Các chủng loại virus gây bệnh cúm A

7:27 | 22/07/2022

Cúm A là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường lưu hành khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh do nhiều loại virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh. Cúm A có các chủng loại virus nào gây bệnh? Bài viết dưới đây giúp độc giả tìm hiểu kỹ về vấn đề này.

1. Cúm A là cúm gì?

Cúm A là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường lưu hành khi thời tiết chuyển mùa, do các chủng virus cúm A phổ biến như A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9 gây nên. Trong đó, chủng A/H7N9 và A/H5N1 là những chủng virus cúm thường lưu hành ở gia cầm, có khả năng lây nhiễm sang người và tạo thành dịch. 

Virus cúm A là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng đường hô hấp ở người, với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Trẻ em, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu cần chủ động phòng ngừa chủng virus cúm nguy hiểm này.

Bệnh cúm A thường bị nhầm lẫn với bệnh cảm thông thường do những triệu chứng tương tự; tuy nhiên bệnh diễn tiến nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và có nguy cơ cao bùng phát thành dịch và đại dịch.

2. Triệu chứng khi mắc bệnh cúm A

Ho, khó thở.

Đau đầu, mệt mỏi, đau nhức xương.

Sưng hạch hầu họng, viêm, đau nhức vòm họng.

Sốt cao trên 38.5 độ.

Tê bì chân tay.

Buồn nôn.

Virus cúm A là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng đường hô hấp ở người.

Virus cúm A là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng đường hô hấp ở người.

3. Đối tượng dễ mắc cúm A

Bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào đều có khả năng cảm nhiễm cao với bệnh cúm A. Dưới đây là những người có nguy cơ mắc bệnh cúm và có nguy cơ có biến chứng cao:

Tất cả trẻ em từ 6 đến 18 tháng phải dùng aspirin lâu ngày.

Những người từ 50 tuổi trở lên.

Người bị bệnh tim hoặc phổi mãn tính, hen suyễn, bệnh chuyển hóa (ví dụ bệnh tiểu đường), bệnh thận mãn tính, hoặc suy giảm hệ miễn dịch.

Phụ nữ sẽ có thai trong mùa cúm.

Người nghiện rượu.

Những người sinh hoạt trong các nhà dưỡng lão, các cơ sở chăm sóc dài hạn.

Những người thường tiếp xúc mật thiết với các bệnh nhân như cán bộ y tế, người nhà bệnh nhân....

Bệnh cúm mùa rất dễ lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi... Vậy nên ngay cả những người khỏe mạnh cũng có thể mắc bệnh cúm và lây lan cho những người khác.

4. Các loại virus cúm A

Virus cúm tuýp A là loại virus nguy hiểm, có đặc tính dễ thích nghi, không ngừng phát triển trong các môi trường khác nhau. Virus cúm tuýp A có thể lây lan và phát triển trên động vật như gia cầm, lợn; gây ra những trận đại dịch cúm vô cùng nghiêm trọng. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 5%-10% người trưởng thành và 20-30% trẻ em bị nhiễm cúm. Trong đó, khoảng 3-5 triệu trường hợp tiến triển bệnh rất nặng và khoảng 250.000-500.000 người tử vong vì bệnh cúm.

Cúm A chia ra làm nhiều phân nhóm khác nhau như: cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, cúm A/H7N9, cúm A/H3N2… Các phân nhóm này dựa trên sự kết hợp giữa hai protein trên bề mặt virus: hemagglutinin(H) và neuraminidase (N).

Kháng nguyên H còn được gọi là tố ngưng kết hồng cầu giúp virus bám vào tế bào niêm mạc đường hô hấp, từ đó xâm nhập vào trong tế bào. Kháng nguyên H còn có thể bám vào màng hồng cầu người và một số loài động vật khiến những hồng cầu này dính nhau, tạo thành một màng ở đáy ống nghiệm. Hiện tượng này được gọi là ngưng kết hồng cầu. Kháng thể tương ứng với kháng nguyên H là kháng thể ngăn ngưng kết hồng cầu có tác dụng bảo vệ.

Kháng nguyên N làm loãng chất nhầy ở đường hô hấp, giúp virus dễ dàng tiếp xúc với tế bào của niêm mạc. Kháng nguyên N còn giúp virus xâm nhập tế bào dễ dàng hơn, hỗ trợ cho sự lắp ráp các thành phần của virus và thoát ra khỏi tế bào. Kháng thể tương ứng kháng nguyên N có tác dụng bảo vệ cơ thể.

Kháng nguyên H và N quyết định khả năng gây bệnh của virus cúm và mang tính đặc hiệu của tuýp. Hiện có 15 loại kháng nguyên H và 9 loại kháng nguyên N. Những cách tổ hợp khác nhau của 2 loại kháng nguyên H và N tạo nên các phân tuýp khác nhau của virus cúm A. Trong những thập kỷ qua, cứ 10-12 năm lại xuất hiện một biến chủng mới, chủ yếu là một phân tuýp của chủng virus cúm A và trong một thời gian nhất định chỉ có một thứ tuýp duy nhất chiếm ưu thế.

Nguyên nhân của sự thay đổi kháng nguyên ở virus cúm là do Genome của virus phân thành nhiều đoạn. Có hai kiểu thay đổi kháng nguyên là: Hoán vị kháng nguyên và biến thể kháng nguyên.

  • Hoán vị kháng nguyên (antigenic shift): Xảy ra khi có 2 hoặc nhiều chủng virus với nhiều đoạn ARN khác biệt nhau về mặt di truyền và cùng lúc xâm nhiễm vào một tế bào. Các đoạn gen hoán vị với nhau tạo ra chủng virus mới. Biến chủng virus lây nhiễm vào vật chủ mới. Hiện tượng hoán vị kháng nguyên chỉ xuất hiện ở chủng virus cúm A và là nguyên nhân gây nên những trận đại dịch cúm trên toàn cầu.
  • Biến thể kháng nguyên (antigenic drift): Là quá trình đột biến ngẫu nhiên ở gen mã hóa hemagglutinin dẫn đến thay đổi một số loại axit amin trong protein hemagglutinin. Hiện tượng biến thể kháng nguyên có thể gặp ở cả 2 chủng virus cúm A và B, là nguyên nhân gây ra những vụ dịch cúm tại địa phương.
Các triệu chứng khi mắc cúm A.

Các triệu chứng khi mắc cúm A.

5. Sự lưu hành của các chủng virus cúm A

Hiện có rất nhiều chủng virus cúm A đang lưu hành trên toàn cầu, trong đó phổ biến nhất là các chủng A/H1N1, A/H5N1, A/H3N2, A/H7N9.

Cúm A/H1N1

Cúm A/H1N1 là chủng virus cúm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận vào năm 2009. Trước đó, cúm A/H1N1 có cái tên là “cúm lợn” vì các nhà khoa học cho rằng chủng cúm này có nguồn gốc từ lợn. Cúm A/H1N1 có tốc độ lây lan nhanh, dễ bùng phát thành các đợt dịch và đại dịch.

Tuy không nguy hiểm như những cúm A khác như A/H5N1 hay A/H7N9, nhưng cúm A/H1N1 có khả năng gây bội nhiễm, viêm phổi nặng, suy đa tạng hoặc thậm chí là tử vong ở một số người có bệnh mãn tính. Mỗi năm, trên thế giới ghi nhận 250.000 – 500.000 trường hợp tử vong do cúm.

Cúm A/H5N1

Năm 1997, sự bùng phát của virus cúm A/H5N1 đã giết chết hàng chục triệu gia cầm. Từ tháng 12/2003 – 6/2008 đã có 243 người tử vong do cúm gia cầm trong tổng số 385 ca nhiễm ở 15 quốc gia, trong đó chủ yếu là các nước châu Á. Indonesia được ghi nhận là quốc gia có nhiều ca tử vong do cúm A/H5N1 nhất, với 110 người chết, trong 135 ca nhiễm.

Tại Việt Nam, kể từ khi xuất hiện vào cuối năm 2003 đến tháng 9/2008, đã có 106 trường hợp được ghi nhận nhiễm cúm A/H5N1, 52 ca tử vong.

Cúm A/H3N2

Năm 1968, virus cúm A/H3N2 được ghi nhận lần đầu tiên ở Mỹ, là nguyên nhân của trận đại dịch kinh hoàng giết chết 1 triệu người dân trên toàn thế giới trong đó có khoảng 100.000 người dân Mỹ.

Virus cúm A/H3N2 gồm 2 gen từ virus cúm A là: hemagglutinin H3 và N2 neuraminidase; có thể lây nhiễm cho chim, người và động vật có vú. Virus cúm A/H3N2 lưu hành trên toàn thế giới dưới dạng virus cúm A theo mùa.

Trong những năm virus cúm A/H3N2 chiếm ưu thế, nhiều trường hợp phải nhập viện và thậm chí là tử vong. Những ca bệnh nặng xảy ra chủ yếu ở người lớn tuổi, từ 65 tuổi trở lên.

Cúm A/H7N9

Tháng 3/2013, lần đầu tiên các trường hợp nhiễm virus cúm A/H7N9 được phát hiện tại Trung Quốc và nhanh chóng bùng phát mạnh thành những trận đại dịch. Đây là loại virus có độc tính rất cao, có khả năng lây truyền sang người. Ở người, cúm A/H7N9 có khả năng nhân lên trong các cơ quan hô hấp, tiêu hóa, sinh sản, tiết niệu, tồn tại trong dịch tiết của cơ thể như nước mũi, nước bọt, nước mắt và phân…

Đến nay, những người nhiễm virus cúm A/H7N9 hầu hết đều được ghi nhận mắc viêm phổi. Đối với những trường hợp nặng, không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Có ít trường hợp nhiễm virus cúm A/H7N9 có triệu chứng giống cúm tự hồi phục mà không cần sự can thiệp của các biện pháp y tế.

Virus cúm A đi vào cơ thể qua đường hô hấp.

Virus cúm A đi vào cơ thể qua đường hô hấp.

6. Virus cúm A tồn tại bao lâu?

Virus cúm A, nhất là virus cúm A/H1N1 tồn tại khá lâu trong môi trường bên ngoài. Chúng có thể sống 48h trên các bề mặt thông thường như tay nắm cửa, bề mặt bàn, ghế… trong quần áo virus có thể tồn tại từ 8-12 giờ, duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay.

Virus cúm A có thể tồn tại rất lâu trong môi trường nước. Chúng có thể tồn tại được lên đến 4 ngày trong nước ở nhiệt độ 22 độ C và sống đến 30 ngày ở nhiệt độ 0 độ C. Vì vậy, các hồ bơi công cộng, hồ bơi trong khách sạn cũng có thể tạo ra môi trường lý tưởng cho virus phát triển, nhất là trong tiết trời mưa dầm, thiếu ánh sáng để diệt virus.

7. Virus cúm A lây bệnh như thế nào?

Virus cúm A đi vào cơ thể qua đường hô hấp, xâm nhiễm các tế bào niêm mạc đường hô hấp trên, gây tổn thương niêm mạc khiến người bệnh xuất hiện các phản xạ ho và hắt hơi. Bệnh cúm A có thời gian ủ bệnh ngắn, diễn biến nhanh chóng, sức miễn dịch cao nhưng không lâu bền. Đó là những nguyên nhân khiến bệnh cúm dễ lây lan và bùng phát thành những trận đại dịch lớn.

8. Bệnh cúm A có nguy hiểm không?

Bệnh cúm A là căn bệnh phổ biến, nguy hiểm đối với người lớn và trẻ em, đặc biệt dễ lây lan. Các chủng virus cúm A có khả năng tồn tại lâu trong môi trường bên ngoài.

Bệnh cúm A ở người có triệu chứng từ nhẹ đến nặng, khác nhau tùy theo tình trạng sức khỏe của từng người. Các triệu chứng khi nhiễm virus cúm A có một số điểm tương đồng với khi nhiễm chủng virus cúm thường. Nếu không được điều trị đúng cách, một số đối tượng như người già, trẻ em, người có hệ miễn dịch suy yếu sẽ dễ dàng mắc thêm các bệnh khác hoặc gặp các biến chứng nặng dẫn đến nguy cơ đe dọa tính mạng.

Bệnh cúm A có thể gây biến chứng nặng là suy hô hấp với triệu chứng khó thở, thở gấp, đờm có lẫn máu… dẫn đến viêm phổi, thiếu oxy và thậm chí là tử vong. Do đó ngay khi có các yếu tố dịch tễ như sốt, triệu chứng viêm long đường hô hấp, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất để xét nghiệm và chẩn đoán xác định mắc chủng virus cúm nào để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu phòng bệnh cúm A.

Tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu phòng bệnh cúm A.

9. Biện pháp phòng ngừa virus cúm A

Để phòng ngừa hiệu quả virus cúm A, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khuyến cáo:

Tăng cường vệ sinh cá nhân, che miệng, mũi khi ho và hắt hơi, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.

Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, lớp học, nơi làm việc, lau chùi các bề mặt thường xuyên tiếp xúc bằng chất sát khuẩn thông thường.

Tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có những biểu hiện nghi ngờ nhiễm cúm như sốt, ho, đau họng… nên thông báo ngay cho các trường học, cơ quan, đoàn thể, nơi học tập, công tác và cơ sở y tế địa phương. Nếu xác định mắc cúm, người bệnh cần đeo khẩu trang và được cách ly.

Người mắc bệnh mạn tính, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh.

Đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách tối thiểu trên 1 mét trong trường hợp phải tiếp xúc với người bệnh.

Người dân nên chủ động tiêm phòng các loại vaccine cúm hàng năm.

Tin cùng chuyên mục

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

7:28 | 23/04/2024

Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

8:27 | 21/04/2024

Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đa phần mọi người nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8:26 | 19/04/2024

Nếu bạn muốn sống đến 100 tuổi, chuyên gia dinh dưỡng và tuổi thọ người Mỹ cho biết có một loại thực phẩm đặc biệt mà bạn nên ăn hằng ngày, đó là rau lá xanh.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.