Trẻ bị nghi nhiễm Andenovirus cần làm những xét nghiệm gì, mất thời gian bao lâu?

10:40 | 26/09/2022

Dịch Andenovirus đang diễn biến hết sức phức tạp với số ca nhiễm ở trẻ em không ngừng tăng. Để biết chính xác trẻ đã bị nhiễm Andenovirus hay chưa các bác sỹ sẽ phải làm những xét nghiệm gì, mất thời gian bao lâu để cho kết quả chính xác?

Mới đây để giải đáp thắc mắc của người dân liên quan đến việc chuẩn đoán nhiễm virus Adeno, PGS.TS Phùng Thị Bích Thủy, Trưởng khoa Sinh học phân tử các bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương đã có những chia sẻ với báo chí như sau: "Khi trẻ có biểu hiện nghi ngờ mắc Adenovirus sẽ được làm các xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán, cụ thể như: Xét nghiệm máu, chụp X-Quang tim phổi, xét nghiệm xác định căn nguyên bằng kỹ thuật Realtime PCR. Hiện tại Bệnh viện Nhi Trung ương đang áp dụng kỹ thuật Realtime PCR xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm lấy từ dịch hô hấp của người bệnh để chẩn đoán xác định Adenovirus và tuýp virus Adeno gây bệnh".

Diễn biến dịch Andeno virus đang khá phức tạp khi trẻ có biểu hiện nghi ngờ mắc sẽ được làm các xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán (ảnh Bệnh viện Nhi Trung ương).

Diễn biến dịch Andeno virus đang khá phức tạp khi trẻ có biểu hiện nghi ngờ mắc sẽ được làm các xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán (ảnh Bệnh viện Nhi Trung ương).

Theo PGS.TS Phùng Thị Bích Thủy, thời gian xét nghiệm dao động từ 70 phút đến 5 tiếng và độ chính xác lên tới 95- 99%, với 3 loại xét nghiệm gồm: Xét nghiệm Realtime PCR đơn mồi để xác định riêng Adenovirus (thời gian xét nghiệm từ 4- 5 tiếng); xét nghiệm Realtime PCR đa mồi để xác định cùng lúc 7 loại virus, trong đó có Adenovirus (thời gian xét nghiệm từ 4- 5 tiếng); xét nghiệm Realtime PCR nhanh trong vòng 70 phút để phát hiện cùng lúc 22 loại virus, trong đó có Adenovirus.

Sau khi xét nghiệm khẳng định, trẻ bị nhiễm Adenovirus khi nhập viện sẽ được cách ly tại các phòng bệnh riêng biệt để tránh lây nhiễm.

Việc điều trị cho các ca nhiễm virus Adeno phải nhập viện sẽ theo phác đồ với các mức độ bệnh đã được xây dựng. Theo đó, trẻ mắc bệnh sẽ được hỗ trợ hô hấp (thở oxy hoặc thở máy) khi cần, sử dụng kháng sinh trong trường hợp bị bội nhiễm viêm phổi.

Trẻ mắc bệnh được điều trị các triệu chứng bằng cách: Hạ sốt khi trẻ sốt cao, bù nước điện giải, bổ sung dinh dưỡng, sử dụng thuốc kháng virus đặc hiệu với những trường hợp nặng, suy giảm miễn dịch (thuốc kháng virus không được chỉ định thường quy cho tất cả bệnh nhân).

Tin cùng chuyên mục

Tiêm phòng cúm có gây tác dụng phụ không?

Tiêm phòng cúm có gây tác dụng phụ không?

7:39 | 24/04/2024

Cũng như nhiều loại thuốc khác, một số tác dụng phụ khác nhau có thể liên quan đến việc tiêm phòng cúm hoặc vaccine cúm dạng xịt mũi… Việc gặp phải một số tác dụng phụ là điều bình thường.

Nam sinh nghèo rửa bát thuê đỗ ĐH Oxford hiện ra sao sau 30 năm?

Nam sinh nghèo rửa bát thuê đỗ ĐH Oxford hiện ra sao sau 30 năm?

12:00 | 23/04/2024

Từ cậu bé sống khu ổ chuột, rửa bát thuê từng ngày để sống, sau 30 năm, Vi Minh Ân trở thành doanh nhân nổi tiếng và là thành viên Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Hạ viện Anh.

Trái ngược với chung cư 'sốt giá', biệt thự Hà Nội cắt lỗ đến cả triệu đô

Trái ngược với chung cư 'sốt giá', biệt thự Hà Nội cắt lỗ đến cả triệu đô

7:28 | 21/04/2024

Nhiều biệt thự đơn lập tại một dự án ở Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đang được rầm rộ rao bán cắt lỗ tới hàng triệu đô khiến nhiều người sửng sốt và cho rằng không loại trừ khả năng nhà đầu tư hay môi giới thông đồng tạo thông tin để làm nóng thị trường.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.