Thuốc điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu
Xuất huyết giảm tiểu cầu là một rối loạn tự miễn hiếm gặp nhưng có thể đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
1. Xuất huyết giảm tiểu cầu là gì?
Xuất huyết giảm tiểu cầu là tình trạng giảm tiểu cầu ngoại vi do hệ miễn dịch tự sinh ra kháng thể phá hủy tiểu cầu, đồng thời ức chế quá trình sinh tiểu cầu mới tại tủy xương. Tình trạng này dẫn đến nguy cơ xuất huyết nghiêm trọng.Mặc dù phần lớn các trường hợp không đe dọa tính mạng ngay lập tức, nhưng cần được theo dõi và điều trị phù hợp để ngăn ngừa biến chứng.

2. Các thuốc điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu
2.1 Thuốc corticoid(prednisolon, dexamethaxone)
- Công dụng: Là lựa chọn điều trị ưu tiên, giúp tăng tiểu cầu nhanh chóng trong giai đoạn cấp.- Cơ chế: Ức chế miễn dịch, giảm sản xuất kháng thể phá hủy tiểu cầu.- Tác dụng phụ thường gặp (nếu dùng kéo dài hoặc liều cao): Tăng huyết áp, tăng đường huyết, giữ nước, phù mặt; rối loạn tâm thần (mất ngủ, kích thích, trầm cảm); loãng xương, yếu cơ; loét dạ dày, viêm dạ dày; suy tuyến thượng thận nếu ngừng đột ngột…2.2 Globulin miễn dịch
- Công dụng: Được chỉ định khi cần tăng nhanh số lượng tiểu cầu, thường trong các tình huống khẩn cấp (xuất huyết nặng, cần phẫu thuật…).- Tác dụng phụ có thể gặp: Đau đầu, sốt nhẹ, ớn lạnh trong hoặc sau truyền; rối loạn chức năng thận, hiếm gặp nhưng nghiêm trọng…2.3 Thuốc kháng thể đơn dòng (rituximab)
- Công dụng: Được sử dụng trong trường hợp không đáp ứng điều trị với corticoid.- Cơ chế: Tiêu diệt tế bào B sản xuất kháng thể chống tiểu cầu.- Tác dụng phụ có thể gặp: Phản ứng truyền (sốt, phát ban, khó thở); giảm bạch cầu, tăng nguy cơ nhiễm trùng; tái kích hoạt viêm gan B ở người mang virus tiềm ẩn...2.4 Thuốc kích thích sinh tiểu cầu (eltrombopag, romiplostim)
- Công dụng: Kích thích tủy xương tăng sản xuất tiểu cầu, được chỉ định khi bệnh không đáp ứng các thuốc tuyến đầu.- Tác dụng phụ thường gặp: Nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ; tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi. Eltrombopag có thể gây tăng men gan, độc tính gan, cần theo dõi xét nghiệm chức năng gan định kỳ.Việc sử dụng thuốc điều trị cần theo dõi chặt chẽ, không chỉ về hiệu quả lâm sàng mà còn phải giám sát tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt khi sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch hoặc tác động lên cơ chế sinh tiểu cầu.
