Thế giới vượt 29 triệu ca bệnh, châu Phi ra mắt mạng lưới phòng thí nghiệm giải mã gene chủng virus SARS-CoV-2

10:42 | 14/09/2020

Toàn cầu ghi nhận hơn 29 triệu người mắc COVID-19, trong đó có hơn 900.000 trường hợp tử vong. Trung tâm kiểm soát bệnh tật châu Phi (Africa CDC) ra mắt mạng lưới phòng thí nghiệm nhằm thúc đẩy việc giải mã bộ gene của hơn 10 chủng virus SARS-CoV-2.

Tính đến ngày 14/9, toàn cầu ghi nhận 29.172.614 người mắc COVID-19, trong đó có 927.923 trường hợp tử vong và hơn 20 triệu bệnh nhân bình phục. Theo thống kê của WHO, 3 nước chịu thiệt hại nặng nề nhất do COVID-19 là Ấn Độ, Mỹ và Brazil.

Theo đó, Ấn Độ đã có 94.372 ca mắc mới, tiếp đó là Mỹ với 45.523 ca và Brazil với 43.718 ca. Cả Mỹ và Ấn Độ đều ghi nhận trên 1.000 trường hợp tử vong mới trong 24 giờ qua.

Con số thống kê cho thấy, số ca mắc mới tại Ấn Độ đang tăng nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, với số ca mắc tăng mạnh khắp các khu vực thành thị cũng như nông thôn tại một số bang lớn và đông dân.

Tại khu vực Bắc Mỹ, Mỹ là quốc gia có số bệnh nhân cao nhất khu vực và cũng là cao nhất thế giới với hơn 6,6 triệu người. Tiếp theo là các nước Mexico và Canada với lần lượt 658.299 bệnh nhân và 136.119 ca. Trong khi đó tại Cuba, chính quyền thủ đô Havana thông báo sẽ kéo dài thêm 2 tuần việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn dịch COVID-19 do chưa thể hoàn toàn kiểm soát được làn sóng thứ hai của dịch bệnh tại địa phương được xem là tâm chấn của đại dịch tại đảo quốc Caribe này. Theo thống kê của Bộ Y tế Cuba, tới nay quốc gia này đã ghi nhận 4.653 ca mắc COVID-19, trong đó riêng thủ đô Havana chiếm tới 2.743 trường hợp.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 ở thành phố Chennai, Ấn Độ. Ảnh: AFP

Tại Nam Mỹ, Brazil có tới trên 4,3 triệu bệnh nhân trong đó có tổng số ca tử vong là 131.210 ca. Hiện số ca nhiễm và tử vong tại Brazil ở mức cao nhất tại khu vực Mỹ Latinh. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, Brazil ghi nhận tỷ lệ tử vong trung bình theo tuần giảm và có xu hướng giảm cả về số ca nhiễm và tử vong mới ở hầu hết các khu vực trên cả nước. Các nước đứng lần lượt kế tiếp trong khu vực bị ảnh hưởng bởi đại dịch là Peru, Colombia và Argentina.

Tại châu Âu, theo số liệu mới nhất, số bệnh nhân tại châu lục này hiện là trên 4,01 triệu người, tăng 35.788 người trong 24 giờ qua. Châu lục này có 212.290 người đã tử vong.

Tại khu vực châu Phi, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19 là Nam Phi với 648.214 bệnh nhân, trong đó có 15.427 người đã tử vong. Mặc dù dịch bệnh vẫn đang lây lan ở một số nước trong khu vực nhưng nhìn chung đã có dấu hiệu suy giảm.

Ngày 12/9, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm kiểm soát bệnh tật châu Phi (Africa CDC) ra mắt mạng lưới gồm 12 phòng thí nghiệm nhằm thúc đẩy việc giải mã bộ gene của hơn 10 chủng virus SARS-CoV-2 hiện đang tồn tại tại châu lục này.

Châu Phi ra mắt mạng lưới gồm 12 phòng thí nghiệm nhằm thúc đẩy việc giải mã bộ gene của hơn 10 chủng virus SARS-CoV-2. Ảnh minh họa: TL 

Mạng lưới phòng thí nghiệm đặt tại nhiều quốc gia trong châu lục sẽ giúp các nhà khoa học tăng cường việc theo dõi và kiểm soát khả năng đột biến của các chủng virus SARS-CoV-2, qua đó giúp hệ thống y tế sở tại ứng phó hiệu quả hơn trước sự lây lan của virus, chủ động trong việc điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 cũng như thúc đẩy quá trình nghiên cứu và sản xuất vaccine phòng bệnh.

Mạng lưới phòng thí nghiệm được thành lập và triển khai sau khi WHO nhận được những báo cáo gần đây của Africa CDC nhận định dịch COVID-19 tại châu lục đã qua giai đoạn đỉnh với số ca nhiễm mới và ca tử vong giảm dần và thấp hơn đáng kể so với mức trung bình tại các khu vực khác trên thế giới.

Tuy nhiên, WHO cho rằng còn quá sớm để các quốc gia châu Phi có thể ‘’ăn mừng’’ vì trên thực tế, số người được xét nghiệm COVID-19 tính trên tổng dân số tại Lục địa Đen hiện được đánh giá là thấp hơn nhiều so với mức bình quân của thế giới.

Tính đến hết ngày 12/9, khu vực này ghi nhận 1.340.774 người nhiễm virus SARS-CoV-2 và 32.379 ca tử vong. 1.077.971 người được ghi nhận đã khỏi bệnh, chiếm hơn 80% tổng số ca mắc COVID-19. Nam Phi là quốc gia chiếm gần một nửa tổng số ca tại châu Phi, tuy nhiên tỷ lệ phục hồi đã lên đến 90% trong khi tỷ lệ người tử vong chỉ nằm trong khoảng 2%.

Tin cùng chuyên mục

Tại sao phi công có thể thoải mái ngủ trong khi máy bay đang chở đầy hành khách?

Tại sao phi công có thể thoải mái ngủ trong khi máy bay đang chở đầy hành khách?

8:34 | 15/05/2024

Nhiều người thắc mắc rằng liệu phi công có thực sự ngủ được trên máy bay hay không, đặc biệt là trong những chuyến bay dài. Câu trả lời là có, họ hoàn toàn có thể chợp mắt và nghỉ ngơi trong khi máy bay vẫn đang bay trên bầu trời.

Người thừa kế tỷ USD 'đẹp trai nhất thế giới'xuất hiện với tạo hình xấu lạ

Người thừa kế tỷ USD "đẹp trai nhất thế giới"xuất hiện với tạo hình xấu lạ

8:51 | 09/05/2024

Sự xuất hiện của người thừa kế điển trai Gustav Witzoe tại thảm đỏ Met Gala năm nay đã ngay lập tức khiến nhiều người bất ngờ.

Bí ẩn về loài bạch tuộc chỉ sinh sản một lần và bảo vệ con cái của chúng cho đến hơi thở cuối cùng!

Bí ẩn về loài bạch tuộc chỉ sinh sản một lần và bảo vệ con cái của chúng cho đến hơi thở cuối cùng!

9:52 | 21/04/2024

Bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương còn được biết đến với tên gọi là Bạch tuộc khổng lồ Bắc Thái Bình Dương là một loài bạch tuộc cỡ lớn trong chi Enteroctopus phân bố ở bờ biển phía Bắc Thái Bình Dương và có ở California, Oregon, Washington, British Columbia, Alaska, Nga, Bắc Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.