Thế giới trải qua tuần tăng kỷ lục ca mắc COVID-19, châu Âu cuốn vào làn sóng thứ hai

16:32 | 23/09/2020

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, ca mắc COVID-19 đang tăng nhanh trên toàn thế giới, khi ghi nhận trong một tuần đã lên mức cao kỷ lục. Nhiều nước châu Âu từng thành công trong việc kiểm soát tốt dịch bệnh, giờ lại chứng kiến số ca mắc tăng cao.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tuần qua số ca mắc COVID-19 đã tăng cao kỷ lục lên gần 2 triệu người. Đây là mức kỷ lục mới của thế giới. WHO cho rằng, tất cả các khu vực trên thế giới đều có số ca mắc mới tăng lên. Con số này tăng 6% so với một tuần trước đó và là "số ca nhiễm ghi nhận trong một tuần cao nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu". Trong đó, số ca nhiễm của châu Âu tăng 11% và châu Mỹ tăng 10%. Chỉ riêng châu Phi, tình hình dịch tương đối ổn định, tránh được số ca nhiễm gia tăng. Số ca COVID-19 mới của châu Phi đã giảm 12% so với một tuần trước đó.

Tuy nhiên dù số người nhiễm tăng lên khắp thế giới nhưng số ca tử vong đang giảm xuống. Theo ghi nhận của WHO, tuần trước, có khoảng 37.700 người tử vong liên quan đến virus nCoV trên toàn thế giới, giảm 10% so với tuần trước đó. Con số này giảm là do số người chết ở châu Mỹ (khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, trong đó 2 quốc gia đứng đầu là Mỹ và Brazil) đang giảm xuống thấp hơn 22% so với một tuần trước đó. Số ca tử vong ở châu Phi cũng giảm 16%.

Tại khu vực châu Âu, nhiều nước đang trải qua đợt lây nhiễm thứ hai với số ca mắc tăng cao và có hơn 4.000 người tử vong trong một tuần, tăng 27% so với tuần trước đó khi nhiều nước đã từng thành công trong công tác kiểm soát tốt dịch bệnh.

WHO cảnh báo, số ca mắc COVID-19 đang tăng nhanh trên toàn thế giới. Ảnh: Reuters

Ngày 21/9, giới chức y tế Hy Lạp xác nhận thêm 453 ca mắc COVID-19. Đây là số ca mắc trong ngày cao nhất tại Hy Lạp kể từ khi nước này ghi nhận bệnh nhân đầu tiên cuối tháng 2 vừa qua. Tổng số ca mắc tại quốc gia này đã tăng lên 15.595 ca,  trong đó 344 ca tử vong.

Ngày 22/9, Nga ghi nhận thêm 6.215 ca nhiễm mới, cao hơn con số thông báo một ngày trước đó (6.196 ca - mức tăng  theo ngày cao nhất kể từ ngày 18/7), nâng tổng số ca nhiễm trên cả nước lên 1.115.810 ca và 19.649 ca tử vong. Hiện Nga đứng thứ 4 thế giới về số ca mắc COVID-19. Trong khi đó, diễn biến dịch tại Tây Ban Nha và Pháp ở mức báo động khi trong vòng 24h qua với lần lượt ghi nhận thêm 10.799 ca và 10.002 ca ở mỗi nước. 

Những nước có ca mắc COVID-19 mới tại khu vực châu Âu tính đến ngày 22/9 (nguồn: TTXVN)

Ngày 22/9, Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha Salvador Illa đã kêu gọi người dân Madrid hạn chế đi lại và tiếp xúc xã hội nhằm kiềm chế dịch bệnh, một ngày sau khi các biện pháp phong tỏa một lần bắt đầu có hiệu lực tại một số khu vực ở Madrid. Hiện Tây Ban Nha là một trong những nước chịu tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh tại châu Âu, đang phải vật lộn để ngăn chặn làn sóng dịch bệnh thứ hai đã khiến hơn 670.000 người mắc bệnh và hơn 30.000 ca tử vong. Madrid đã trở thành tâm dịch tại Tây Ban Nha với tỷ lệ mắc bệnh là gần 700/100.000 người trong vòng 2 tuần qua, gần gấp 3 lần mức trung bình trên cả nước.

Tại Anh, nhằm ngăn chặn làn sóng lây nhiễm thứ hai của dịch COVID-19 đang gia tăng nhanh chóng, Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ yêu cầu mọi người làm việc tại nhà và tiến tới áp đặt các biện pháp hạn chế mới đối với các quán bar, quán rượu và nhà hàng. Ông Boris cho rằng, nước này cần tăng cường hành động để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, trong đó có khả năng quay trở lại lệnh phong tỏa toàn quốc vốn được áp đặt hồi tháng 3 vừa qua.

Những người trẻ tuổi đang là đối tượng thúc đẩy làn sóng lây nhiễm thứ hai ở châu Âu. Ảnh minh họa: CNN

Tại CH Séc, nước này đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng nhanh thứ hai ở châu Âu sau Tây Ban Nha trong những tuần gần đây, sau khi nước này dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế từ trước mùa hè. Tân Bộ trưởng Y tế Roman Prymula cho biết, Séc đang lên kế hoạch thắt chặt các biện pháp hạn chế đối với quán bar và các hoạt động công cộng, trong bối cảnh số ca nhiễm mới tại Séc tăng gấp đôi trong vòng 3 tuần qua. Theo thống kê mới nhất, Séc hiện có 50.764 ca nhiễm, trong đó 522 ca tử vong. 

WHO cho rằng, sự gia tăng các ca COVID-19 có thể một phần do các nước châu Âu nới lỏng nhiều biện pháp và mọi người đã mất cảnh giác. Ngoài ra có những bằng chứng cho thấy những người trẻ tuổi đang là đối tượng chính thúc đẩy làn sóng lây nhiễm thứ hai ở châu Âu.

Tin cùng chuyên mục

Thảm họa sập cầu tại Mỹ: Tiết lộ về cuộc gọi khẩn cấp cứu sống nhiều người vào thời điểm nguy hiểm

Thảm họa sập cầu tại Mỹ: Tiết lộ về cuộc gọi khẩn cấp cứu sống nhiều người vào thời điểm nguy hiểm

8:20 | 28/03/2024

Tín hiệu cảnh báo nguy hiểm được thủy thủ đoàn trên con tàu container phát ra đã giúp cứu sống nhiều người.

Hồ sơ bệnh án của Vương phi Kate bị 'hack' nhưng phản ứng sau đó của bệnh viện cũng gây bất bình

Hồ sơ bệnh án của Vương phi Kate bị "hack" nhưng phản ứng sau đó của bệnh viện cũng gây bất bình

7:55 | 22/03/2024

Nhân viên làm việc tại bệnh viện nơi Kate phẫu thuật vùng bụng được cho là đã cố gắng lấy trộm hồ sơ bệnh án của cô.

Meghan có động thái mới gây bất ngờ trên Instagram giữa lúc Vương thất Anh quay cuồng trong lùm xùm sửa ảnh

Meghan có động thái mới gây bất ngờ trên Instagram giữa lúc Vương thất Anh quay cuồng trong lùm xùm sửa ảnh

7:51 | 16/03/2024

Thông báo này được đưa ra khi vụ bê bối về bức ảnh của Vương phi Kate làm rung chuyển cung điện hoàng gia.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.