Thuế từ các “nhà sáng tạo” trên mạng xã hội sẽ bị truy thu?

PV 12/10/2019 09:42

Xu hướng kiếm tiền từ Facebook, Youtube, Google nở rộ vài năm nay mang lại nguồn thu nhập rất lớn cho các cá nhân và cả doanh nghiệp. Mới đây, Cục Thuế thành phố cũng đã tiến hành truy thu thuế đối với các "nhà sáng tạo" từ các trạng mạng xã hội trên.

Hiện nay, việc kiếm tiền tỷ từ mạng xã hội như Facebook, Youtube, Google không còn là điều lạ lẫm đối với nhiều người. Thế nhưng, một số cá nhân kiếm được thu nhập “khủng” từ mạng xã hội đang quên đi việc kê khai và nộp thuế.

Thông tin trên Dân trí, ngày 9/10, đại diện Cục Thuế TPHCM cho biết, đơn vị này đã tiến hành truy thu 1,5 tỷ đồng đối với một cá nhân kiếm tiền từ Youtube.

Theo cơ quan thuế, trong 3 năm qua, cá nhân nói trên đã có thu nhập khoảng 19 tỷ đồng từ Youtube nhưng chưa kê khai và nộp thuế nên đơn vị đã tiến hành truy thu theo quy định.

Cục Thuế TPHCM cũng sẽ làm việc với nhiều cá nhân khác kiếm tiền trên mạng xã hội như Youtube, Facebook, Google… Các cá nhân có thu nhập “khủng” sẽ được cơ quan thuế lưu ý trước tiên.

Theo các chuyên gia, việc tiến hành thu thuế các cá nhân có thu nhập khủng từ Google và mạng xã hội thiếu bài bản.

Cán bộ thuế sẽ thực hiện nhiều biện pháp nghiệp vụ nhằm làm rõ thu nhập của các cá nhân. Cá nhân nào chưa khai thuế đầy đủ sẽ được yêu cầu kê khai và nộp thuế.

Ông Nguyễn Nam Bình, Phó Cục trưởng Cục Thuế TPHCM chia sẻ, việc truy thu thuế các “nhà sáng tạo” trên mạng xã hội đã trở thành công tác thường xuyên của đơn vị này.

Trước đó, công tác truy thu thuế đã được thực hiện ráo riết và liên tục. Điển hình như việc truy thu thuế GTGT và thuế TNCN của một người viết chương trình trò chơi 4,1 tỷ đồng vào năm 2018. Khi đó, cơ quan thuế phát hiện người này có khoản thu 41 tỷ đồng trong hai năm 2016, 2017 và thực hiện truy thu.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương bày tỏ trên Tuổi trẻ, hoan nghênh việc TPHCM truy thu thuế thu nhập của những người có thu nhập lớn từ Google và Facebook. Nhiều tổ chức, cá nhân trong thời gian qua đã kiếm được số tiền lớn từ kinh doanh qua mạng nhưng chưa bị truy thu thuế. Động thái của Cục thuế TP.HCM sẽ đảm bảo công bằng trong kinh doanh và để mọi công dân đều có nghĩa vụ đóng thuế. Chuyên gia này cũng đánh giá, đây sẽ là xu thế trong thời gian tới bởi kinh doanh qua mạng đang tiếp tục phát triển.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh.

Ông Doanh cũng cho rằng, hiện nay chúng ta hoàn toàn có thể chủ động về công nghệ, học hỏi nước bạn cách thức thu thuế với những người bán hàng qua mạng một cách chính xác và nhanh gọn.

Để kiểm soát, bà Nguyễn Thị Cúc - chủ tịch Hội tư vấn thuế cho rằng phải có biện pháp kiểm soát được những người kinh doanh trên mạng và doanh thu của họ. 

Nhưng trên cả nước có bao nhiêu tổ chức, cá nhân kinh doanh trực truyến qua các trang mạng xã hội? Làm thế nào để cơ quan thuế biết được cá nhân nào đang có thu nhập từ Google, Facebook?

Đó là những câu hỏi chưa dễ tìm lời giải đáp. Bà Cúc cho rằng số cá nhân kinh doanh trên mạng có đăng ký với cơ quan quản lý "rất là nhỏ" so với số người đang kinh doanh. Như vậy thất thoát thuế rất lớn.

Nhiều "nhà sáng tạo" trên các trang mạng xã hội đang có mức thu nhập "khủng".

Để nắm được doanh thu cũng như quản lý thuế chặt chẽ, ông Lưu Đức Huy - vụ trưởng Vụ chính sách Tổng cục Thuế - cho biết theo quy định của Chính phủ tại nghị định 119 về hóa đơn điện tử, đến cuối năm 2020, cả nước sẽ xóa sổ hóa đơn giấy mà thay vào đó là hóa đơn điện tử. 

Hóa đơn điện tử sẽ thể hiện được ai mua gì, ở đâu, trị giá bao nhiêu và cơ quan thuế đều nắm được. Do đó, việc quản lý doanh thu bán hàng sẽ được chặt chẽ hơn và qua đó ngăn chặn được hành vi trốn thuế.

Một điểm rất quan trọng, ông Huy cho biết tại điều 26 của Luật An ninh mạng, những trang mạng Google, Facebook... có thu nhập ở Việt Nam phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam và phải thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. 

    Nổi bật
        Mới nhất
        Thuế từ các “nhà sáng tạo” trên mạng xã hội sẽ bị truy thu?
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO