VIDEO: Người phát minh ra ống tiêm và hành trình cải tiến dụng cụ y tế quan trọng bậc nhất này

11:50 | 13/08/2022

Nếu bạn từng tiêm kim, bạn là một trong số hàng tỷ người trên thế giới này đang "mắc nợ" một lời cảm ơn tới bác sĩ Francis Rynd – người đã phát minh ra ống tiêm, một thiết bị đơn giản nhưng là phát minh cực kỳ quan trọng trong y học.

 

Ai là người đầu tiên phát minh ra ống tiêm?

Francis Rynd (1801-1861) từng là bác sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện Meath, Dublin, Ireland, hiện đã hợp nhất thành Bệnh viện Tallaght. Nơi này được biết đến là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu y khoa nổi tiếng. Rất nhiều đổi mới và phát minh quan trọng như ống tiêm đã ra đời tại nơi này

Lúc đó, bác sĩ Rynd đang điều trị cho một người phụ nữ đã phải chịu đựng những cơn đau dữ dội ở mặt trong nhiều năm do chứng đau dây thần kinh. Bà đã thử uống dung dịch morphin để giảm đau nhưng không thành công. Bác sĩ Rynd quyết định thử cho dung dịch morphin trực tiếp vào dưới da, gần dây thần kinh mặt của bà.

Ông đã thiết kế chiếc kim tiêm dưới da đầu tiên và vào ngày 3/6/1844. Sau đó, ông thực hiện mũi tiêm dưới da đầu tiên trên thế giới, cung cấp cho bệnh nhân của mình một loại thuốc gây tê cục bộ cực mạnh.

Ống tiêm ban đầu của bác sĩ Rynd được làm từ 2 dụng cụ y tế: 1 ống thông nhỏ và một dụng cụ gọi là trocar. Khi sử dụng trocar, ông đã chọc thủng da mặt của người phụ nữ, sau đó cho phép dung dịch giảm đau morphin chảy qua ống thông và xâm nhập vào dưới da. Sau đó, ông chia sẻ với mọi người rằng, bệnh nhân của mình đã ngủ ngon lần đầu tiên sau nhiều tháng.

Phát minh của bác sĩ Rynd nhanh chóng được sử dụng rộng rãi để điều trị những cơn đau. Nó được coi là một phát minh vĩ đại trong giới y học.

Trong thiết kế của Rynd, chất được tiêm chỉ đơn giản là chảy từ từ ra khỏi ống thông dưới tác động của trọng lực. Nhưng vào năm 1853, ống tiêm pít-tông được phát minh, cho phép các bác sĩ tiêm dung dịch nhanh hơn và tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch. Nó cũng cho phép lấy mẫu máu nhanh để làm các xét nghiệm chẩn đoán.

Sau đó, bác sĩ Rynd trở thành một nhân vật quan trọng của nền y tế Ireland.

Hành trình cải tiến của ống tiêm

Mặc dù bác sĩ Francis Rynd là người phát minh ra ống tiêm nhưng sau đó có thêm rất nhiều người đã tham gia vào quá trình cải tiến.

Bác sĩ người Scotland Alexander Wood được ghi nhận là người phát minh ra ống tiêm dưới da hiện đại vào năm 1853. Mục đích ban đầu của ông là điều trị cơn đau ở một vùng trên cơ thể. Ông đã gắn một cây kim rỗng vào ống pít tông – một phát minh của bác sĩ Francis Rynd trước đó.

Bệnh nhân đầu tiên của ông là một phụ nữ bị đau dây thần kinh tọa. Căn bệnh này gây ra những cơn đau dữ dội sau khi dây thần kinh bị tổn thương. Bệnh nhân được tiêm thuốc giảm đau morphin vào chỗ bị đau. Morphin là một hỗn hợp có nguồn gốc từ rượu sherry và morphin, một loại thuốc giảm đau cực mạnh.

Thật trùng hợp, lúc đó bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình người Pháp, Charles Gabriel Pravaz đã phát minh ra ống tiêm cùng lúc. Mặc dù đã phát minh trong cùng một năm, nhưng Alexander Wood vẫn được ghi nhận là người đã phát minh ra ống tiêm gần giống với ngày nay nhất. 

Ống tiêm của Charles Gabriel Pravaz được làm bằng bạc, trái ngược với thủy tinh. Điều này có nghĩa là mọi người không nhìn thấy được những gì bên trong, khiến lượng thuốc tiêm vào bệnh nhân khó được kiểm soát. Cơ chế hoạt động của pít tông Pravaz cũng khác với của Wood, thay vì đẩy pít tông xuống, thiết bị của Pravaz sử dụng một ốc vít.

Điều làm nên sự khác biệt của ống tiêm này so với những loại ống tiêm khác trước đây là khả năng tiêm một lượng nhỏ đã được đo lường vào một khu vực mà không tạo ra vết cắt hoặc vết rạch trên da trước. Các mặt kính của ống tiêm Alexander Wood giúp bác sĩ dễ dàng nhìn thấy liều lượng và kiểm soát được lượng thuốc tiêm vào. Thiết kế của ống tiêm không thay đổi nhiều kể từ khi được cải tiến thêm phần đo lường.

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, ống tiêm được làm bằng các loại vật liệu khác nhau. Trước đây, ống tiêm được làm bằng kim loại và thuỷ tinh, điều này cho phép chúng dễ dàng làm sạch và tái sử dụng. Trước khi phát minh ra thuốc sát trùng, cách làm này là một trong những nguyên nhân lây lan một số bệnh.

Tuy nhiên, sau khi tầm quan trọng của việc khử trùng các dụng cụ y tế được phát hiện ra, kim và ống tiêm sẽ được tiệt trùng sau mỗi lần sử dụng.

Hầu hết các ống tiêm ngày nay đều là nhựa với thép không gỉ sử dụng một lần. Điều này nhằm đảm bảo mỗi lần sử dụng ống tiêm đều an toàn và không lây bệnh.

Trong khi ống tiêm nhựa được thiết kế để sử dụng một lần, trong một số trường hợp khi vật liệu thiếu hụt, ống tiêm nhựa được tái sử dụng. Điều này có thể làm lây lan bệnh tật, đặc biệt là viêm gan B và HIV.

Vào cuối những năm 1990, ống tiêm với thiết kế pít tông sau khi nhấn xuống sẽ không thể kéo lên trở lại. Điều này có nghĩa chúng chắc chắn chỉ sử dụng được một lần. Ống tiêm này được phát minh để chống lại sự lây lan của dịch bệnh thông qua việc tái sử dụng kim tiêm.

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

20:28 | 26/02/2023

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.

Bác sĩ quân y Việt Nam kịp thời cấp cứu cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ bị gãy xương cổ chân

Bác sĩ quân y Việt Nam kịp thời cấp cứu cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ bị gãy xương cổ chân

9:36 | 19/02/2023

Trưa ngày 18/2 theo giờ địa phương, bệnh nhân Comert (24 tuổi), người Thổ Nhĩ Kỳ vào Tổ quân y Việt Nam để cấp cứu. Tại đây anh được Thượng tá, BS Văn Trọng Trung và tổ quân y thăm khám và chẩn đoán chấn thương, nghi gãy xương cổ chân trái do tai nạn lao động.

Làng đào Nhật Tân tất bật chăm sóc cây sau Tết

Làng đào Nhật Tân tất bật chăm sóc cây sau Tết

15:19 | 15/02/2023

Sau dịp Tết Nguyên đán 2023, người dân ở "thủ phủ" đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP. Hà Nội) lại tất bật hồi sinh cho những gốc đào cũ để phục vụ cho mùa Tết năm sau.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.