu vi ở trẻ

11:52 | 16/11/2022

Sốt siêu vi là bệnh lý phổ biến rất hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là khi thời tiết thay đổi. Những trẻ có sức đề kháng kém rất dễ mắc bệnh. Cha mẹ cần nắm bắt các triệu chứng sốt siêu vi để có biện pháp xử lý kịp thời.

ThS.BSCKII Nguyễn Hoàng Tuấn Vũ (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM) cho biết, thay đổi thời tiết như lúc giao mùa là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại virus. Đây cũng là thời điểm dễ xảy ra hội chứng sốt siêu vi nhất là ở trẻ em và người lớn tuổi.

Sốt siêu vi do nhiều loại virus gây ra, trong đó chủ yếu là nhóm các virus đường hô hấp. Bệnh rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch một cách nhanh chóng. Phần lớn sốt siêu vi không gây nguy hiểm và có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh tiến triển nhanh chóng, người bệnh cần nhập viện theo dõi, nếu chậm trễ có thể dẫn đến tử vong đặc biệt là trẻ em. 

1. Sốt siêu vi là gì?

Sốt siêu vi (hay sốt virus) là tình trạng sốt cấp tính do nhiễm phải loại virus hay siêu vi trùng. Hàng loạt các bệnh nhiễm trùng virus đều có thể gây sốt. Trong đó có một số bệnh gây sốt nhẹ; một số bệnh khác như sốt xuất huyết có thể gây sốt cao.

Có rất nhiều loại virus là nguyên nhân gây ra tình trạng sốt siêu vi, trong đó điển hình nhất là virus Rhinovirus, Adenovirus, Coronavirus, Enterovirus, Virus cúm... tùy theo loại virus bị nhiễm mà gây ra các bệnh khác nhau. Tuy nhiên, có nhiều loại virus khác nhau nhưng lại có thể gây ra những triệu chứng bệnh giống nhau.

Sốt siêu vi thường gặp vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh. Bệnh thường kéo dài từ 7 - 10 ngày và thường tự khỏi, khi được điều trị tích cực bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên, không nên chủ quan vì một số trường hợp bệnh diễn biến nhanh, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Có rất nhiều loại virus là nguyên nhân gây ra tình trạng sốt siêu vi.

Có rất nhiều loại virus là nguyên nhân gây ra tình trạng sốt siêu vi.

2. Đối tượng dễ bị sốt siêu vi

Sốt siêu vi có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó các đối tượng có nguy cơ cao bao gồm:

-Có tiếp xúc gần với người bị nhiễm siêu vi.

-Ở gần động vật bị nhiễm hoặc đang giết mổ chúng.

-Đi du lịch hoặc đến khu vực đang có dịch sốt siêu vi.

-Quan hệ tình dục thiếu các biện pháp an toàn với người nhiễm bệnh.

-Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn tuổi do hệ miễn dịch yếu.

3. Triệu chứng sốt siêu vi

Dấu hiệu sốt siêu vi trẻ sẽ có các biểu hiện chung như:

-Sốt, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao đến 39 - 40 độ C, sốt có thể kéo dài liên tục hoặc ngắt quãng.

-Ho, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi.

-Người mệt mỏi, chán ăn.

-Với trẻ nhỏ thường sẽ quấy khóc nhiều, bỏ bú.

-Với trẻ lớn thường kêu đau đầu, đau ở hai bên thái dương và sau gáy.

Ngoài các triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em nói trên, tùy theo loại siêu vi mà trẻ nhiễm phải sẽ có thêm các biểu hiện sốt siêu vi khác như:

-Trẻ bị chảy nước mắt, mắt đỏ, có ghèn và nhạy cảm với ánh sáng.

-Trẻ bị đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy.

-Trẻ có thể bị chảy máu mũi, chảy máu chân răng, xuất huyết ngoài da...

-Trẻ có thể bị nổi ban hoặc bọng nước. Ban thường xuất hiện sau khi triệu chứng sốt đã giảm, ở giai đoạn bắt đầu hồi phục.

Khi trẻ có các dấu hiệu sốt siêu vi sau cần đưa đi khám ngay:

-Trẻ sốt cao liên tục trên 2 ngày, kèm theo hiện tượng run rẩy bất thường, lạnh chân tay.

-Trẻ có biểu hiện lơ mơ hoặc ngủ nhiều li bì, khó đánh thức.

-Trẻ có biểu hiện tím tái, thở mệt.

-Toàn thân trẻ phát ban.

-Trẻ đau bụng, nôn ói nhiều.

-Đi ngoài ra máu hoặc phân có màu đen.

-Trẻ hay bị giật mình, hoảng hốt.

4. Sốt siêu vi có lây không?

Sốt siêu vi có thể lây từ người sang người. Chính vì vậy, khi người lớn bị bệnh, không nên tiếp xúc với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Còn khi trẻ nhỏ bị sốt, cần cho bé nghỉ học và không đến những nơi đông người để không làm lây lan bệnh cho người khác.

Sốt siêu vi chủ yếu lây qua đường hô hấp và đường tiêu hóa, thông qua các hoạt động như giao tiếp, ăn uống, tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hay dịch mũi của bệnh nhân. Đa phần virus lây truyền qua dịch tiết được bắn ra khi nói chuyện, hắt hơi, ho, sổ mũi. Cũng chính vì vậy mà virus có thể lây lan và bùng phát thành dịch một cách nhanh chóng.

Sốt siêu vi có thể lây truyền gián tiếp qua các vật dụng ở nơi công cộng như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, hay cầm nắm đồ chơi đối với trẻ em. Những vật dụng này có thể dính dịch tiết có chứa virus gây bệnh, khi chúng ta vô tình chạm phải sẽ bị lây bệnh.

Có một số ít virus lây truyền qua đường máu thông qua việc tiêm chích, truyền máu, quan hệ tình dục hay từ mẹ truyền cho con trong lúc sinh.

Trẻ bị sốt siêu vi có thể sốt cao đến 39 - 40 độ C.

Trẻ bị sốt siêu vi có thể sốt cao đến 39 - 40 độ C.

5. Trẻ bị sốt siêu vi bao lâu thì khỏi?

Do cơ thể trẻ chưa có đủ sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh, nên có rất nhiều trẻ phải vào viện điều trị vì sốt siêu vi. Bình thường, trong cơ thể vẫn luôn có những virus ký sinh trong đường hô hấp, tiêu hóa... khi gặp các điều kiện thuận lợi, chúng sẽ phát triển mạnh và gây bệnh.

Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện rầm rộ trong 3 - 5 ngày, sau đó sẽ giảm dần, sau 7 - 10 ngày sẽ khỏi hẳn khi được điều trị đúng cách.

6. Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

Theo BS Nguyễn Thị Ly (Bệnh viện Medlatec), bệnh sốt siêu vi nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng như nhiễm trùng hệ hô hấp, tổn thương não do sốt cao kéo dài hoặc viêm cơ tim... Do đó, khi bị sốt siêu vi không nên chủ quan.

Khi trẻ bị sốt cao, cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được tư vấn cũng như có hướng điều trị phù hợp nếu như bệnh tình không thuyên giảm. Cần chú ý đưa trẻ đi khám nếu bị sốt quá cao kèm theo những triệu chứng nặng như:

- Sốt cao liên tục không đỡ khi dùng thuốc hạ sốt.

- Chân tay lạnh, run rẩy.

- Phát ban.

- Đau bụng, nôn ói.

- Đi ngoài ra máu hoặc phân có màu đen.

- Thường bị giật mình, hoảng hốt.

Cần đưa trẻ bị sốt siêu vi tới gặp bác sĩ để được tư vấn cũng như có hướng điều trị phù hợp nếu như bệnh tình không thuyên giảm.

Cần đưa trẻ bị sốt siêu vi tới gặp bác sĩ để được tư vấn cũng như có hướng điều trị phù hợp nếu như bệnh tình không thuyên giảm.

7. Điều trị bệnh sốt siêu vi như thế nào?

ThS.BSCKII Nguyễn Hoàng Tuấn Vũ nhận định, sốt siêu vi thường không cần điều trị. Không giống như các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, thuốc kháng sinh không có tác dụng với nhiễm trùng do virus – trừ khi bị nhiễm trùng thứ cấp trong khi bị sốt siêu vi.

Điều trị bệnh sốt siêu vi dựa vào nguyên nhân cơ bản gây bệnh, mức độ sốt cùng các triệu chứng khác đi kèm. Ở mức độ sốt nhẹ hơn, các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

Dùng thuốc không kê đơn: Thuốc hạ sốt Ibuprofen và acetaminophen là những thuốc không kê đơn người sốt siêu vi có thể sử dụng. Aspirin cũng có thể giúp hạ sốt nhưng không được dùng cho người dưới 18 tuổi. Lưu ý, đối với các trường hợp sốt xuất huyết, chỉ được sử dụng acetaminophen để hạ sốt.

Tắm nước ấm: Giúp làm dịu cơ thể đang sốt.

Uống nhiều nước: Bổ sung thêm lượng nước hằng ngày hoặc các chất điện giải vừa giúp hạ thân nhiệt vừa ngăn ngừa tình trạng mất nước do sốt.

Điều không nên làm khi bị sốt siêu vi là chườm lạnh hoặc ngâm nước lạnh để hạ sốt. Khi thân nhiệt đang tăng cao thì việc tiếp xúc với nước có nhiệt độ thấp không chỉ không có tác dụng hạ sốt mà còn có thể ảnh hưởng xấu tới cơ thể. Thay vào đó người bệnh có thể tắm nước ấm sẽ tốt hơn.

8. Cách phòng ngừa sốt siêu vi

Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học để nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho cơ thể.

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa cũng như môi trường xung quanh cho sạch sẽ, thoáng mát, ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của các tác nhân gây bệnh.

Mỗi người cần phải giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Với trẻ em cần hạn chế cho trẻ đưa đồ chơi vào miệng.

Cần được tiêm phòng đầy đủ đặc biệt là trẻ em

Không nên tiếp xúc với người đang bị bệnh, không nên đến những nơi đông người khi đang có dịch bệnh lưu hành.

Khi hắt hơi, ho, sổ mũi nên dùng khăn giấy hoặc dùng tay che miệng lại.

Tin cùng chuyên mục

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

7:34 | 15/05/2024

Mất nước là tình trạng cơ thể chúng ta sử dụng hoặc mất đi lượng nước nhiều hơn lượng nước được cung cấp hằng ngày.

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

7:33 | 11/05/2024

Các bệnh đường hô hấp thường gặp khi thời tiết nắng nóng là viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang. Phòng ngừa bệnh hô hấp bằng cách uống đủ nước, tiêm phòng vaccine

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

7:32 | 09/05/2024

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.