Bệnh zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

19:36 | 31/05/2022

Bệnh zona thần kinh là một bệnh nhiễm trùng ngoài da, virus thần kinh Varicella zoster (VZV) là tác nhân gây ra bệnh này. Người mắc zona thần kinh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng luôn cảm thấy đau rát, khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cu

Bệnh zona thần kinh không còn xa lạ với người Việt Nam. Tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu chữa trị không đúng cách, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng. Vậy zona thần kinh là gì, bệnh có lây không và cách chữa trị như thế nào. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp những thắc mắc trên.

Bài viết có sử dụng các tư vấn chuyên môn của bác sĩ Văn Bàng trên báo Sức khỏe & Đời sống.

1. Bệnh zona thần kinh là gì?

Bệnh zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng da do virus thần kinh Varicella zoster (VZV) - virus gây bệnh thủy đậu, thuộc họ virus herpes gây nên. Sau khi nhiễm thủy đậu và lành bệnh, virus không bị tiêu diệt hoàn toàn. Chúng tồn tại trong các tế bào thần kinh, hạch thần kinh dưới dạng ngủ đông. Sau một thời gian dài có thể lên tới vài năm, khi gặp điều kiện thuận lợi.

Bệnh zona là bệnh nhiễm trùng da do virus thần kinh Varicella zoster (VZV) - virus gây bệnh thủy đậu, thuộc họ virus herpes gây nên.

Virus nhân lên và lan truyền theo dây thần kinh, rồi bộc phát ở vùng da tương ứng với khu vực các đầu dây thần kinh cảm giác làm tổn thương niêm mạc. Từ đó, gây ra các phát ban đỏ rộp và đau đớn. Thời gian bị bệnh kéo dài từ khoảng 2 - 3 tuần. Bệnh có thể tái phát nhiều lần.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh zona thần kinh

Bệnh zona thần kinh do vi rút varicella-zoster - cùng loại vi rút gây bệnh thủy đậu gây ra. Bất kỳ ai từng bị thủy đậu đều có thể bị bệnh zona. Sau khi bạn khỏi bệnh thủy đậu, virus sẽ xâm nhập vào hệ thần kinh và nằm im trong nhiều năm.

Cuối cùng, nó có thể kích hoạt lại và di chuyển dọc theo các đường thần kinh đến da, tạo ra bệnh zona thần kinh. Tuy nhiên, không phải ai bị thủy đậu cũng sẽ bị bệnh zona thần kinh.

Lý do gây bệnh zona thần kinh không rõ ràng. Nhưng nó có thể là do khả năng miễn dịch đối với các bệnh nhiễm trùng giảm khi trưởng thành. Bệnh zona thần kinh phổ biến hơn ở người lớn tuổi và những người có hệ thống miễn dịch suy yếu.

Varicella-zoster là một phần của nhóm vi rút được gọi là vi rút herpes, bao gồm vi rút gây ra mụn rộp ở môi và mụn rộp sinh dục. Do đó, bệnh zona thần kinh còn được gọi là herpes zoster. Nhưng vi rút gây bệnh thủy đậu và bệnh zona không phải là cùng một loại vi rút gây ra bệnh mụn rộp hoặc mụn rộp sinh dục, một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.

Một vài yếu tố ảnh hưởng đến sự tái hoạt động của virus VZV gây nên bệnh zona thần kinh là:

  • Cơ thể mệt mỏi do sức đề kháng bị suy yếu.
  • Căng thẳng, lo lắng và chịu áp lực quá mức, ít được nghỉ ngơi.
  • Vùng da nổi ban có dấu hiệu tổn thương.
  • Các cách điều trị bằng tia xạ.
  • Ung thư.

3. Triệu chứng và biến chứng có thể gặp của bệnh zona thần kinh

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh zona thần kinh thường chỉ ảnh hưởng đến một phần nhỏ của một bên cơ thể hoặc tập trung ở những vị trí đặc biệt chứ không phát triển trên toàn bộ cơ thể. Bệnh thường xuất hiện ở vùng cổ, vai, cánh tay hoặc quanh trán, mắt và đầu. Ngoài ra, zona cũng có thể tập trung dọc từ hông xuống đùi hoặc liên sườn từ một bên ngực lan ra sau lưng. Ở một số trường hợp cá biệt, bệnh có thể bị cả hai bên hay lan tỏa.

Những dấu hiệu và triệu chứng này có thể bao gồm:

  • Đau, rát, châm chích, tê hoặc ngứa ran
  • Nhạy cảm hơn
  • Phát ban đỏ bắt đầu vài ngày sau cơn đau
  • Các mụn nước chứa đầy chất lỏng vỡ ra và đóng vảy
  • Ngứa
  • Dị cảm ở một vùng hoặc nhiều dây thần kinh chi phối từ 1-5 ngày

Một số triệu chứng khác có thể gặp phải khi mắc zona thần kinh:

Bệnh zona thần kinh khiến cơ thể mệt mỏi, thậm chí có thể sốt cao.

 

  • Sốt 38 - 39 độ C
  • Đau đầu
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Mệt mỏi
  • Ù tai
  • Rối loạn bài tiết mồ hôi

Đau thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh zona. Đối với một số người, nó có thể rất dữ dội. Tùy thuộc vào vị trí của cơn đau, đôi khi nó có thể bị nhầm lẫn là triệu chứng của các bệnh tim, phổi hoặc thận. Một số người bị đau do zona mà không phát ban.

Thông thường nhất, phát ban bệnh zona phát triển dưới dạng một dải mụn nước bao bọc xung quanh bên trái hoặc bên phải của thân. Đôi khi phát ban bệnh zona xảy ra xung quanh một bên mắt hoặc một bên cổ hoặc mặt.

Biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh zona thần kinh

Bệnh zona thần kinh không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu không điều trị, bệnh không chỉ gây đau đớn mà còn gây ra nhiều biến chứng. Các biến chứng do bệnh zona có thể bao gồm:

  • Đau dây thần kinh: Đối với một số người, cơn đau do zona tiếp tục kéo dài sau khi các mụn nước đã hết. Tình trạng này được gọi là đau dây thần kinh và nó xảy ra khi các sợi thần kinh bị tổn thương gửi thông điệp đau đớn từ da đến não.
  • Giảm thị lực: Bệnh zona trong hoặc xung quanh mắt (bệnh zona ở mắt) có thể gây nhiễm trùng mắt gây đau đớn và có thể dẫn đến mất thị lực.
  • Các vấn đề về thần kinh. Tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng, bệnh zona có thể gây viêm não (viêm não), liệt mặt hoặc các vấn đề về thính giác hoặc thăng bằng.
  • Nhiễm trùng da. Nếu mụn nước zona không được điều trị đúng cách, nhiễm trùng da do vi khuẩn có thể phát triển. Da có thể bị sưng đỏ, cảm thấy đau khi chạm vào.
  • Một số biến chứng khác: Đau một bên tai dữ dội hoặc mất thính giác, chóng mặt, mất vị giác.

4. Bệnh zona thần kinh có lây không?

Bệnh zona thần kinh là bệnh truyền nhiễm, dễ dàng lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với mụn nước trên cơ thể người bệnh. Người tiếp xúc có khả năng bị nhiễm virus varicella zoster (nguyên nhân gây bệnh). Tuy nhiên, một khi bị nhiễm bệnh, người đó sẽ phát triển bệnh thủy đậu, không phải bệnh zona.

  • Những người chưa tiêm vacxin thủy đậu và chưa từng mắc thủy đậu sẽ có nguy cơ phát bệnh này trước, sau khi lành bệnh thì có thể mắc zona.
  • Những người đã tiêm phòng zona vẫn có thể mắc bệnh khi hệ miễn dịch suy giảm.
  • Những người từng mắc bệnh thủy đậu sẽ không bị nhiễm bệnh zona thần kinh từ người khác.
  • Những người có hệ miễn dịch suy yếu, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh dễ lây nhiễm bệnh này.

5. Cách chẩn đoán bệnh zona thần kinh

  • Chẩn đoán lâm sàng thấy nổi những hạch nhỏ vùng trước và sau tai bệnh nhân. Da ống tai ngoài dày, đỏ có nhiều mụn nước ở các giai đoạn khác đang còn dịch mủ, mụn đã vỡ và mụn đã lên sẹo.
  • Tình trạng nhiễm trùng làm bội nhiễm, viêm tấy lan toả ống tai ngoài, viêm sụn vành tai...trong trường hợp bệnh nhân chà xát vết thương.
  • Màng nhĩ sưng huyết đỏ. Thính lực đồ kém tiếp nhận.
  • Sinh thiết da: lấy một mẩu da tổn thương và xem xét chúng dưới kính hiển vi. Có thể dùng mô sinh thiết để cấy nếu không có mẩu da nguyên vẹn. Ngoài ra người ta còn có thể dùng PCR (polymerase chain reaction) để phát hiện ra DNA của virus trong mẫu mô được sinh thiết.

6. Điều trị và chăm sóc khi mắc bệnh zona thần kinh

Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị càng sớm càng tốt.

Phác đồ điều trị bệnh zona thần kinh sẽ được xác định dựa trên các yếu tố:

  • Tuổi, sức khỏe tổng thể và tiền sử bệnh của bệnh nhân
  • Thời gian phát bệnh (một số loại thuốc không có hiệu quả nếu dùng hơn 2 đến 3 ngày sau khi phát ban xuất hiện)
  • Mức độ bệnh
  • Khả năng đáp ứng với các loại thuốc

Các loại thuốc dùng trong điều trị zona thần kinh:

Không có cách chữa khỏi bệnh zona. Các phương pháp điều trị chủ yếu làm giảm triệu chứng bằng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng vi-rút.

  • Thuốc mỡ bôi: tác dụng kháng viêm, chống virus, chống bội nhiễm chống sẹo và đặc biệt là giảm đau. Thường được chỉ định trong trường hợp này là dung dịch xanh metylen 1%, tím methyl 1%, hồ nước, thuốc mỡ acyclovir và dung dịch castellani,…
  • Trong trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn cần phải dùng kháng sinh, kháng sinh chống bội nhiễm, kháng viêm, chống phù nề...Thuốc kháng vi-rút (chẳng hạn như acyclovir, valacyclovir và famciclovir). Trong tình trạng liệt mặt, cần sử dụng thuốc chuyên biệt kết hợp cùng vitamin B1, B6, B12 liều cao uống hoặc tiêm.
  • Thuốc tăng cường miễn dịch: dùng nâng cao sức đề kháng.
  • Thuốc chống trầm cảm: sử dụng khi bệnh nhân mất ngủ do đau nhức kéo dài.
  • Thuốc chống co giật.
  • Chườm mát lên vùng da bị ảnh hưởng.
  • Trong dân gian, người ta còn sử dụng một số loại lá dùng đun nước tắm, giúp các vết phỏng mau liền lại.

Người bị zona nên kiêng ăn gì?

Để giảm tình trạng bệnh, một số thực phẩm sau người bệnh cần tránh:

  • Thực phẩm giàu chất béo: các đồ nhiều dầu mỡ, chiên rán dễ làm trầm trọng hơn tình trạng viêm nhiễm khiến bệnh lâu lành.
  • Rượu, bia, đồ uống có cồn: chúng có thể phá hoại tế bào bạch cầu mà cơ thể tạo ra để chống lại các yếu tố gây bệnh.
  • Ngũ cốc tinh chế: sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Đường cũng là môi trường có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, virus.
  • Đồ cay nóng: chúng gây kích ứng, nóng rát, lở loét khi ăn nhiều, đặc biệt là khi da đang có vết thương.

Người bị zona nên ăn gì?

  • Thực phẩm giàu vitamin C và kẽm như: ớt chuông, súp lơ, dâu tây, cam, kiwicam, gan động vật, bơ,… giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Thực phẩm giàu lysine có trong sữa, cá, đậu, thịt gà,...
  • Thực phẩm giàu protein: sữa, hạt óc chó, súp lơ xanh, ngô, quả bơ,… sẽ giúp tăng cường lượng protein cho cơ thể, rút ngắn quá trình điều trị bệnh zona thần kinh.
  • Bổ sung vitamin B6, B12.

7. Cách phòng ngừa bệnh zona thần kinh

Để tránh lây lan bệnh cho người khác cũng như giảm thiểu các biến chứng xảy ra, khi tự chăm sóc sức khỏe ở nhà, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Không chà xát hoặc để nước bẩn tiếp xúc với vùng da nổi mụn nước, tránh làm cho các mụn nước vỡ ra gây nhiễm trùng.
  • Rửa vùng da bị zona bằng nước muối loãng hoặc thuốc rửa chuyên biệt do bác sĩ chỉ định.
  • Không tự ý bôi, đắp các loại lá, thuốc lên vùng da bị tổn thương.
  • Rửa tay thường xuyên và đúng cách, nhất là lúc trước và sau khi chăm sóc vùng da bị tổn thương.
  • Mặc đồ rộng rãi, thoải mái.
  • Hạn chế hoặc không tiếp xúc với người chưa tiêm phòng thủy đậu, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mang thai.
  • Giữ vùng da bị bệnh sạch sẽ, khô ráo, thông thoáng.
  • Có thể chườm mát xung quanh các vùng da tổn thương để giảm đau và giảm ngứa.
  • Không ngâm các vùng da bị viêm, nhiễm trùng trong nước hay bất kỳ dung dịch nào.
  • Khi vết thương bắt đầu đóng vảy sẽ gây ngứa, khó chịu nhưng không nên bóc lớp vảy này ra khiến vết thương dễ bị nhiễm trùng và gây sẹo.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc.
  • Giữ tinh thần thoải mái vì lo lắng, căng thẳng làm bệnh lâu lành hơn.
  • Luyện tập thể dục thể thao vừa phải, có thể lựa chọn các bài tập như đi bộ, yoga, thiền giúp lưu thông máu, kích thích quá trình lành tổn thương và thư giãn tinh thần, hạn chế stress.
  • Không tự ý mua, sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng vacxin thủy đậu, có nghĩa là đưa virus vào trong cơ thể ở trạng thái bất hoạt. Vacxin này có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh zona, làm tăng sức đề kháng chống lại virus.

Tin cùng chuyên mục

Xuất huyết tiêu hóa là gì, ngăn ngừa xuất huyết tiêu hóa tái phát

Xuất huyết tiêu hóa là gì, ngăn ngừa xuất huyết tiêu hóa tái phát

7:38 | 21/05/2024

Xuất huyết tiêu hóa có thể đã được khắc phục hoàn toàn nhưng vẫn có nguy cơ tái phát rất cao...

Suy thận điều trị có thể phục hồi không?

Suy thận điều trị có thể phục hồi không?

7:37 | 19/05/2024

Suy thận là bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Suy thận có chữa khỏi không, điều trị liệu có thể phục hồi thận?

4 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc hội chứng động mạch vành

4 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc hội chứng động mạch vành

7:36 | 17/05/2024

Động mạch vành là hệ thống mạch máu có chức năng nuôi dưỡng tim. Bệnh động mạch vành xảy ra khi lòng động mạch bị tắc nghẽn dẫn đến cơ tim thiếu dưỡng khí, làm bệnh nhân đau thắt ngực, đau tim thậm chí là tổn thương cơ tim.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.