Trào ngược dạ dày – nguyên nhân phổ biến gây viêm đường hô hấp ở trẻ

17:15 | 13/10/2022

Trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý viêm đường hô hấp ở trẻ. Vậy trong quá trình chăm sóc bé, phụ huynh cần lưu ý điều gì để tránh tình trạng trên? Hãy tìm hiểu về bệnh lý khá phổ biến nhưng ít người biết qua bài viết dưới đây.

Theo Ths.BS. Nguyễn Hy Quang, Khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện E, trào ngược dạ dày cũng là một trong những căn nguyên (cùng với nhiễm trùng vi khuẩn, virus) gây nên hoặc làm nặng hơn, kéo dài tình trạng viêm đường hô hấp trên và dưới. Tuy nhiên, vấn đề này thường không được để ý hay bị bỏ sót, chính vì vậy trẻ dễ tái phát các đợt ho, khò khè đờm (có thể kéo dài), các đợt viêm thanh quản, viêm phế quản/tiểu phế quản, viêm phổi, đợt cấp hen phế quản, viêm tai giữa.

Thực tế, nhiều bé sau khi khám, bác sĩ xác định chính xác vấn đề trào ngược dạ dày, được hướng dẫn tư vấn, điều chỉnh chế độ chăm sóc, ăn uống, sinh hoạt từ đó gần như tránh được các đợt dùng kháng sinh mỗi khi bị ho, giảm tần suất các đợt viêm tai giữa và rất hiếm khi tái phát trở lại viêm phế quản/tiểu phế quản, viêm phổi. Các nghiên cứu trên thế giới về viêm tai giữa ở trẻ em chỉ ra trong dịch tai giữa có sự hiện diện của acid dạ dày, và dấu vết DNA vi khuẩn Hp ở niêm mạc tai giữa.

Trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân gây nên hoặc làm nặng hơn, kéo dài tình trạng viêm đường hô hấp trên và dưới của trẻ nhỏ.

Trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân gây nên hoặc làm nặng hơn, kéo dài tình trạng viêm đường hô hấp trên và dưới của trẻ nhỏ.

Trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày là tình trạng thức ăn từ dạ dày trào ngược trở lại lên thực quản, thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ em và cả người lớn.

Trào ngược dạ dày ở trẻ có thể là sinh lý hoặc bệnh lý, tuỳ từng loại mới có ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khoẻ của trẻ.

Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ

Sỡ dĩ trẻ nhỏ (đặc biệt trẻ dưới 6 tháng - 1 tuổi) dễ bị trào ngược nguyên nhân chủ yếu là do cấu tạo giải phẫu hệ tiêu hóa trẻ chưa hoàn thiện:

- Cơ thắt tâm vị (cơ vòng ở cửa vào dạ dày) yếu, chưa đóng kín.

- Cơ thắt môn vị (cơ vòng ở cửa ra dạ dày) phát triển tốt nhưng hoạt động chi phối thần kinh thực vật chưa hài hòa, dễ bị đóng gấp.

- Dạ dày bé nằm ngang hơn, thực quản ngắn, đường ruột bên dưới dạ dày ngắn, thẳng và chưa gấp khúc nhiều.

- Ngoài ra còn do chế độ ăn uống, sinh hoạt hay đặc tính hiếu động của trẻ (sau ăn vẫn bò trườn, chơi đùa, chạy nhảy), khi trẻ bị sốt cao (gây suy yếu lớp màng nhầy bảo vệ dạ dày), trẻ bị tâm lý (gây tăng co thắt dạ dày, thực quản), dùng thuốc hạ sốt, kháng sinh, chống viêm (Mekocetin, Medrol...), long đờm Acetylcystein (Acemuc, ACC) đều tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.

Do cấu tạo hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện nên dễ dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày.

Do cấu tạo hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện nên dễ dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày.

Tại sao trào ngược dại dày gây ho đờm

Trào ngược dạ dày là một bệnh lý thường gặp của đường tiêu hoá. Xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới bị yếu, chúng mở ra ngay cả khi không có thức ăn xuống dạ dày. Điều này khiến cho axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản và gây ra các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, ợ chua, buồn nôn,…

Ở những bệnh nhân bị trào ngược nghiêm trọng, lượng thức ăn và axit khi bị đẩy lên trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và vi rút tấn công, phát triển và khiến cổ họng bị tổn thương. Khi ấy, các biểu mô ở đường hô hấp sẽ tiết ra chất nhầy để ngăn chặn tác nhân gây bệnh, bảo vệ cổ họng và các bộ phận khác của đường hô hấp. Đây chính là cơ chế gây ho đờm khi bị trào ngược dạ dày.

Trào ngược dạ dày gây ho đờm thường xảy ra vào ban đêm khi nằm ngủ. Bệnh sẽ nặng nề hơn trong lúc ngủ và khi mới ngủ dậy vì trong thời gian này, dạ dày sẽ nằm ngang so với thực quản và làm tăng nguy cơ bị trào ngược. Cùng với tình trạng ho có đờm, trào ngược dạ dày còn làm tăng nguy cơ mắc viêm họng, ho và một số bệnh lý về đường hô hấp khác.

Trào ngược dạ dày khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm họng, ho...

Trào ngược dạ dày khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm họng, ho...

Biến chứng trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày ở trẻ nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, cụ thể:

- Biến chứng về tiêu hóa: Trẻ bị viêm thực quản với nhiều mức độ khác nhau, từ đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống của trẻ. Nghiêm trọng nhất là bị barrett thực quản – thực quản bị viêm, đường thực quản hẹp dẫn đến việc lưu thông thức ăn từ miệng xuống dạ dày gặp nhiều khó khăn.

- Biến chứng về hô hấp: Trẻ thở bị khò khè, ho kéo dài, và điều trị thông thường không giúp trẻ thuyên giảm các triệu chứng. Khi bị trào ngược, axit từ dạ dày sẽ trào lên thực quản khiến dây thanh ở cổ họng dày lên, làm cho bé bị khò khè, khàn giọng. Nặng hơn, trào ngược dạ dày trẻ em còn liên quan đến tình trạng hen suyễn ở trẻ.

- Biến chứng về răng miệng và tai-mũi-họng: Trẻ bị trào ngược bệnh lý có thể bị viêm tai, viêm xoang, mòn răng, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, lâu dài ảnh hưởng đến sự phát triển về hành vi của trẻ.

Trào ngược dạ dày ở trẻ nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là về hô hấp.

Trào ngược dạ dày ở trẻ nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là về hô hấp.

Điều trị trào ngược dạ dày

Khi dạ dày bị trào ngược xuất hiện thêm ho đờm thì có nghĩa bệnh đã nặng hơn. Các triệu chứng và số lần trào ngược xuất hiện thường xuyên gây tổn thương hệ hô hấp. Lúc này, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chỉ định thuốc phù hợp. Các loại thuốc thường được sử dụng trong trường hợp này bao gồm:

- Thuốc kháng axit: Giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày và nhanh chóng làm giảm các triệu chứng do trào ngược axit dạ dày gây ra.

- Thuốc ức chế thụ thể H2: Có tác dụng kiểm soát lượng axit dạ dày bằng cách ức chế quá trình sản xuất axit của các tế bào.

- Thuốc ức chế bơm proton: Có tác dụng ức chế số lượng thụ thể tạo axit dạ dày giúp làm giảm chứng ợ nóng và trào ngược axit, làm cho vết loét dạ dày mau lành hơn.

Cần lưu ý không được tự ý mua thuốc, sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. Dùng thuốc khi chưa được thăm khám hay kê đơn có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí khiến bệnh trầm trọng hơn.

Cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Phòng ngừa trào ngược dạ dày ở trẻ

Chia sẻ về một số lưu ý để phòng ngừa trào ngược (đặc biệt khi trẻ đang bị ho đờm, khò khè, viêm đường hô hấp trên/dưới) Ths.BS. Nguyễn Hy Quang cho biết:

- Không cho trẻ ăn/bú ở tư thế nằm, không để trẻ ăn nhiều quá, không ăn đồ chua cay, nhiều dầu mỡ. Với trẻ nhỏ dưới 6 - 12 tháng nếu đang bị trào ngược sau mỗi cữ bú nên tiến hành vỗ ợ hơi.

- Để trẻ ngủ với gối đầu nâng cao 30 độ (không gây ảnh hưởng tới cột sống trẻ).

- Tránh ăn kẹo sô-cô-la, bạc hà, đồ uống có gas (coca-cola, pepsi...), nước hoa quả chua (cam, quýt, bưởi..), đu đủ, chuối (tránh ăn lúc đói)…

- Tránh ăn sữa chua/uống sữa lúc đói, đặc biệt tránh uống sữa đêm/ngày trước khi ngủ.

- Tránh dùng thuốc hạ sốt, kháng sinh, chống viêm, long đờm Acetylcystein khi đang đói/dạ dày rỗng, đặc biệt hạ sốt nhóm Ibuprofen (Brufen, Sotstop..) vì dễ gây kích ứng dạ dày.

Tin cùng chuyên mục

4 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc hội chứng động mạch vành

4 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc hội chứng động mạch vành

7:36 | 17/05/2024

Động mạch vành là hệ thống mạch máu có chức năng nuôi dưỡng tim. Bệnh động mạch vành xảy ra khi lòng động mạch bị tắc nghẽn dẫn đến cơ tim thiếu dưỡng khí, làm bệnh nhân đau thắt ngực, đau tim thậm chí là tổn thương cơ tim.

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

7:34 | 15/05/2024

Mất nước là tình trạng cơ thể chúng ta sử dụng hoặc mất đi lượng nước nhiều hơn lượng nước được cung cấp hằng ngày.

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

7:33 | 11/05/2024

Các bệnh đường hô hấp thường gặp khi thời tiết nắng nóng là viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang. Phòng ngừa bệnh hô hấp bằng cách uống đủ nước, tiêm phòng vaccine

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.