Các trường hợp không nên ăn cải thảo

7:39 | 20/12/2024

Cải thảo là loại rau quen thuộc đặc biệt được ưa thích trong mùa thu đông. Đây là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng, ai không nên sử dụng loại rau này?

Tác dụng của cải thảo

Theo Đông y, cải thảo được gọi với tên đại bạch thái; vị ngọt tính lạnh, tác dụng thông lợi trường vị, trừ phiền ở trong ngực, giải độc, giải rượu, tiêu thực, hạ khí, hòa trung, lợi đại tiểu tiện; thường được sử dụng trong điều trị các chứng cảm mạo, phát sốt, miệng khát, viêm phế quản, ho, bí đại tiện, tiểu tiện không thông, giải rượu, lở loét do nhiệt…

Các nghiên cứu khoa học hiện đại cũng chỉ ra trong cải thảo chứa nhiều canxi, magie, kali, kẽm, selen, glucosinolate; vitamin C, K, A, B₆; các chất chống oxy hóa như flavonoids...

Đây là các thành phần có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhờ đó cải thảo có những tác dụng đặc biệt như hạ sốt, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường thị lực, giúp xương chắc khỏe, hạn chế nguy cơ loãng xương, lợi tiểu, giảm cân, giải rượu, phòng chống ung thư, hạn chế nguy cơ suy giảm trí nhớ…

 

 

Một số trường hợp cần lưu ý khi ăn cải thảo

- Người suy giảm chức năng thận không nên ăn nhiều cải thảo: Trong 100 gram cải thảo chứa 134mg kali, thuộc nhóm rau có hàm lượng kali cao. Kali dư thừa trong cơ thể cần được thận lọc và đào thải.

Đối với người suy giảm chức năng thận, ăn nhiều cải thảo sẽ làm tăng áp lực lên thận, khiến bệnh tình xấu đi. Những người này nên chọn các loại rau ít kali như bí đao, củ cải trắng.

- Người thể trạng lạnh không nên ăn nhiều cải thảo: Theo Đông y, người có thể trạng hàn hay đầy bụng, ăn uống kém, đau dạ dày, khi đau có cảm giác lạnh ở vùng bụng trên, đau giảm khi chườm ấm, hay nôn mửa ra nước trong, miệng nhạt, ăn uống khó tiêu, thích ăn đồ nóng…

Cải thảo có tính hàn, là thực phẩm không phù hợp với những người tiêu hóa kém, thể chất hàn. Những người này nếu ăn nhiều cải thảo có thể gây tổn thương tỳ vị, khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài ra, những người cơ thể vốn lạnh cũng không nên ăn quá nhiều cải thảo. Người thường xuyên bị tay chân lạnh, tiêu chảy, da mặt tái nhợt hoặc hơi thở yếu, có thể thuộc nhóm người cơ địa lạnh, ăn nhiều cải thảo sẽ làm tình trạng lạnh trong người trở nên nghiêm trọng hơn. Vào mùa đông, những người này nên ăn nhiều các loại rau có tính nóng, ấm.

 

 

- Phụ nữ trong kỳ kinh: Trong kỳ kinh không nên ăn cải thảo. Theo Đông y, hàn có tính gây ngưng trệ, phụ nữ trong kỳ kinh ăn quá nhiều thực phẩm tính hàn có thể dẫn đến tuần hoàn máu kém gây ra cục máu đông, đau bụng.

- Người tiêu hóa kém, dễ tiêu chảy: Cải thảo chứa nhiều chất xơ thô hơn so với nhiều loại rau khác. Người bị khó tiêu ăn nhiều cải thảo sẽ làm tăng áp lực lên đường ruột, dễ dẫn đến các bệnh về tiêu hóa. Những người này nên tránh xa cải thảo cùng các loại thực phẩm có tính lạnh và ưu tiên các loại thực phẩm ấm như bí đỏ, gừng, thịt bò…

- Người bị nhiễm phong hàn, phế hàn gây ho: Cải thảo tính lạnh là thực phẩm không phù hợp với người đang có tính trạng nhiễm phong hàn, phế hàn.

Những người này thường có thể trạng yếu, ăn nhiều cải thảo lúc này có thể làm phế khí bế tắc, khiến ho nặng hơn. Lâu dần, tình trạng này sẽ tổn hại dương khí của tỳ và phế, dẫn đến suy giảm chức năng tiêu hóa.

- Không nên ăn cải thảo đã bị hỏng, chất lượng kém: Khi cải thảo bị hỏng, vi khuẩn có hại sẽ phát triển nhanh chóng. Khi phần lõi cải thảo bắt đầu hỏng, toàn bộ cây cải sẽ dần bị hư hỏng, nếu ăn phải sẽ gây hại cho sức khỏe, có những triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài, thậm chí có thể dẫn đến hôn mê.

Cải thảo có đốm đen trên bề mặt là do thiếu ánh sáng, thiếu canxi hoặc bón phân đạm quá nhiều, dẫn đến bệnh sinh lý. Loại cải thảo này không chỉ có hương vị kém mà còn khó bảo quản, ăn phải cũng có những tác động không tốt đến sức khỏe.

Cải thảo đã nấu chín không nên để qua đêm. Muối trong cải thảo dễ bị không khí oxy hóa thành nitrit - một chất gây ung thư.

Cải thảo là một loại thực phẩm phổ biến, có nhiều lợi ích với sức khỏe nếu sử dụng, chế biến đúng cách, tuy nhiên với một số người không phù hợp thì cải thảo có thể dẫn đến một số tác dụng không mong muốn. Do đó, mỗi người cần tùy vào tình trạng sức khỏe của mình mà đưa ra những lựa chọn hợp lý trong ăn uống.

 

Tin cùng chuyên mục

5 lý do nên uống nước ép gừng vào buổi sáng

5 lý do nên uống nước ép gừng vào buổi sáng

7:42 | 30/12/2024

Gừng là loại thảo mộc được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Uống nước ép gừng mỗi sáng là một cách tuyệt vời để tận dụng các lợi ích y học của gừng, thúc đẩy sức khỏe tổng thể và giải quyết các vấn đề sức khỏe cụ thể.

Món ăn bài thuốc phòng và trị cảm lạnh

Món ăn bài thuốc phòng và trị cảm lạnh

7:41 | 26/12/2024

Cảm lạnh là bệnh lý thường gặp, đặc biệt vào mùa đông hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột.

5 vị thuốc giúp tăng sức đề kháng trong mùa lạnh

5 vị thuốc giúp tăng sức đề kháng trong mùa lạnh

7:40 | 24/12/2024

Các vị thuốc từ thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức đề kháng, giúp cơ thể thích nghi tốt hơn với mùa đông.