Vì sao phụ nữ mang thai dễ mắc cúm A?

17:14 | 28/07/2022

Cúm A là bệnh lý thường gặp ở mọi đối tượng và sẽ khỏi sau vài ngày nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, phụ mang thai mắc cúm A rất đáng ngại vì virus cúm có thể gây một số tác hại đối với thai nhi.

BSCKI Dương Ngọc Vân (Chuyên khoa – Sản khoa, Bệnh viện Đa khoa Medlatec) cho biết, phụ nữ mang thai với những thay đổi bất thường trong cơ thể cùng sự suy giảm của hệ miễn dịch là đối tượng virus cúm A dễ tấn công. Đối với người bình thường khi bị nhiễm cúm A đã đáng lo ngại, với phụ nữ mang thai thì càng phức tạp và nguy hiểm hơn. Bởi virus cúm có thể gây một số tác hại đối với thai nhi, nhất là những trường hợp không có biện pháp điều trị bệnh phù hợp.

1. Vì sao bà bầu dễ bị cúm A?

Phụ nữ mang thai dễ mắc cúm A bởi khi mang thai cơ thể có nhiều thay đổi, nội tiết tố thay đổi, hệ miễn dịch yếu hơn khiến cho sức đề kháng suy giảm, cơ thể nhạy cảm hơn và dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, ở giai đoạn đầu thai kỳ, thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển nhiều bộ phận của cơ thể khiến cho thai phụ cũng có những thay đổi nhất định. Đặc biệt, mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh. Hệ thống miễn dịch của mẹ giảm sút khiến mẹ bầu dễ bị ho, cảm lạnh và cúm.

Bên cạnh những nguyên nhân trên, sự thay đổi thời tiết, thay đổi môi trường sống xung quanh cũng khiến thai phụ dễ bị cúm. Việc tiếp xúc với những người đang bị cúm cũng khiến thai phụ bị lây nhiễm chéo do virus gây cúm từ nước bọt, đờm của người bệnh thông qua không khí, lây nhiễm sang người bình thường.

Phụ nữ mang thai dễ mắc cúm A bởi khi mang thai cơ thể có nhiều thay đổi.

Phụ nữ mang thai dễ mắc cúm A bởi khi mang thai cơ thể có nhiều thay đổi.

2. Nhiễm cúm A, phụ nữ mang thai có các triệu chứng

Nhiễm trùng họng gây đau, sưng, ho.

Hắt hơi, chảy nước mũi.

Đau mỏi toàn thân hoặc đau đầu, đau cơ.

Mệt mỏi dẫn tới chán ăn.

Có thể sốt hoặc ớn lạnh.

Khó thở.

Tê bì tay chân.

Buồn nôn.

3. Tại sao cúm A dễ gây biến chứng trên thai phụ?

Phụ nữ mang thai là đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ hàng đầu bị nhiễm các căn bệnh lây truyền do virus hoặc vi khuẩn, trong số đó có bệnh cúm A.

Cúm A là bệnh lý thường gặp ở mọi đối tượng và sẽ khỏi sau vài ngày nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, phụ mang thai mắc cúm A rất đáng ngại vì virus cúm có thể gây một số tác hại đối với thai nhi. Khi bước vào giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu sẽ có những thay đổi nhất định về cơ thể từ trong ra ngoài.

Khi bắt đầu mang thai, nội tiết tố trong cơ thể của thai phụ cũng bắt đầu thay đổi, thêm vào đó, hệ miễn dịch cũng bị suy giảm đáng kể. Điều này khiến cho khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các loại dịch bệnh bị yếu đi, tạo cơ hội thuận lợi cho các loại virus xâm nhập vào và gây bệnh.

Phụ nữ mang thai khi nhiễm cúm thường dễ gặp phải các biến chứng nặng và thời gian lành bệnh cũng lâu hơn bình thường. Trung bình đối với người bình thường, bệnh cúm thường kéo dài từ 3 - 4 ngày nhưng đối với phụ nữ mang thai có thể lâu hơn vài ngày. Biến chứng nguy hiểm nhất là gây viêm phổi do virus. Trong suốt thời gian mang thai, nhu cầu oxy dành cho thai phụ luôn lớn hơn bình thường, trong khi đó, hệ miễn dịch bị suy yếu và nhạy cảm với các loại virus bên ngoài môi trường, do vậy, biến chứng viêm phổi ở phụ nữ mang thai sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai thường có tỷ lệ tử vong do cúm cao hơn những đối tượng bị nhiễm bệnh khác.

Phụ nữ mang thai là đối tượng hàng đầu mắc phải các biến chứng nguy hiểm do cúm.

Phụ nữ mang thai là đối tượng hàng đầu mắc phải các biến chứng nguy hiểm do cúm.

4. Các biến chứng cúm ở thai phụ

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai là đối tượng hàng đầu mắc phải các biến chứng nguy hiểm do cúm. Biến chứng phổ biến nhất là viêm phế quản, nghiêm trọng hơn là viêm phổi. Ngoài ra còn có một số biến chứng khác ít phổ biến hơn, bao gồm:

Viêm tai giữa.

Viêm màng não.

Viêm não.

Sốc nhiễm khuẩn (nhiễm trùng máu dẫn tới giảm huyết áp nghiêm trọng).

Viêm nội tâm mạc.

Mang thai mắc cúm A, nhất là ở giai đoạn ba tháng đầu của thai kỳ có thể dẫn tới các nguy cơ như sinh con non, dị tật bẩm sinh ở thai nhi (tim bẩm sinh, hở hàm ếch, tổn thương não bộ, phát triển chậm), thậm chí dẫn tới thai chết lưu hoặc thai nhi bị tử vong sau sinh.

Thai phụ cũng nên thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu thấy các triệu chứng cúm không cải thiện và trở nên nghiêm trọng hơn như:

Khó thở hoặc thở khó.

Đau hoặc cảm thấy áp lực dai dẳng ở ngực hoặc bụng.

Chóng mặt dai dẳng hoặc cảm thấy mê mệt, không tỉnh táo.

Co giật.

Không đi tiểu.

Đau cơ nghiêm trọng.

Sốt hoặc ho đã giảm sau đó lại bị lại nghiêm trọng.

Sốt cao.

Giảm hoặc không thấy cử động của em bé.

5. Mắc cúm A, phụ nữ mang thai có được uống thuốc?

Mang thai mắc cúm A, việc sử dụng thuốc ở mẹ bầu gặp khó khăn hơn rất nhiều vì có nhiều loại thuốc cúm có thể gây tác dụng phụ nguy hại khiến thai nhi bị dị tật, gây sảy thai và nhiễm độc thai nghén, nhất là đối với mẹ bầu bị cúm vào 3 tháng đầu thai kỳ.

Tuy nhiên, hiện nay cũng có một số loại thuốc trị cúm an toàn cho bà bầu. Thai phụ nên đi khám để được bác sĩ kê đơn. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống vì có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi.

Mắc cúm A, việc sử dụng thuốc ở phụ nữ mang thai cần có chỉ định của bác sĩ.

Mắc cúm A, việc sử dụng thuốc ở phụ nữ mang thai cần có chỉ định của bác sĩ.

6. Bà bầu bị cúm A cần lưu ý những gì?

Mang thai mắc cúm A, mẹ bầu cần cẩn thận, ngay khi có triệu chứng nghi ngờ, nên đến cơ sở y tế để được khám xác định và hướng dẫn cách khắc phục. Những việc nên làm đó là:

Thăm khám bác sĩ để được chỉ dẫn: Mắc cúm A, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để xác định được nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp. Cũng nhờ đi khám, mẹ biết được tình trạng sức khỏe của mình và nhận được những tư vấn hữu ích từ bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt khoa học để có được một thai kỳ khỏe mạnh.

Không tự ý dùng thuốc: Một số loại có thể gây hại, thậm chí là dị tật cho thai nhi nên chỉ dùng thuốc nếu được bác sĩ chỉ định.

Cách ly ở phòng riêng: Đây là biện pháp hạn chế việc bệnh có thể lây cho người trong gia đình hoặc những người sống xung quanh. Phòng ở tốt nhất nên có nhà vệ sinh khép kín, nếu không có, khi ra ngoài phải đeo khẩu trang, hạn chế chạm vào vật dụng xung quanh, rửa tay thường xuyên.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng: Phụ nữ khi mang thai, chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo đầy đủ để cung cấp cho cả mẹ và con, khi bị bệnh lại càng cần chú ý hơn. Nên ăn đủ chất, bổ sung thêm trái cây nhiều vitamin C thuộc họ cam quýt bởi chúng rất tốt cho việc tăng cường đề kháng, chống bệnh tật. Các loại rau, nhất là loại có màu xanh đậm cũng chứa nhiều vitamin bổ dưỡng cho cơ thể nên rất tốt để tăng cường sức khỏe.

Chú ý về sinh hoạt: Tắm nước ấm để đào thải độc tố và giúp máu được lưu thông. Cần nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, đúng giờ, không nên lo lắng thái quá, tránh căng thẳng, mệt mỏi khiến cho bệnh thêm trầm trọng.

Phụ nữ mang thai nên đi khám sớm hoặc thực hiện xét nghiệm cúm A để được chỉ định điều trị phù hợp.

Phụ nữ mang thai nên đi khám sớm hoặc thực hiện xét nghiệm cúm A để được chỉ định điều trị phù hợp.

7. Phương pháp phòng bệnh cúm A cho phụ nữ mang thai

Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các nguồn bệnh như: người đang bị bệnh, khu vực có dịch, gia cầm tươi sống hoặc những nơi có đông người tập trung, nơi ô nhiễm.

Ăn uống, nghỉ ngơi, vận động hợp lý để tăng cường sức khỏe.

Nếu có kế hoạch mang thai nên tiêm phòng cúm để tạo nên hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus gây bệnh.

Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ bằng việc rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Giữ phòng ốc thông thoáng, sạch sẽ, được dọn dẹp thường xuyên.

Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Uống nhiều nước trong ngày giúp loãng đờm và đào thải độc tố.

Xúc miệng thường xuyên với nước muối, nhỏ mũi, mắt hàng ngày, nhất là trong giai đoạn bệnh dịch đang diễn ra.

Nghỉ ngơi đầy đủ và thường xuyên tập thể dục.

Nếu có biểu hiện nghi ngờ, nên đi khám sớm hoặc thực hiện xét nghiệm cúm A để được chỉ định điều trị phù hợp.

Tin cùng chuyên mục

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8:26 | 19/04/2024

Nếu bạn muốn sống đến 100 tuổi, chuyên gia dinh dưỡng và tuổi thọ người Mỹ cho biết có một loại thực phẩm đặc biệt mà bạn nên ăn hằng ngày, đó là rau lá xanh.

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

8:24 | 17/04/2024

Nếu bạn bị cao huyết áp, hãy tham khảo từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8:23 | 15/04/2024

Bệnh đột quỵ thường diễn biến bất ngờ và ngày càng trẻ hóa. Đối với nam giới có thói quen hút thuốc và thường xuyên bia rượu cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.