VIDEO: 8 sự thật về bộ gen có thể bạn chưa biết

8:55 | 22/10/2022

Mỗi người có hai bản sao của một gen, một bản sao từ người bố và một bản còn lại đến từ người mẹ. Phần lớn các gen ở mỗi người đều tương tự nhau, nhưng cũng có khoảng gần 1% tổng số khác biệt giữa người với người, sự khác biệt này tạo nên điểm đặc trưng của từng cá thể.

1. Ngày 28/2/1953, Francis Crick và James Watson đã tìm ra cấu trúc của ADN. Cấu trúc đó là một "xoắn kép", có thể "giải nén" riêng thành hai sợi dài để làm cho các bản sao của chính nó. Phát hiện này đã khẳng định những nghi ngờ rằng ADN mang thông tin di truyền của sinh vật.

2. Cơ thể con người được tạo thành từ 100 nghìn tỷ tế bào. Mỗi tế bào có ít nhất một hạt nhân, nơi chứa nhiễm sắc thể. Chiều dài của ADN trong nhân mỗi tế bào dài khoảng 1,8 m. Tuy nhiên nó được nén, được xoắn cuộn thật chặt để cuối cùng chỉ còn khoảng 0,0001 cm.

3. Có 33 gen bị ngưng hoạt động trong gen người. Khi so sánh ở loài chuột người ta thấy các gen này vẫn hoạt động tốt. 10 trong số 33 gen này lại có chức năng trong việc sản xuất các protein có chức năng ngửi mùi. Khả năng ngửi mùi của con người còn thua xa loài gặm nhấm.

4. Nếu tất cả các ADN trong 100 nghìn tỷ tế bào của cơ thể con người được đặt từ đầu đến cuối, nó sẽ gấp hai lần khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất.

5. Hầu hết tế bào người chứa 46 cặp nhiễm sắc thể gồm cặp nhiễm sắc thể 1-22 và một cặp nhiễm sắc thể giới tính (nữ có hai nhiễm sắc thể X; nam một X và một Y).

6. Số lượng gen trong bộ gen khác nhau từ loài này sang loài khác. Sinh vật phức tạp hơn có xu hướng có nhiều gen. Vi khuẩn có vài trăm đến vài nghìn gen. Ước tính số lượng gen của con người, ngược lại, dao động từ 25.000 đến 30.000. Chuột cũng có khoảng 20.000 gen; với giun tròn khoảng 19 000. Ở nấm men có khoảng 6000 gen; vi khuẩn lao 4000.

7. Hầu hết các bộ gen được làm từ ADN không mã hoá, đôi khi được gọi là "ADN rác". Chỉ có khoảng 2% của gen mã hóa protein. Ngày nay các gen rác này được coi là then chốt để phân biệt loài người và các loài khác

8. ADN là một phân tử mong manh. Một nguyên nhân gì đó có thể gây ra lỗi trên ADN. Điều này có thể bao gồm các lỗi trong quá trình sao chép, thiệt hại từ tia tử ngoại, hoặc bất kỳ một tác nhân khác. Có nhiều cơ chế sửa chữa, nhưng một số thiệt hại là không thể sửa chữa. Điều này dẫn đến các đột biến gen. Một số các đột biến không gây hại, một số ít là hữu ích, trong khi số khác có thể gây ra các bệnh như ung thư. 

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

20:28 | 26/02/2023

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.

Bác sĩ quân y Việt Nam kịp thời cấp cứu cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ bị gãy xương cổ chân

Bác sĩ quân y Việt Nam kịp thời cấp cứu cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ bị gãy xương cổ chân

9:36 | 19/02/2023

Trưa ngày 18/2 theo giờ địa phương, bệnh nhân Comert (24 tuổi), người Thổ Nhĩ Kỳ vào Tổ quân y Việt Nam để cấp cứu. Tại đây anh được Thượng tá, BS Văn Trọng Trung và tổ quân y thăm khám và chẩn đoán chấn thương, nghi gãy xương cổ chân trái do tai nạn lao động.

Làng đào Nhật Tân tất bật chăm sóc cây sau Tết

Làng đào Nhật Tân tất bật chăm sóc cây sau Tết

15:19 | 15/02/2023

Sau dịp Tết Nguyên đán 2023, người dân ở "thủ phủ" đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP. Hà Nội) lại tất bật hồi sinh cho những gốc đào cũ để phục vụ cho mùa Tết năm sau.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.