Viêm đại tràng nên ăn gì, kiêng gì?

19:47 | 20/06/2022

Viêm đại tràng là bệnh gì? Viêm đại tràng nên ăn gì? Viêm đại tràng nên kiêng gì? Mọi băn khoăn thắc mắc của bạn về căn bệnh này cũng như chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý, tham khảo ngay bài viết hữu ích dưới đây!

1. Viêm đại tràng là bệnh gì?

Bài viết có sử dụng các tư vấn chuyên môn của bác sĩ Nguyễn Hải trên Báo Sức khỏe & Đời sống.

Dân gian hay ví đây là căn bệnh từ miệng mà ra. Theo khoa học, bệnh lý này nhằm chỉ hiện tượng niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm. Làm tổn thương khu trú hay lan rộng, thể hiện ở đa dạng mức độ từ nhẹ đến nặng.

Nếu bệnh lý nhẹ, thường xuất hiện những vết viêm làm đau người bệnh. Nhưng nếu bệnh lý ở tình trạng nặng, người bệnh có nguy cơ xuất hiện những ổ loét và xuất huyết. Thậm chí có thể là các ổ áp xe nơi đại tràng…

Hiện tượng xuất huyết đại tràng.

Bệnh lúc mới bắt đầu thường nhẹ, tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách thì tình trạng sẽ ngày càng trầm trọng. Có trường hợp còn xuất hiện những biến chứng nguy hiểm chẳng hạn xuất huyết, thủng, ung thư đại tràng…

Bệnh viêm đại tràng mãn tính thường có những dấu hiệu đặc trưng như rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, đau bụng. Phân lúc lỏng, lúc nát, lúc lại bị táo bón. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu sau khi đại tiện. Và còn có cảm giác muốn đi đại tiện tiếp ngay sau khi vừa đi xong.

Đây là căn bệnh bị tác động trực tiếp bởi chế độ ăn uống. Ăn uống không hợp vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ dễ dẫn tới rối loạn tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa thường xuyên sẽ dẫn tới nguy cơ mắc căn bệnh này. Một trong những nguyên nhân khác là do virus gây ra, do ăn rau sống, do uống nước không sạch… Dẫn đến mắc lỵ Amip, khiến bạn dễ bị bệnh lý này.

Bên cạnh đó, phái mạnh thường xuyên uống rượu bia cũng rất dễ mắc bệnh. Vì rượu bia gây mất cân bằng đường ruột. Đồng thời tiêu diệt nhiều vi khuẩn có lợi. Ngoài ra, trẻ em ăn nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm nướng và rán, khẩu phần ăn ít rau… cũng dễ mắc bệnh.

2. Chế độ ăn uống khoa học khi bị viêm đại tràng

Vậy ăn uống như thế nào cho khoa học khi bị mắc bệnh lý này? Muốn xây dựng được chế độ dinh dưỡng khoa học cho bệnh nhân, cần nắm rõ các nguyên tắc dưới đây:

  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh: Căn bệnh này khiến người bệnh khó hấp thu được thức ăn và chất dinh dưỡng. Vậy nên sẽ dễ sụt ký, đồng thời nâng cao nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Hãy đảm bảo một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất tùy theo độ tuổi, giới tính và mức độ lao động. Chế độ ăn khoa học là chế độ ăn tầm 30 Kcal/kg cân nặng. Chất đạm cần nạp khoảng 1 gam mỗi ngày.
Khi mắc viêm đại tràng, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh, giảm thiểu các biến chứng nặng và nguy hiểm.
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày: Việc chia nhỏ bữa ăn này giúp bệnh nhân nâng cao khả năng hấp thu dưỡng chất. Tốt hơn nhiều so với việc ăn ít bữa trong ngày với lượng thức ăn nhiều hơn trong một lần.
  • Tập thói quen ghi chép lại nhật ký dinh dưỡng: Hãy ghi chép lại các loại thực phẩm tốt cũng như không tốt với hệ tiêu hóa của bệnh nhân. Nhất là những thực phẩm không làm tình trạng bệnh trầm trọng thêm, sau này nên ăn loại thực phẩm đó nhiều hơn một chút. Đồng thời hạn chế ăn các loại thức ăn gây dị ứng. Thay vào đó, nên ăn thực phẩm khác cùng hàm lượng dưỡng chất mà không gây dị ứng bạn nhé.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Cố gắng tập duy trì thói quen uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Thiếu nước không chỉ khiến tình trạng bệnh nặng thêm, mà còn gây hại cho sức khỏe tổng quan của cơ thể.

3. Viêm đại tràng nên ăn gì, kiêng gì?

Viêm đại tràng nên ăn gì?

Nên cho người bệnh ăn những loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm mềm và dễ tiêu hóa: Chẳng hạn như gạo, ngũ cốc, khoai lang, khoai tây… Loại thực phẩm mềm này giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất nhanh chóng, dễ dàng và tránh gây thêm gánh nặng cho đại tràng.
  • Nhóm thực phẩm nhiều đạm: Chẳng hạn như cá, thịt nạc, đậu phụ… Thực phẩm nhiều đạm giúp cung cấp nhiều khoáng chất làm lành tổn thương niêm mạc. Đồng thời giảm tình trạng viêm nhiễm nơi niêm mạc. Những loại cá giàu axit béo omega-3 hay các loại dầu hạt lanh, quả óc chó… cũng hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Ăn nhiều rau xanh: như rau cải, rau ngót, rau muống… Vitamin có trong rau hỗ trợ nâng cao đề kháng. Từ đó kháng lại những vi khuẩn gây hại cho cơ thể của người bệnh.
  • Ăn nhiều trái cây tươi: như táo, dưa hấu, chuối chín… Các loại trái cây này không chỉ tăng sức khỏe và hỗ trợ quá trình làm lành tổn thương, mà còn ngăn ngừa bệnh tái phát. Ngoài ra, chăm uống sinh tố giàu vitamin A, B, K, E vì rất tốt với đường ruột và hệ tiêu hóa bạn nhé.

Lưu ý, các thực phẩm trên tuy tốt cho hệ tiêu hóa và hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh, nhưng lượng thức ăn dung nạp vô cơ thể của mỗi người là không giống nhau. Có người thấy dễ chịu khi ăn món đó, nhưng có người ăn vào lại khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Vậy nên hãy chọn ăn món phù hợp nhất với cơ thể mình, bạn nhé.

Viêm đại tràng nên kiêng gì?

Bên cạnh những loại thực phẩm nên ăn, người bệnh cần kiêng ăn các thực phẩm sau. Nếu không, dễ khiến triệu chứng bệnh trầm trọng hơn.

  • Kiêng ăn nhóm đường sữa lactose: Người bệnh dễ gặp tình trạng không dung nạp chất đường sữa lactose. Chất này thường có trong bơ sữa, nhất là sữa bò. Nếu không muốn diễn biến bệnh ngày càng phức tạp, hãy ngưng nạp vào cơ thể nhóm chất này.
  • Nhóm chất kích thích: như rượu bia, cafe, trà… cũng nên tránh. Các chất kích thích gây hại này sẽ làm xuất hiện hiện tượng tiêu chảy ở nhiều người bệnh. Ngoài ra, soda cũng như bia giàu carbonate sẽ làm kích ứng đường tiêu hóa. Vô tình làm tăng triệu chứng ợ hơi, khó chịu cho bệnh nhân. Cafe, trà, sô cô la, chất làm ngọt nhân tạo… cũng là nhóm chất “kẻ thù” của bệnh lý nguy hiểm này.
  • Cẩn trọng khi lựa chọn rau: Không phải loại rau nào cũng tốt cho sức khỏe. Càng không phải loại rau nào cũng tốt cho bệnh nhân viêm đại tràng. Người bệnh nên tránh xa các loại rau có màu sắc xanh đậm. Điển hình là bắp cải, cải brussel, bông cải xanh… Vì chúng giàu chất xơ khiến người bệnh dễ bị khó tiêu, thậm chí là đau bụng.
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Nói không với mỡ động vật, đồ ăn nhanh, món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ. Có thể kể đến như khoai tây chiên, gà rán, thịt mỡ, hamburger…
  • Kiêng đường: Nếu không muốn bị đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng, thậm chí là tiêu chảy… hãy tránh xa thực phẩm giàu đường. Bệnh nhân ăn nhiều đồ ngọt hoặc thực phẩm giàu đường hóa học sẽ thường gặp các triệu chứng khó chịu trên. Nguy hiểm hơn, có trường hợp còn mắc chứng bất dung nạp đường fructose. Sẽ khiến người bệnh bị chuột rút nguy hiểm. Đường fructose có nhiều trong siro bắp, nước ép trái cây…
Thực phẩm cay nóng nhiều dầu mỡ cần phải loại bỏ trong chế độ ăn của người bệnh viêm đại tràng.

 

  • Nhóm thực phẩm cay nóng: đây cũng là nhóm thực phẩm người bệnh cần tránh. Đừng nên ăn lẩu thái, mì cay, ớt, tiêu... Nếu không bệnh sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Người bệnh còn có thể bị đau bụng và đầy hơi ngay sau khi ăn.
  • Đồ sống, tái: Hải sản chưa được nấu chín kỹ sẽ là thức ăn rất nguy hiểm với đối tượng mắc bệnh lý này. Không chỉ hải sản sống mà bất cứ thực phẩm nào không được nấu chín kỹ, đều nên tránh. Vì thực phẩm sống chứa rất nhiều vi khuẩn ký sinh, làm người bệnh bị đau bụng và đi ngoài thường xuyên. Với những ai chưa mắc viêm đại tràng, đây là một trong các nguyên nhân gây bệnh. Với ai đã mắc bệnh, đây là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức về bệnh viêm đại tràng. Cũng như cho người bệnh biết được viêm đại tràng nên ăn gì và viêm đại tràng nên kiêng gì… Chế độ dinh dưỡng là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Đồng thời cũng là tác nhân khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng nếu chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

Tuy nhiên, chế độ ăn uống chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh phát triển nhanh, chứ không có khả năng điều trị bệnh. Vậy nên người bệnh còn cần lưu ý đến việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ. Bên cạnh đó nên có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi cho hợp lý. Quan trọng nhất là uống thuốc đúng liều theo chỉ định bác sỹ để hiệu quả điều trị sớm đạt được trong thời gian nhanh nhất.

Viêm đại tràng là bệnh lý dễ nhiễm nhưng lại khó điều trị và khá dai dẳng. Vậy nên hãy đảm bảo ăn uống đủ chất, an toàn vệ sinh thực phẩm với chế độ dinh dưỡng khoa học. Có như vậy mới phòng ngừa được bệnh. Nếu chẳng may mắc bệnh, hãy thăm khám và điều trị theo đúng chỉ định của bác sỹ. Nên ghi chép thực phẩm nên ăn và kiêng ăn, thực phẩm mình bị dị ứng để bác sỹ kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

Tin cùng chuyên mục

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8:26 | 19/04/2024

Nếu bạn muốn sống đến 100 tuổi, chuyên gia dinh dưỡng và tuổi thọ người Mỹ cho biết có một loại thực phẩm đặc biệt mà bạn nên ăn hằng ngày, đó là rau lá xanh.

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

8:24 | 17/04/2024

Nếu bạn bị cao huyết áp, hãy tham khảo từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8:23 | 15/04/2024

Bệnh đột quỵ thường diễn biến bất ngờ và ngày càng trẻ hóa. Đối với nam giới có thói quen hút thuốc và thường xuyên bia rượu cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.