Bệnh cúm A: Các biến chứng nguy hiểm trẻ có thể gặp phải

15:01 | 22/07/2022

Triệu chứng cúm A ở trẻ nhỏ thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng của tình trạng viêm đường hô hấp trên do các nguyên nhân khác. Với những trẻ có bệnh nền, mắc cúm A không điều trị kịp thời và tích cực có thể gây ra các biến chứng gây nguy hại cho sức khỏe.

Theo BSCKI Vũ Thanh Tuấn (Chuyên khoa Hô hấp, Bệnh viện Medlatec), cúm A là một dạng nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp. Virus cúm A có nhiều chủng, trong đó phổ biến nhất là các chủng: A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9,... Chủng virus này có khả năng lây lan nhanh, dễ tiến triển nặng thành dịch bệnh. Dịch bệnh thường khởi phát khi thời tiết chuyển mùa.

Trẻ nhỏ là một trong những đối tượng dễ lây nhiễm virus cúm A, thường là do lây nhiễm qua đường hô hấp. Virus lây nhiễm từ người bệnh sang người lành khi hít phải giọt bắn từ quá trình hắt hơi, đường thở, nước mũi… 

1. Triệu chứng cúm A ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi có sức đề kháng kém là đối tượng dễ lây virus cúm A. Triệu chứng cúm A ở trẻ nhỏ có các biểu hiện: 

Sốt hoặc cảm thấy có dấu hiệu sốt/ớn lạnh.

Viêm họng, ho.

Sổ mũi hoặc nghẹt mũi.

Đau đầu, mỏi cơ, lười vận động

Mệt mỏi, quấy khóc, bỏ bú

Nôn trớ, tiêu chảy, háo nước.

Sổ mũi hay nghẹt mũi là triệu chứng thường thấy khi trẻ mắc cúm A.

Sổ mũi hay nghẹt mũi là triệu chứng thường thấy khi trẻ mắc cúm A.

2. Diễn biến các giai đoạn của bệnh cúm A

Thời gian ủ bệnh: Trong giai đoạn đầu khi trẻ nhiễm virus cúm, bệnh có thể ủ từ 2-8 ngày thậm chí là kéo dài đến hơn 15 ngày. Với những trẻ lần đầu phơi nhiễm virus cúm A có thể khó xác định thời gian ủ bệnh. Vậy nên thông thường, chỉ tính 7 ngày cho thời gian ủ bệnh từ sau khi trẻ tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm cúm A. 

Giai đoạn lâm sàng: Trong khoảng từ 3-5 ngày, dấu hiệu của bệnh cúm A ở trẻ em có thể có những triệu chứng cơ bản: ho, sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, mệt mỏi và quấy khóc… Trong một số trường hợp, nếu áp dụng điều trị tốt khi phát hiện kịp thời, các triệu chứng này sẽ hết sau khoảng 5-7 ngày. 

Nếu được phát hiện và kịp thời điều trị, trẻ mắc bệnh cúm A có thể khỏi bệnh trong vòng 7 – 10 ngày. Sau 5 ngày, bệnh nhân thường hết sốt, sổ mũi và đau đầu; nhưng ho và mệt mỏi có thể còn tiếp tục kéo dài. Tất cả các triệu chứng của bệnh thường biến mất hoàn toàn sau khoảng 1-2 tuần.

3. Biến chứng cúm A ở trẻ em

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc cúm và nguy cơ cao gặp các biến chứng cúm do hệ miễn dịch còn chưa phát triển toàn diện. Triệu chứng cúm A ở trẻ nhỏ có thể dễ nhầm lẫn. Nếu chủ quan bỏ qua giai đoạn đầu điều trị có thể khiến bệnh tiến triển nặng. Đặc biệt, ở những trẻ có bệnh nền như hen suyễn, có bất thường về thần kinh, trẻ có bệnh mãn tính, tim mạch, bệnh về máu, nội tiết, thận, gan hoặc bệnh lý rối loạn chuyển hóa, thừa cân, sử dụng corticoid, aspirin hoặc hóa trị liệu kéo dài, trẻ nhiễm HIV thường có nguy cơ gặp những biến chứng cao hơn so với những đứa trẻ bình thường.

Cha mẹ cần chú ý 4 dấu hiệu cúm A trở nặng để có thể kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện:

Sốt cao từ 39 độ trở lên, không đáp ứng thuốc hạ sốt.

Trẻ ngủ li bì, mệt mỏi, kém ăn, bỏ ăn, nôn trớ, chân tay lạnh.

Co giật.

Khó thở, thở nhanh, lồng ngực phập phồng.

Mắc cúm A, một trong những biểu hiện đáng lo ngại nhất là sốt và co giật. Có trường hợp trẻ sốt liên miên không dứt dẫn đến co giật và ảnh hưởng não bộ. Đây là điều các bố mẹ cần đặc biệt lưu ý.

Một số biến chứng có thể xảy ra khi trẻ mắc cúm A gồm: suy hô hấp, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm màng não, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát,… Những biến chứng do cúm A gây ra nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng và sự phát triển sau này.

Triệu chứng cúm A ở trẻ có thể dễ nhầm lẫn, cha mẹ cần theo dõi sát sao để tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Triệu chứng cúm A ở trẻ có thể dễ nhầm lẫn, cha mẹ cần theo dõi sát sao để tránh các biến chứng có thể xảy ra.

4. Phương pháp chẩn đoán cúm A

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán cúm bao gồm: nuôi cấy virus, chẩn đoán huyết thanh học, xét nghiệm nhanh phát hiện kháng nguyên, phản ứng chuỗi men RT-PCR, miễn dịch huỳnh quang.

RT-PCR: Là phương pháp có độ đặc hiệu cao và đặc trưng nhất để kiểm tra và phân loại virus cúm. Phương pháp này cho ra kết quả trong vòng 4-6 giờ.

Miễn dịch huỳnh quang: Có độ nhạy và đặc hiệu thấp hơn phương pháp RT-PCR, nhưng cho ra kết quả chỉ sau vài giờ nhận mẫu bệnh phẩm.

Xét nghiệm nhanh (RIDTs): Có kết quả sau 10-15 phút nhưng không chính xác như các loại xét nghiệm cúm khác, do đó vẫn có thể bị cúm mặc dù kết quả xét nghiệm nhanh là âm tính. Hiệu suất của xét nghiệm phụ thuộc nhiều vào độ tuổi bệnh nhân, thời gian mắc bệnh, loại bệnh phẩm và chủng virus cúm. Xét nghiệm nhanh có độ nhạy và đặc hiệu thấp nên cần kết hợp với những phương pháp xét nghiệm chẩn đoán khác khi kết quả xét nghiệm nhanh âm tính.

Phân lập virus: Không phải là xét nghiệm sàng lọc, nhưng trong thời gian bệnh cúm hoạt động nên thực hiện trên mẫu bệnh phẩm thu thập từ những người nghi ngờ mắc cúm, đặc biệt là những đối tượng có yếu tố dịch tễ với cúm.

Xét nghiệm huyết thanh: Phục vụ cho mục đích chẩn đoán hồi cứu và nghiên cứu là chủ yếu, thường không phổ biến để phát hiện virus cúm ở người nhằm kiểm soát bệnh cấp tính.

Độ nhạy và độ đặc hiệu của các xét nghiệm phụ thuộc vào phòng xét nghiệm, loại xét nghiệm sử dụng, cán bộ xét nghiệm, loại bệnh phẩm, chất lượng bệnh phẩm, thời gian tính từ khi thu thập bệnh phẩm so với thời gian khởi phát bệnh. Bên cạnh các xét nghiệm được thực hiện, việc chẩn đoán xác định bệnh còn kết hợp với các triệu chứng lâm sàng và đặc điểm dịch tễ học.

Phân lập virus giúp xác định bệnh nhân nhiễm cúm A.

Phân lập virus giúp xác định bệnh nhân nhiễm cúm A.

5. Bệnh cúm A ở trẻ em có nguy hiểm không?

Cúm A ở trẻ nhỏ nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể tiến triển ở thể nghiêm trọng. Đây là căn bệnh được coi là nguy hiểm đối với trẻ nhỏ bởi những nguyên nhân sau: 

Dễ lây lan

Virus cúm A đặc biệt dễ lây lan. Các chủng virus cúm có khả năng tồn lại lâu ở môi trường bên ngoài. Chúng có thể sống tới 48 giờ trên các bề mặt khác nhau, tồn tại trên lòng bàn tay người trên 5 giờ. Trẻ có thể vô tình lây nhiễm từ virus bám trên lan can, tay nắm cửa, đồ dùng, đồ chơi, bàn ghế, quần áo... Trong mọi điều kiện, trẻ đều có thể lây nhiễm từ môi trường sinh hoạt, vui chơi bên ngoài khi cúm vào mùa. 

Triệu chứng dễ nhầm lẫn

Triệu chứng cúm A ở trẻ nhỏ ban đầu thường dễ bị nhầm lẫn gây chủ quan cho người lớn. Đây là lý do khiến nhiều trẻ bị bỏ qua giai đoạn đầu để chữa trị kịp thời dẫn tới bệnh tiến triển nặng. Trong khi đó, bệnh tiến triển ở nhiều giai đoạn, phát triển nhanh, dễ làm hệ miễn dịch suy yếu, suy hô hấp, nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. 

Biến chứng nguy hiểm

Cúm A ở trẻ nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời rất dễ biến chứng ở thể nặng. Đặc biệt là tình trạng suy hô hấp, bé bị khó thở, thở gấp. Kèm theo đó là những biến chứng khó lường khác như: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm long đường hô hấp, tiêu chảy cấp... Những trẻ có bệnh nền như hen suyễn, bệnh về tim mạch, máu, nội tiết hay thừa cân béo phì thì biến chứng càng nhanh và càng nặng, có thể dẫn tới tử vong. 

6. Trẻ mắc cúm A rồi có bị lại không?

Đối với các chủng virus cúm A, trẻ sau khi được chữa khỏi bệnh vẫn có khả năng tái nhiễm. Lý giải cho việc này là vì khả năng miễn dịch của trẻ đã mắc bệnh kém, kể cả khi khỏi bệnh nếu tiếp xúc với nguồn lây vẫn có khả năng mắc bệnh trở lại. Ngoài ra, cúm là loại virus có khả năng biến đổi mạnh mẽ và liên tục theo thời gian. Nếu không được tiêm vaccine phòng cúm mỗi năm, các chủng cúm mới có thể tấn công và đe dọa sức khỏe, tính mạng của trẻ bất cứ lúc nào.

7. Cách phòng chống bệnh cúm A

Để phòng ngừa bệnh cúm A hiệu quả cần thực hiện các biện pháp sau:

Vệ sinh cá nhân cẩn thận: rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Trong mùa dịch, cần tránh tập trung nơi đông người. Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao cần tránh tiếp xúc với với bệnh nhân mắc cúm hoặc nghi ngờ mắc cúm.

Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ cúm như sốt, ho, sổ mũi… nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và xác định bệnh. Từ đó, có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh.

Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc sạch sẽ với dung dịch sát khuẩn thông thường.

Tăng cường sức đề kháng bằng cách tập thể dục, chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý.

Tiêm vaccine phòng cúm đầy đủ, đúng lịch. Đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao cần được tiêm phòng đầy đủ trước mùa dịch.

Tin cùng chuyên mục

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

7:33 | 11/05/2024

Các bệnh đường hô hấp thường gặp khi thời tiết nắng nóng là viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang. Phòng ngừa bệnh hô hấp bằng cách uống đủ nước, tiêm phòng vaccine

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

7:32 | 09/05/2024

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sỏi túi mật

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sỏi túi mật

7:27 | 07/05/2024

Sỏi túi mật là một trong những bệnh thường gặp nhất của bệnh lý đường tiêu hóa. Bệnh gần như không gây ra bất cứ triệu chứng gì, đa phần được tình cờ phát hiện trong những dịp thăm khám khác - chẩn đoán bằng siêu âm ổ bụng.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.