5 triệu chứng điển hình khi trẻ mắc Adenovirus, lúc nào cần đến viện thăm khám kịp thời?

17:26 | 07/10/2022

Các chuyên gia của Bệnh viện Nhi TW cho biết, trẻ mắc Adenovirus thường có 5 triệu chứng điển hình như: Sốt; ho, khò khè; viêm kết mạc; rối loạn tiêu hóa, nặng hơn có thể khó thở. Vậy khi nào nào bố mẹ, người chăm sóc cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để phòng nguy cơ biến chứng nặng?

Gia đình nên cho trẻ đến cơ sở y tế thăm khám khi có bất kỳ các dấu hiệu sau đây

Theo TS.BS Tạ Anh Tuấn- Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhi TW, Adenovirus bệnh gặp quanh năm, nhưng trội hơn vào các tháng cuối đông, mùa xuân và hè. Bệnh lây truyền giữa người với người thông qua tiếp xúc giọt đường hô hấp hoặc tiếp xúc bề mặt có chứa virus. Virus có thể gây bệnh ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi (nhiều nhất ở trẻ 6 tháng đến 2 tuổi).

Bệnh đang có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, ghi nhận số bệnh nhân nhập viện tăng tại Bệnh viện Nhi TW.

Trẻ mắc Adenovirus điều trị tại Bệnh viện Nhi TW.

Trẻ mắc Adenovirus điều trị tại Bệnh viện Nhi TW.

Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi TW, nơi khám và điều trị phần lớn số bệnh nhân mắc Adenovirus cho biết từ đầu năm đến nay, bệnh viện này ghi nhận hơn 3.130 ca mắc Adenovirus, 9 ca tử vong, tăng 2 ca so với con số báo cáo cách đây ít ngày.

Ca bệnh có xu hướng tăng nhanh theo từng tuần từ giữa tháng 9 đến nay. Tuần từ 12-18/9 chỉ ghi nhận 168 ca. Tuần qua (26/9-2/10) ghi nhận gần 1.150 ca. Chỉ trong 3 tuần, viện này ghi nhận gần 2.900 trẻ mắc Adenovirus. Bệnh nhân chủ yếu trong độ tuổi 1-3 tuổi.

Đa số bệnh diễn biến nhẹ tự khỏi sau từ 1-2 tuần, trừ một số trường hợp có các biến chứng nặng như: viêm phổi, viêm gan, tổn thương đa cơ quan. Yếu tố nguy cơ bệnh nặng thường trên những trẻ có bệnh mãn tính, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, ung thư, sau ghép tạng, béo phì…

 Các gia đình nên cho con đến các cơ sở y tế khám khi trẻ có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ sốt cao kéo dài trên 48h, khó hạ sốt;
  • Trẻ thở nhanh hơn so với tuổi, khó thở, co kéo lồng ngực;
  • Trẻ li bì khó đánh thức, hoặc kích thích vật vã, trẻ ăn uống, bú kém, nôn, hoặc tiêu chảy phân lỏng nhiều lần;
  • Trẻ có sẵn các bệnh lý nền như đẻ non, bệnh bẩm sinh, các bệnh mãn tính khác.

Tại cuộc họp chuyên môn mới đây, PGS.TS Trần Minh Điển- Giám đốc Bệnh viện Nhi TW đã khuyến cáo: Các phụ huynh không nên tự ý cho con xét nghiệm Adenovirus để tránh lãng phí, việc chỉ định xét nghiệm sẽ do các bác sĩ thăm khám trẻ ra chỉ định phù hợp.

Những điều cần biết về bệnh Adenovirus 

Những điều cần biết về bệnh Adenovirus 

Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh Adenovirus

Để chủ động và tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Adenovirus, Bộ Y tế tiếp tục đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, triển khai xử lý triệt để các ổ dịch, hạn chế lây lan ra diện rộng. Báo cáo kịp thời, đầy đủ tình hình dịch bệnh theo quy định.

Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện tốt công tác thu dung, cách ly, điều trị, cấp cứu bệnh nhân, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong; thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo; hướng dẫn người chăm sóc bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về nguy cơ nhiễm bệnh và tuân thủ các biện pháp dự phòng lây nhiễm bệnh; không để lây lan và bùng phát các ổ dịch tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng chống bệnh do Adenovirus, trong đó tập trung vào các nội dung khuyến cáo phòng chống lây nhiễm (thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng và nước sạch; che miệng, che mũi khi ho, hắt hơi; không dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh, nhất là các vật dụng có chất tiết của người bệnh...).

Về phía các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur tăng cường giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh của các địa phương khu vực phụ trách để phân tích, đánh giá nguy cơ, nhận định, dự báo tình hình dịch bệnh, kịp thời tham mưu cho Bộ Y tế các biện pháp phòng chống dịch phù hợp, hiệu quả với từng địa phương trong khu vực phụ trách; tổ chức phổ biến, tập huấn, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các tỉnh, thành phố thực hiện tốt công tác giám sát dịch bệnh, kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch.

TS Nguyễn Trọng Khoa- Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, Bộ đã giao Bệnh viện Nhi TW dự thảo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh do Adenovirus ở trẻ em và Bộ Y tế đã thành lập Hội đồng chuyên môn và Hội đồng đã họp hoàn thiện để sớm trình Lãnh đạo Bộ ban hành hướng dẫn...

Tin cùng chuyên mục

Thuốc trị chứng ợ nóng có thể làm tăng nguy cơ đau nửa đầu

Thuốc trị chứng ợ nóng có thể làm tăng nguy cơ đau nửa đầu

7:15 | 10/05/2024

Một nghiên cứu mới cảnh báo, những người dùng thuốc trị chứng ợ nóng có nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu và các loại đau đầu nghiêm trọng khác cao hơn.

10 chất bổ sung cần thiết mang theo khi đi du lịch

10 chất bổ sung cần thiết mang theo khi đi du lịch

7:14 | 08/05/2024

Mặc dù bạn không thể mang theo toàn bộ tủ thuốc của mình nhưng có một số chất bổ sung cụ thể bạn nên mang theo mỗi khi rời khỏi nhà...

Vì sao các biện pháp tránh thai lại gây tăng cân?

Vì sao các biện pháp tránh thai lại gây tăng cân?

7:13 | 06/05/2024

Một số người bị tăng cân khi dùng các biện pháp tránh thai. Nguyên nhân do đâu và có thể phòng tránh được không?

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.