Trẻ từ 7 tuổi sẽ có quyền góp ý kiến xây dựng văn bản về trẻ em

7:05 | 06/10/2018

Việt Nam là một trong những quốc gia sớm quan tâm đến việc bảo vệ quyền trẻ em, là nước đầu tiên của Châu Á và là nước thứ hai thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em.

Theo Vietnamnet.vn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa công bố dự thảo Thông tư hướng dẫn quy trình lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng văn bản về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em.

Dự thảo nêu rõ việc lấy ý kiến của trẻ em phải bảo đảm để trẻ em tham gia tự nguyện, chủ động, phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ; cung cấp đầy đủ thông tin cho trẻ em; không phân biệt đối xử, không trù dập, kỳ thị khi trẻ em bày tỏ hoặc không bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em khi tham gia lấy ý kiến.

 Ý kiến, nguyện vọng của trẻ em và ý kiến của Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em phải được tôn trọng, lắng nghe, tiếp thu, phản hồi đầy đủ, kịp thời, khách quan, trung thực.

Người thực hiện lấy ý kiến của trẻ em phải có kiến thức, thái độ thân thiện, kỹ năng phù hợp với trẻ em.

Laodong.vn đưa tin, về chuẩn bị lấy ý kiến của trẻ em, dự thảo quy định gồm xác định những nội dung cần lấy ý kiến của trẻ em; xây dựng bộ công cụ lấy ý kiến của trẻ em bảo đảm khoa học, ngắn gọn, đơn giản và phù hợp với hình thức lấy ý kiến của trẻ em.

Lựa chọn trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên tham gia lấy ý kiến theo cơ cấu phù hợp về độ tuổi, giới tính, dân tộc, hoàn cảnh và sự phát triển của trẻ em.

Hình thức lấy ý kiến của trẻ em gồm: Phiếu lấy ý kiến của trẻ em; diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm; thông qua điện thoại; thông qua môi trường mạng.

Cơ quan, tổ chức thực hiện lấy ý kiến của trẻ em lập Báo cáo kết quả lấy ý kiến của trẻ em gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản tổng hợp ý kiến của trẻ em vào nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hồ sơ trình thẩm định, thẩm tra văn bản; tiếp thu những ý kiến phù hợp, bổ sung, chỉnh sửa vào dự thảo văn bản trước khi ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Sau khi văn bản được ban hành, chậm nhất 60 ngày, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản phải thông tin, phản hồi cho trẻ em về những ý kiến đã được tiếp thu, quy định trong văn bản; giải thích, trả lời những ý kiến, nguyện vọng của trẻ em không được tiếp thu.

Dự thảo Thông tư đang được lấy ý kiến trên cổng thông tin điện tử của Bộ LĐ-TB&XH đến hết ngày 27/11/2018.

Tin cùng chuyên mục

Ăn chuối vào bữa sáng có giảm cân không? Tác động bất ngờ với cơ thể khi bạn ăn chuối buổi sáng

Ăn chuối vào bữa sáng có giảm cân không? Tác động bất ngờ với cơ thể khi bạn ăn chuối buổi sáng

6:47 | 29/05/2022

Chuối rất ngon và tốt cho sức khỏe. Chúng chứa một số chất dinh dưỡng thiết yếu và có lợi cho tiêu hóa, tim mạch. Với nhiều lợi ích như vậy, có nên ăn chuối vào bữa sáng?

Hệ thống cửa hàng mẹ bầu và em bé An Ú - Shop mẹ và bé uy tín chất lượng

Hệ thống cửa hàng mẹ bầu và em bé An Ú - Shop mẹ và bé uy tín chất lượng

12:00 | 24/05/2022

“Mua hàng ở An Ú, mình hoàn toàn an tâm về chất lượng cũng như giá cả” - đó là những chia sẻ rất xúc tích của chị Đinh Thảo - 27 tuổi ở Bắc Ninh.

Nongshim và kế hoạch trong tương lai ở thị trường Việt Nam

Nongshim và kế hoạch trong tương lai ở thị trường Việt Nam

16:08 | 23/05/2022

Mì Shin Xào sản phẩm mới ra mắt của Nongshim hứa hẹn gây bão ở thị trường Việt Nam trong tương lai gần

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.