Vàng da sơ sinh: Cẩn trọng với biến chứng ở trẻ do bất tương hợp nhóm máu mẹ và con

10:16 | 02/11/2022

Vàng da sơ sinh là tăng phá hủy hồng cầu giảm chức năng của men chuyển hóa do gan sản xuất và chu trình ruột gan tăng. Trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da do bất hợp nhóm máu giữa mẹ và con có thể gây biến chứng nặng nguy hại đến sức khỏe của trẻ.

Khoa Sơ sinh (Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng) mới tiếp nhận bé sơ sinh nam 3 ngày tuổi vào viện trong tình trạng da vàng đậm toàn thân. Bệnh nhi được sinh tại Bệnh viện huyện Kim Thành (Hải Dương), sau đẻ 1 ngày trẻ có vàng da và được chiếu đèn tại bệnh viện huyện từ sáng đến chiều (chiếu đèn được 12 giờ). Tuy nhiên, sau khi ngừng chiếu đèn, ngày hôm sau bệnh nhi xuất hiện quấy khóc, bỏ bú gia đình cho đến nhập viện tại khoa Sơ sinh Bệnh viện trẻ em Hải Phòng điều trị.

Ghi nhận tình trạng lúc nhập viện, trẻ sơ sinh bị vàng da mức tăng Bilirubin có thể gây tổn thương não. Nhận thấy đây là một trường hợp nặng, có thể biến chứng thần kinh, do bất đồng nhóm máu ABO mẹ con, bệnh nhi được các bác sĩ chỉ định thay máu toàn phần cấp cứu.

Các bác sĩ triển khai kỹ thuật thay máu cho bệnh nhi bị vàng da sơ sinh. Ảnh: BVCC

Các bác sĩ triển khai kỹ thuật thay máu cho bệnh nhi bị vàng da sơ sinh. Ảnh: BVCC

Sau một thời gian điều trị, bệnh nhi tỉnh, vàng da giảm nhiều, bú tốt, không tăng trương lực cơ, không dấu thần kinh. Dự kiến, bệnh nhi sẽ được ra viện trong một vài ngày tới.

BSCKII. Lê Thị Minh Luyến, Trưởng Khoa Sơ sinh cho biết: Vàng da sơ sinh tán huyết do bất tương hợp nhóm máu hệ ABO mẹ và con chỉ xảy ra khi mẹ nhóm máu O, con nhóm máu A hoặc B. Nếu trẻ sơ sinh bị vàng da quá mức, chất độc sẽ ngấm vào não gây biến chứng thần kinh bất hồi phục. Đây là một trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da nặng, nếu chậm trễ, không được thay máu toàn phần kịp thời có thể dẫn đến biến chứng thần kinh nghiêm trọng, thậm chí có thể tử vong.

Thay máu là biện pháp cơ học để lấy đi nhanh chóng bilirubin đã được hình thành trong máu, cũng như lấy nhanh khỏi cơ thể trẻ những hồng cầu bị kháng thể bám vào hay đã vỡ một phần, một lượng lớn kháng thể gây tán huyết ở trẻ trong trường hợp bất tương hợp nhóm máu và giúp điều trị thiếu máu.

Sau thời gian điều trị sức khỏe bệnh nhi tiến triển tốt. Ảnh: BVCC

Sau thời gian điều trị sức khỏe bệnh nhi tiến triển tốt. Ảnh: BVCC

Các bác sĩ khuyến cáo: Trong những ngày đầu sau sinh, cần theo dõi sát trẻ để phát hiện bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Đặc biệt trong thời tiết se lạnh như hiện nay, việc quấn ủ trẻ con quá kỹ, không quan sát được toàn thân trẻ là lý do chính khiến tỉ lệ trẻ sơ sinh bị vàng da nặng tăng cao hơn. Bệnh lý não do bilirubin, biện pháp điều trị hiệu quả là ánh sáng liệu pháp và thay máu, phơi nắng không làm giảm vàng da.

Bệnh vàng da sơ sinh xảy ra ở giai đoạn nào?

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là tăng phá hủy hồng cầu giảm chức năng của men chuyển hóa do gan sản xuất và chu trình ruột gan tăng. Tăng bilirubin gián tiếp trong máu có thể diễn tiến nặng đến vàng da nhân, biến chứng này còn tùy thuộc nhiều yếu tố: non tháng hay đủ tháng, trẻ khỏe hay bệnh lý, bất đồng nhóm máu.

Thời gian xuất hiện trẻ sơ sinh bị vàng da:

- Sớm (1-2) ngày: huyết tán (đồng nhóm máu ABO, nhóm máu khác).

-Từ 3-10 ngày phổ biến có biến chứng hoặc không biến chứng.

- Muộn ngày 14 trở đi: vàng da sữa mẹ, vàng da tăng bilirubin trực tiếp.

- Bỏ bú, co giật.

Tại sao cần phải phát hiện và điều trị sớm vàng da sơ sinh?

Trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da do bệnh lý, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh (còn gọi là vàng da nhân) do bilirubin gián tiếp thấm vào não mà hậu quả là trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời.

Cách phát hiện bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Cha mẹ cần theo dõi vàng da ở trẻ sơ sinh dưới ánh sáng mặt trời hằng ngày. Dùng tay ấn vào vùng trán, mặt, ngực, bụng, trên rốn, dưới rốn, đùi, cẳng chân, bàn chân, bàn tay… của trẻ để xác định trẻ sơ sinh bị vàng da. Một số em bé da đỏ sẽ khó thấy, nên khi ấn vào thấy để lại màu vàng của da phía dưới chỗ ấn. Đây là cách nhận biết vàng da dễ nhất mà cha mẹ có thể lưu ý để theo dõi trẻ.

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh được chia thành 2 mức độ:

- Nhẹ: Da hơi vàng ở mặt, thân mình; trẻ vẫn bú tốt.

- Nặng: Da vàng sậm, lan xuống tay, chân; trẻ bú kém, bỏ bú; hoặc vàng da xuất hiện sớm, trong vòng 1-2 ngày sau sinh. Những trẻ sinh non, nhiễm trùng, sinh ngạt dễ bị vàng da nặng.

vang da so sinh3

Cách phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Vàng da sinh lý:

- Vàng da sinh lý thường xuất hiện từ ngày thứ 3 đến 5 sau sinh.

- Thường không kéo dài quá 1 tuần ở trẻ đủ tháng và 2 tuần ở trẻ non tháng.

- Vàng nhẹ, thường từ mặt đến thân, chi, vàng nhạt dần.

- Thể trạng chung: bình thường.

- Phân vàng, tiểu trong.

Vàng da bệnh lý:

- Vàng da xuất hiện sớm hoặc muộn, kéo dài trên 14 ngày.

- Vàng nhẹ hoặc đậm. Xuất hiện ngay vàng toàn thân. Vàng tăng dần. - Thể trạng chung: kém.

- Phân vàng hoặc bạc màu, nước tiểu vàng.

Trẻ sơ sinh bị vàng da khi nào cần đưa đi khám?

- Vàng da xuất hiện sớm trước 48 giờ tuổi.

- Vàng toàn thân, vàng đến cả lòng bàn tay, lòng bàn chân.

- Vàng da kéo dài trên 1 tuần đối với trẻ đủ tháng, trên 2 tuần với trẻ non tháng.

- Trẻ bị vàng da kèm các dấu hiệu bất thường khác như bú kém, co giật, sốt, phân bạc màu...

Để nhận định được đúng dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh yêu cầu cần bộc lộ vùng da của trẻ dưới ánh sáng tự nhiên là tốt nhất hoặc ánh sáng trắng. Do vậy, bố mẹ cần quan sát màu sắc da của con mình hàng ngày dưới ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng đèn trắng để phát hiện sớm dấu hiệu vàng da sơ sinh.

Tin cùng chuyên mục

4 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc hội chứng động mạch vành

4 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc hội chứng động mạch vành

7:36 | 17/05/2024

Động mạch vành là hệ thống mạch máu có chức năng nuôi dưỡng tim. Bệnh động mạch vành xảy ra khi lòng động mạch bị tắc nghẽn dẫn đến cơ tim thiếu dưỡng khí, làm bệnh nhân đau thắt ngực, đau tim thậm chí là tổn thương cơ tim.

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

7:34 | 15/05/2024

Mất nước là tình trạng cơ thể chúng ta sử dụng hoặc mất đi lượng nước nhiều hơn lượng nước được cung cấp hằng ngày.

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

7:33 | 11/05/2024

Các bệnh đường hô hấp thường gặp khi thời tiết nắng nóng là viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang. Phòng ngừa bệnh hô hấp bằng cách uống đủ nước, tiêm phòng vaccine

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.