Top bệnh ung thư nguy hiểm chỉ gặp ở phụ nữ

14:07 | 04/11/2022

Bệnh ung thư ngày càng có nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của con người, đặc biệt có những bệnh ung thư chỉ gặp ở phụ nữ. Vậy đó là những loại ung thư nào?

Theo Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ bao gồm: ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng... Việc trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết sẽ phòng ngừa cũng như phát hiện sớm những loại ung thư này.

1. Ung thư vú

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ, đặc biệt ở các nước phát triển. Ung thư vú nếu được phát hiện và điều trị sớm thì tỷ lệ sống sót là 90% và chất lượng sống của bệnh nhân được tăng lên rõ rệt. Nếu chưa di căn ra mô xung quanh và hạch bạch huyết tỷ lệ sống sót là 100%.

Ung thư vú có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng nguy cơ mắc bệnh tăng theo tuổi. Do một số yếu tố nhất định mà nhiều phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người khác. Tuy nhiên, mọi phụ nữ đều cần biết những yếu tố nguy cơ của ung thư vú và những việc cần làm để giảm thiểu nguy cơ.

Những phụ nữ có một trong số nguy cơ tiềm ẩn như: tiền sử gia đình có chị, em gái, mẹ bị ung thư, người thừa cân, béo phì, hút thuốc lá…

Ung thư vú có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng nguy cơ mắc bệnh tăng theo tuổi.

Ung thư vú có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng nguy cơ mắc bệnh tăng theo tuổi.

Những việc có thể làm

● Phát hiện sớm ung thư vú – khi khối u còn nhỏ, chưa xâm lấn lan rộng – sẽ giúp việc điều trị dễ dàng hơn, từ đó làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh. Khám sàng lọc thường xuyên là phương pháp hữu hiệu nhất để phát hiện sớm ung thư vú.

● Phụ nữ trong độ tuổi từ 40 - 44 có nhu cầu có thể sàng lọc hàng năm bằng chụp phim X-quang vú.

● Phụ nữ trong độ tuổi từ 45 - 54 cần được chụp X-quang vú sàng lọc hàng năm.

● Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có thể tiếp tục chụp X-quang vú hàng năm hoặc 2 năm một lần.

● Việc sàng lọc nên được tiếp tục khi người phụ nữ vẫn ở trong tình trạng sức khỏe chung tốt và tuổi thọ dự kiến sống thêm được ít nhất 10 năm nữa.

2. Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung bắt đầu khi các tế bào lót ở cổ tử cung phát triển không kiểm soát và lấn át các tế bào thường, tạo thành khối u trong cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung bắt đầu khi các tế bào lót ở cổ tử cung phát triển không kiểm soát và lấn át các tế bào thường, tạo thành khối u trong cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư xảy ra ở các tế bào lót của cổ tử cung. Cổ tử cung là phần dưới của tử cung (dạ con), nối tử cung với âm đạo. Cổ tử cung được bao phủ một lớp mô mỏng được tạo thành từ các tế bào ở cổ tử cung. Ung thư bắt đầu khi các tế bào lót ở cổ tử cung phát triển không kiểm soát và lấn át các tế bào thường, tạo thành khối u trong cổ tử cung.

Bệnh ung thư cổ tử cung bắt đầu với những thay đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung, thường phát triển âm ỉ trong thời gian dài (mất vài năm), thường do nhiễm virus HPV.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung do mắc HPV như: nhiều bạn tình, bạn tình quan hệ với nhiều người, quan hệ tình dục dưới 18 tuổi. Một người có tiền sử bị loạn sản cổ tử cung hay gia đình có người thân từng bị ung thư cổ tử cung cũng là các yếu tố nguy cơ cao. Một số yếu tố nguy cơ cao khác là thói quen hút thuốc lá, bị mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như Chlamydia, hệ thống miễn dịch suy yếu…

Phụ nữ bị ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu và tiền ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng rõ ràng. Khi khối u ác tính trở nên lớn hơn và di căn vào các mô lân cận, các dấu hiệu ung thư cổ tử cung sẽ xuất hiện.

Những việc có thể làm

Tránh xa khói thuốc lá và bảo vệ bản thân khỏi lây nhiễm HPV bằng cách sử dụng bao cao su. Vaccine HPV cũng có thể giúp bảo vệ bạn khỏi một số chủng HPV có liên quan tới ung thư.

Khám sàng lọc thường xuyên có thể giúp phát hiện những biến đổi tại cổ tử cung, qua đó điều trị trước khi những tổn thương này ung thư hóa. Các xét nghiệm sàng lọc đối với ung thư cổ tử cung là test HPV và test Pap. Test HPV giúp tầm soát những tổn thương tiền ung thư và ung thư do nhiễm HPV. Test Pap giúp phát hiện các tổn thương tiền ung thư và ung thư tại cổ tử cung thông qua soi tế bào trên kính hiển vi. Việc khám sàng lọc định kỳ giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, khi tổn thương còn nhỏ và khu trú, từ đó điều trị dễ dàng hơn.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo đối với những người có nguy cơ trung bình ung thư cổ tử cung:

● Việc khám sàng lọc ung thư cổ tử cung nên bắt đầu từ năm 25 tuổi. Người dưới 25 tuổi không nên khám sàng lọc.

● Người trong độ tuổi từ 25 - 65 tuổi nên làm test HPV sơ cấp 5 năm 1 lần. Test HPV sơ cấp là test HPV đơn độc để tầm soát. Nếu không thể làm test HPV sơ cấp, bạn có thể làm test đồng thời (cả test HPV và test Pap) 5 năm một lần hoặc làm test Pap 3 năm một lần.

Điều quan trọng là đi khám tầm soát định kỳ, dù cho chọn loại xét nghiệm nào.

● Người trên 65 tuổi đã thực hiện sàng lọc định kỳ trong 10 năm với kết quả bình thường (âm tính) không cần tiếp tục tầm soát. Xét nghiệm gần nhất nên được thực hiện trong vòng 3 - 5 năm. Phụ nữ có tiền sử tổn thương tiền ung thư cổ tử cung nghiêm trọng nên được tầm soát trong vòng 25 năm kể từ khi có chẩn đoán, kể cả khi đã quá 65 tuổi.

● Người đã phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ (cắt tử cung + cổ tử cung) không cần tầm soát, trừ khi phẫu thuật để điều trị ung thư cổ tử cung hoặc tổn thương tiền ung thư nghiêm trọng.

● Người đã tiêm vaccine phòng HPV vẫn nên thực hiện tầm soát theo khuyến cáo đối với từng lứa tuổi.

3. Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi tuy nhiên hay gặp nhất là phụ nữ trên 50 tuổi.

Ung thư buồng trứng có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi tuy nhiên hay gặp nhất là phụ nữ trên 50 tuổi.

Ung thư buồng trứng là khối u ác tính có xuất phát từ một hoặc cả hai buồng trứng. Theo thống kê tỷ lệ mắc bệnh ung thư buồng trứng khoảng 4,6/100.000 phụ nữ. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi tuy nhiên hay gặp nhất là phụ nữ trên 50 tuổi.

Mặc dù phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc ung thư buồng trứng, tỷ lệ mắc bệnh tăng theo tuổi. Phụ nữ không sinh con, hoặc sinh con đầu sau 35 tuổi có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn. Phụ nữ sử dụng liệu pháp hormone thay thế bằng estrogen đơn độc cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Phụ nữ có tiền sử bản thân hoặc gia đình có người mắc ung thư đại trực tràng không polyp di truyền (HNPCC hay hội chứng Lynch), bị ung thư buồng trứng hay ung thư vú, có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng dù không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào nêu trên.

Bệnh ung thư buồng trứng cũng giống như đa phần các bệnh ung thư khác đều không có các triệu chứng hay dấu hiệu sớm, mà phải đến giai đoạn muộn mới biểu hiện rõ ràng.

Những việc có thể làm:

Đi khám bác sĩ khi có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây trong vòng vài tuần trở lại đây:

● Chướng bụng kèm gầy sút cân.

● Rối loạn tiêu hóa (chướng hơi, đầy hơi, chán ăn).

● Đau vùng bụng hoặc hố chậu.

● Cảm giác mót tiểu thường xuyên.

Trao đổi với bác sĩ về những nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cũng như các xét nghiệm cần làm.

● Tránh xa thuốc lá.

● Giảm và giữ cân nặng ở ngưỡng khỏe mạnh.

● Vận động thể dục thường xuyên.

● Ăn uống theo thực đơn bổ dưỡng chứa nhiều hoa quả, rau và ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế/tránh thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn.

● Không nên uống rượu. Nếu uống, mỗi ngày uống không quá 1 ly.

● Bảo vệ làn da.

● Biết tiền sử bản thân và gia đình, cũng như các yếu tố nguy cơ.

● Khám định kỳ và tầm soát ung thư thường xuyên.

4. Ung thư nội mạc tử cung

Ung thư nội mạc tử cung thường gặp trong số các bệnh lý ung thư ở nữ giới.

Ung thư nội mạc tử cung thường gặp trong số các bệnh lý ung thư ở nữ giới.

Ung thư nội mạc tử cung (hay còn gọi là ung thư tử cung hay Carcinôm nội mạc tử cung) là bệnh ung thư phụ khoa thường gặp trong số các bệnh lý ung thư ở nữ giới. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phổ biến hơn trong khoảng 45-75 tuổi. Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung khi chẩn đoán là 60. Tuy nhiên, hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa dần.

Ung thư nội mạc tử cung thường gặp hơn ở những đối tượng thừa cân, béo phì, mắc bệnh đái tháo đường, hay dùng các sản phẩm có chứa hormone estrogen, tiền căn gia đình có người mắc bệnh ung thư đại tràng, buồng trứng hoặc nội mạc tử cung, mãn kinh trễ, có kinh sớm trước 12 tuổi, tiền căn có điều trị ung thư vú, ung thư buồng trứng, xạ trị vùng chậu, hội chứng buồng trứng đa nang hoặc tăng sản nội mạc tử cung không điển hình.

Những việc có thể làm:

Hiện nay, chưa có các phương tiện hữu hiệu giúp tầm soát tốt ung thư nội mạc tử cung. Cách tốt nhất để phát hiện sớm bệnh ung thư nội mạc tử cung giai đoạn sớm là đến thăm khám phụ khoa ngay khi có bất kỳ những triệu chứng bất thường như xuất huyết hoặc tiết dịch âm đạo bất thường...

Các phương pháp phổ biến giúp phát hiện bệnh:

● Khám lâm sàng và tư vấn tầm soát ung thư.

● Xét nghiệm Pap Smear (phết tế bào cổ tử cung).

● Soi tử cung.

● Sinh thiết nội mạc tử cung.

● ThinPrep Pap Test (xét nghiệm phết tế bào tử cung (Pap smear) được cải tiến).

Tin cùng chuyên mục

Suy thận điều trị có thể phục hồi không?

Suy thận điều trị có thể phục hồi không?

7:37 | 19/05/2024

Suy thận là bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Suy thận có chữa khỏi không, điều trị liệu có thể phục hồi thận?

4 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc hội chứng động mạch vành

4 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc hội chứng động mạch vành

7:36 | 17/05/2024

Động mạch vành là hệ thống mạch máu có chức năng nuôi dưỡng tim. Bệnh động mạch vành xảy ra khi lòng động mạch bị tắc nghẽn dẫn đến cơ tim thiếu dưỡng khí, làm bệnh nhân đau thắt ngực, đau tim thậm chí là tổn thương cơ tim.

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

7:34 | 15/05/2024

Mất nước là tình trạng cơ thể chúng ta sử dụng hoặc mất đi lượng nước nhiều hơn lượng nước được cung cấp hằng ngày.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.