Viêm màng não sơ sinh: Bệnh hiếm gặp nhưng nguy hiểm

19:31 | 24/08/2022

Viêm màng não ở trẻ sơ sinh là bệnh do viêm lớp màng mỏng bao bọc não và hệ thần kinh cột sống. Bệnh hiếm gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều di chứng nguy hiểm thậm chí có thể gây ra tử vong.

Theo BSCKI. Dương Ngọc Vân (Bệnh viện Đa khoa Medlatec), viêm màng não sơ sinh là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Trẻ sơ sinh mắc bệnh khi các loài vi khuẩn xâm nhập được vào màng nhện và màng nuôi, hay còn gọi là màng não tủy mềm gây ra nhiều triệu chứng nặng nề và phức tạp ở trẻ.

Viêm màng não sơ sinh có thể gây tử vong trong khoảng thời gian ngắn hoặc để lại những biến chứng nặng nề và thương tật vĩnh viễn cho trẻ. 

1. Viêm màng não là gì?

Viêm màng não là tình trạng viêm (nhiễm trùng) lớp màng mỏng bao bọc não và hệ thần kinh cột sống. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi trùng (vi trùng Haemophilus influenzae) hay siêu vi trùng từ nơi khác trong cơ thể qua máu lan vào dịch não tủy. Ngoài ra, một số trường hợp còn do nấm hay virus gây nên. Viêm màng não là một trong những nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng bại não.

viem mang nao

2. Tác nhân gây viêm màng não ở trẻ sơ sinh

Một số chủng vi khuẩn là tác nhân gây bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh như: 

Vi khuẩn gram dương

Shigella (hay lỵ trực khuẩn): Vi khuẩn này khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài có lẫn máu nhầy. Trẻ còn có thể mắc hội chứng nhiễm khuẩn và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nếu không được can thiệp kịp thời.

Tụ cầu: Thường gây tổn thương và nhiễm khuẩn trên da, biểu hiện qua các vết mụn nhọt, chốc lở, ổ áp-xe… Nếu tình trạng kéo dài, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây ra những biến chứng nặng hơn.

Salmonella: Là tác nhân gây ra ngộ độc thực phẩm và bệnh sốt thương hàn. Ngoài ra, salmonella còn có thể phát triển mạnh nếu hệ miễn dịch của cơ thể yếu ớt, nhất là đối với trẻ sơ sinh.

Listeria monocytogenes: Gây ra các những loại bệnh nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết…

Streptococcus B (hay liên cầu khuẩn nhóm B): Trẻ sơ sinh lây nhiễm thường có tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại biến chứng và thương tật vĩnh viễn như liên quan đến tâm thần, trí tuệ, các cơ quan vận động…

Vi khuẩn gram âm

E. Coli: Là một loại vi khuẩn sinh dưỡng trong bộ máy tiêu hóa của cơ thể và có một số vai trò nhất định. Khi sự tăng trưởng trở nên mất kiểm soát vi khuẩn này có thể gây nên một số bệnh lý nhiễm khuẩn, bao gồm cả viêm màng não ở trẻ sơ sinh.

Proteus vulgaris: Ngoài gây những căn bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, loại vi khuẩn này còn là một trong những tác nhân gây bệnh viêm màng não ở trẻ.

Pseudomonas aeruginosa: Khi xâm nhập vào cơ thể con người, vi khuẩn này có thể gây ra rất nhiều bệnh lý như nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm trùng máu, viêm màng trong tim, viêm màng não… Với bệnh nhiễm trùng máu và viêm màng não, bệnh nhi thường có tỷ lệ tử vong rất cao.

Neisseria meningitidis: Gây viêm nhiều vị trí trên cơ thể như: Da, đường tiêu hóa, đường hô hấp. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, nó sẽ lan truyền qua máu tới hệ thần kinh và gây ra viêm màng não.

3. Dấu hiệu cảnh báo viêm màng não trẻ em

Trẻ sơ sinh thường bỏ bú, thở rên, thở không đều hoặc có cơn ngưng thở, giảm trương lực cơ, mất các phản xạ sơ sinh, co giật.

Sốt cao kèm co giật: Trẻ có thể bị sốt cao từ từ hoặc đột ngột, trong cơn sốt có thể kèm theo co giật, động kinh. Nếu không được chữa trị thời trẻ có thể tử vong. Một số trẻ khác mắc bệnh nhưng cũng có thể bị hạ thân nhiệt. 

Thóp phồng: Quan sát và sờ phần thóp ở đầu trẻ, cần lưu ý nếu thóp phập phồng hoặc căng phồng vì đó có thấy dấu hiệu của viêm màng não.

Xuất huyết: Một số trẻ có thể có triệu chứng chảy máu cam hoặc các mảng xuất huyết dưới da xuất hiện từ từ hay đột ngột…

Chán ăn, ăn bị nôn trớ: Trẻ bị nôn, trớ do đầy chướng bụng, trẻ chán ăn, bỏ ăn, bỏ bú, lười ăn, quấy khóc. Cùng với biểu hiện sốt, đây rất có thể là dấu hiệu trẻ bị viêm màng não.

Trẻ không tỉnh táo, trong trạng thái mơ màng: Có dấu hiệu ngủ nhiều hơn bình thường, khó đánh thức dậy, mơ màng, lúc mơ lúc tỉnh. Cha mẹ sẽ thấy trẻ kém lanh lợi, bơ phờ, trẻ kém nhạy cảm, hay cáu gắt, việc vận động cơ thể sẽ khiến trẻ thấy đau, không muốn được bế...

Khó cử động vùng cổ, cứng cổ là dấu hiệu đặc trưng của viêm màng não ở trẻ sơ sinh. Biểu hiện trẻ khó quay đầu, đau khi di chuyển cổ.

Một số triệu chứng cảnh báo ở trẻ (nguồn: BVĐK Medlatec).

Một số triệu chứng cảnh báo ở trẻ (nguồn: BVĐK Medlatec).

4. Viêm màng não sơ sinh có nguy hiểm không?

Viêm màng não ở trẻ sơ sinh là bệnh hiếm gặp nhưng lại nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của trẻ. Rất nguy hiểm nếu trẻ sơ sinh mắc viêm màng não mà không được phát hiện và điều trị đúng cách sớm.

5. Biến chứng nguy hiểm nếu trẻ mắc viêm màng não

Trẻ mắc viêm màng não nếu không được phát hiện, điều trị đúng cách sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng nặng nề về sau. Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra:

- Tổn thương dây thần kinh sọ não.

- Biến chứng áp xe não, áp xe màng cứng, các ổ tụ mủ dọc huyết quản, viêm tắc tĩnh mạch, viêm quanh mạch máu não...

- Tắc nghẽn dịch não tủy và dày dính màng não gây cản trở lưu thông dịch não tủy, hội chứng não nước...

- Các biến chứng ngoài hệ thần kinh, viêm khớp, viêm nội tâm mạc, viêm ngoại tâm mạc, viêm thận, viêm phổi...

Trẻ mắc viêm màng não có thể phải đối mặt với các di chứng:

- Trẻ có thể bị lác, điếc, câm, mù, hội chứng não nước...

- Tổn thương thần kinh khu trú gây liệt (liệt 1 chi, liệt nửa người, liệt hai chi dưới, tổn thương dây thần kinh sọ não...)

- Giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần...

- Động kinh.

- Hậu quả nặng nề nhất của viêm màng não ở trẻ em là tử vong.

Viêm màng não ở trẻ em có thể gây tổn thương dây thần kinh sọ não.

Viêm màng não ở trẻ em có thể gây tổn thương dây thần kinh sọ não.

6. Biện pháp chẩn đoán viêm màng não ở trẻ em

Trẻ có thể sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như sau:

Xét nghiệm máu: Trẻ sẽ được lấy máu để tiến hành xem xét các thành phần có vấn đề gì bất thường không. Đồng thời, mẫu máu cũng có thể thực hiện nuôi cấy để tìm hiểu loại vi khuẩn gây bệnh là gì.

Thăm dò cơ quan bị tổn thương: Chẳng hạn như ổ viêm tồn tại ở phổi (viêm phổi), trẻ sẽ được chụp X - quang phổi để xác định vị trí cần can thiệp. Nếu trẻ bị viêm xoang, viêm tai giữa… bác sĩ sẽ thăm khám hoặc làm sinh thiết vùng cơ quan bị tổn thương để thực hiện chẩn đoán.

Xét nghiệm dịch não tủy: Bác sĩ sẽ thực hiện để tìm kiếm tác nhân chính gây bệnh, đồng thời theo dõi sự nhạy cảm của vi khuẩn đối với thuốc kháng sinh.

Một số phương pháp khác: chụp cắt lớp vi tính, chụp MRI…

7. Viêm màng não sơ sinh có chữa được không?

Khi bị nghi ngờ viêm màng não sơ sinh, trẻ sơ sinh sẽ được chọc tủy sống để lấy dịch tủy sống làm xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định.

Trẻ bị viêm màng não sơ sinh thường được điều trị bằng truyền dịch và các thuốc kháng sinh để chống vi khuẩn gây viêm màng não. Tùy theo triệu chứng và mức độ nặng nhẹ của bệnh, trẻ sơ sinh có thể cần các phương pháp theo dõi và điều trị như:

- Thuốc chống co giật, nếu trẻ bị co giật.

- Theo dõi với thiết bị đo áp lực nội sọ.

- Đánh giá tình trạng áp xe não.

- Đánh giá tình trạng não úng thủy.

Trẻ bị viêm màng não sơ sinh thường được điều trị bằng truyền dịch và các thuốc kháng sinh để chống vi khuẩn gây viêm màng não.

Trẻ bị viêm màng não sơ sinh thường được điều trị bằng truyền dịch và các thuốc kháng sinh để chống vi khuẩn gây viêm màng não.

8. Hạn chế tối đa biến chứng do viêm màng não ở trẻ bằng cách nào?

Theo BSCKI Nguyễn Thị Mỹ Linh (Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng), việc phát hiện chẩn đoán viêm màng não sớm đóng vai trò hết sức quan trọng trong điều trị cũng như hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng, di chứng cho trẻ.

Để chẩn đoán viêm màng não, cần dựa vào các yếu tố như hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc thường cấp tính, nặng, các hội chứng màng não rõ, phát triển nhanh, có đầy đủ triệu chứng. Khi phát hiện con có các triệu chứng, biểu hiện của viêm màng não sơ sinh cha mẹ cần mang con đến bệnh viện ngay để được khám và xác định chính xác tình trạng, nguyên nhân của viêm màng não ở trẻ.

Tùy vào tình trạng viêm màng não cụ thể bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó, trẻ bệnh viêm màng não sẽ được kết hợp chẩn đoán căn nguyên, điều trị bằng kháng sinh sớm. Trẻ sẽ được chọn kháng sinh theo mầm bệnh và theo kháng sinh đồ, hoặc được truyền kháng sinh đường tĩnh mạch... Ngoài ra, trẻ bị viêm màng não sẽ được điều trị các triệu chứng của bệnh như chống phù não, an thần, chống co giật, trụy tim, chống suy thở, hạ sốt... tăng hiệu quả điều trị tốt nhất.

9. Biện pháp giúp trẻ phòng ngừa bệnh hiệu quả

Dinh dưỡng: Để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh cần cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt, thường khoảng sau sinh từ 30 phút đến 1 giờ, trẻ cần bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài từ 18 - 24 tháng hoặc lâu hơn, sau 6 tháng trẻ có thể ăn dặm bổ sung.

Tiêm chủng: Mẹ bầu cần được theo dõi và thực hiện tiêm chủng đầy đủ theo chỉ định, hoặc thực hiện các biện pháp an toàn nếu mẹ từng có tiền sử hay mắc các bệnh có nguy cơ lây nhiễm, đảm bảo trẻ không bị mắc bệnh từ mẹ. Ngoài ra, bé cũng cần được tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng.

Vệ sinh: Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, kể cả các vật dụng hằng ngày như đồ chơi, bình sữa, khăn, áo quần… Môi trường xung quanh bé như phòng ngủ, sân vườn cũng phải sạch sẽ để tránh nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám định kỳ, hoặc ngay khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ để có thể kịp thời ngăn chặn các diễn biến xấu của bệnh nếu có.

Tin cùng chuyên mục

Chống lão hóa bằng tập thể dục

Chống lão hóa bằng tập thể dục

7:26 | 03/05/2024

Các bài tập thể lực và các bài huấn luyện cường độ cao ngắt quãng (HIIT) ngoài việc tốt cho sức khỏe còn có thể làm giảm thiểu các triệu chứng của lão hóa ở mức độ tế bào.

4 bài thuốc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung

4 bài thuốc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung

8:29 | 29/04/2024

Theo Đông y, u xơ tử cung xuất hiện khi hàn tà xâm nhập quấy rối bào cung, tử môn bế tắc mà phát sinh bệnh này.

Điều trị tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân

Điều trị tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân

8:30 | 27/04/2024

Theo Đông y, tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân gây ra như can thận khuy tổn, doanh huyết có hư nhiệt, can uất khí trệ… và việc trị bệnh cũng tùy thuộc vào từng căn nguyên mà có phương pháp phù hợp.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.