VIDEO: Bệnh hô hấp vào mùa mưa và cách phòng tránh

14:35 | 18/08/2022

Mùa mưa là thời điểm thuận lợi cho virus, kí sinh trùng cũng như nấm mốc phát triển mạnh và hệ hô hấp là một trong những cơ quan dễ bị tấn công nhất. Một số bệnh lý hô hấp thường gặp vào mùa mưa như cảm lạnh, cúm, viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi….

Theo Bác sĩ Dương Anh Phượng - Khoa Nội tổng quát Bệnh viện Quốc tế City, mùa mưa là thời gian mà khí hậu khá thuận lợi cho vi trùng, virus, kí sinh trùng cũng như nấm mốc sinh trưởng mạnh và dễ dàng tấn công chúng ta. Hệ hô hấp là một trong những cơ quan dễ bị tấn công nhất.

Các đối tượng thường dễ mắc bệnh như: Trẻ nhỏ vì hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh; người lớn tuổi hay có bệnh mãn tính đi kèm thì sức đề kháng cũng kém đi và phụ nữ khi mang thai thì hệ miễn dịch cũng kém đi.

Các bệnh lý hô hấp thường gặp vào thời điểm giao mùa như cảm lạnh, cúm, viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi … và có thể làm nặng thêm bệnh hô hấp sẵn có ở người lớn tuổi.

Cảm lạnh

Cảm lạnh thông thường là một trong những bệnh lý đường hô hấp thường gặp nhất trong lúc giao mùa. Các dấu hiệu của cảm lạnh hay gặp mệt mỏi, uể oải, nhức mình, đau họng, chảy mũi, nghẹt mũi, ho khan, sốt nhẹ và thường người bệnh khỏe dần sau 5 – 7 ngày. Bệnh do siêu vi gây ra nên không có điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng. Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, ít dầu mỡ và các nhóm thực phẩm giàu vitamin C.

Vào mùa mưa bão hay chuyển mùa rất dễ bị mắc cảm lạnh.

Vào mùa mưa bão hay chuyển mùa rất dễ bị mắc cảm lạnh.

Cúm

Cần phân biệt cảm lạnh thông thường và cúm. Triệu chứng cúm rầm rộ hơn, sốt cao hơn, đau nhức mình, mệt mỏi nhiều hơn. Ở các đối tượng như trẻ em, người già và phụ nữ có thai….bệnh dễ trở nặng hơn và diễn tiến nhanh chóng đến suy hô hấp, đe dọa tính mạng. Khi có các triệu chứng này thì nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

Viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi

Triệu chứng thường cũng khá rầm rộ. Người bệnh có thể sốt cao, đau họng, ho đàm có màu, tức ngực, khó thở… Đối với các bệnh lý này, người bệnh nến đến cơ sở y tế sớm để được bác sĩ chẩn đoán đúng, điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng cũng là bệnh lý thường gặp trong mùa mưa bão.

Viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng cũng là bệnh lý thường gặp trong mùa mưa bão.

Hen suyễn

Thời điểm trẻ em quay trở lại trường học cũng là thời điểm mùa virus vào cao điểm, điều này đặc biệt nếu trẻ hen suyễn, thì bệnh có thể càng trầm trọng khi gặp thời điểm chuyển mùa. Theo các chuyên gia, thời điểm chuyển mùa từ mùa thu sang mùa đông là thời điểm tồi tệ nhất đối với trẻ em mắc bệnh hen suyễn do trẻ phải tiếp xúc với nhiều loại virus bệnh đường hô hấp. Bệnh hen suyễn thường bùng phát vào cuối tháng 8 và tháng 9 vì hai nguyên nhân chính:

- Nhiễm virus có tỷ lệ cao trong cộng đồng, đặc biệt trong vào mùa thu và mùa đông.

- Trẻ em trở lại trường học và ở trong khu vực gần với các học sinh khác bị nhiễm virus.

Trong suốt sự thay đổi của các mùa, trẻ hen suyễn có thể bị các dị ứng khác nhau, tùy thuộc vào thụ phấn và nở hoa của các loại hoa và cỏ khác nhau. Phản ứng dị ứng hoặc kết hợp với các yếu tố môi trường khác như virus, ô nhiễm trong nhà và ngoài trời...đều có thể khởi phát cơn hen suyễn.

Người bị hen suyễn nên chú ý theo dõi sức khỏe, nếu có diễn biến nặng cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Người bị hen suyễn nên chú ý theo dõi sức khỏe, nếu có diễn biến nặng cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Vậy cần làm gì để phòng bệnh hô hấp trong mùa mưa bão?

- Giữ ấm cơ thể: nhớ mang theo dù, áo mưa khi ra ngoài. Khi ướt mưa thì khi về nhà nên tắm ấm ngay. Dùng các thức uống ấm như trà, súp, cháo giúp tăng nhiệt độ trong cơ thể.

- Cung cấp đủ nước cho cơ thể: đủ nước sẽ giúp duy trì thân nhiệt ổn định, loại bỏ các độc tố trong cơ thể. Nhu cầu trung bình hàng ngày cơ thể cần khoảng 2 lít nước, cần nhiều hơn khi làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, khi chơi thể thao, hay khi có tiêu chảy, ói…Chúng ta có thể dùng nước lọc thông thường, các loại nước trái cây, nước dừa hay các loại nước có điện giải pha sẵn.

- Bổ sung vitamin C: có thể bổ sung vitamin C qua hình thức thuốc hay các thực phẩm giàu vitamin C trong chế độ ăn hàng ngày. Vitamin C giúp củng cố sức mạnh cho hệ thống miễn dịch của cơ thể.

- Hạn chế tiêu thụ chất cồn và thuốc lá: Chất cồn làm cơ thể bị mất nước và là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch bị suy yếu. Thuốc lá vô cùng nguy hiểm đối với cơ quan hô hấp, 80% các trường hợp ung thư phổi có liên quan đến thuốc lá.

Cần hạn chế tiêu thụ chất cồn và thuốc lá để phòng bệnh hô hấp mùa mưa bão.

Cần hạn chế tiêu thụ chất cồn và thuốc lá để phòng bệnh hô hấp mùa mưa bão.

- Ngủ đủ giấc: giấc ngủ giúp tái tạo sức khỏe sau một ngày dài làm việc. Người trưởng thành cần giấc ngủ 6 – 8 giờ trong ngày, người cao tổi thì ít hơn và trẻ nhỏ thì dài hơn

- Vệ sinh tay: nên rửa tay với nước sạch và xà phòng là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất. Luôn rửa tay trước ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi hắt hơi hay khi tiếp xúc với nhiều người hay người đang bị cảm…Nên che miệng khi ho và hắt hơi để tránh lây nhiễm cho người xung quanh.

- Vệ sinh mũi họng: Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý là biện pháp phòng ngừa hữa hiệu những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp.

- Tiêm phòng bệnh cúm trước khi bước vào mùa lạnh hàng năm giúp tăng đề kháng tránh mắc bệnh hoặc nếu có bị thì tình trạng cũng giảm nhẹ đi rất nhiều. Ngoài ra cần tiêm phòng phế cầu để phòng tránh nguy cơ nhiễm phế cầu;

- Không tự ý đi mua các loại thuốc, nhất là thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Điều này là vô cùng nguy hiểm vì nguy cơ kháng kháng sinh là rất cao sẽ gây nên rất nhiều khó khăn cho công tác điều trị sau này. Do vậy nếu có các triệu chứng của bệnh lý đường hô hấp, hãy đi khám để được bác sĩ hướng dẫn và chỉ định điều trị.

Tin cùng chuyên mục

4 bài thuốc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung

4 bài thuốc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung

8:29 | 29/04/2024

Theo Đông y, u xơ tử cung xuất hiện khi hàn tà xâm nhập quấy rối bào cung, tử môn bế tắc mà phát sinh bệnh này.

Điều trị tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân

Điều trị tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân

8:30 | 27/04/2024

Theo Đông y, tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân gây ra như can thận khuy tổn, doanh huyết có hư nhiệt, can uất khí trệ… và việc trị bệnh cũng tùy thuộc vào từng căn nguyên mà có phương pháp phù hợp.

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

7:29 | 25/04/2024

Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2...

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.