Cách uống viên sắt đạt hiệu quả tối ưu
Khi uống viên sắt bổ sung, điều quan trọng cần đảm bảo hiệu quả hấp thu và tránh các tác dụng phụ, tương tác thuốc không mong muốn...
1. Uống viên sắt đúng cách
- Uống đủ nước: Uống viên sắt với ít nhất 200ml để giúp hòa tan và giảm nguy cơ táo bón.

2. Thời điểm uống viên sắt tốt nhất
Sắt được hấp thu tốt nhất khi bụng đói. Thời điểm lý tưởng là uống trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau bữa ăn 2 giờ. Buổi sáng thường là thời điểm tốt nhất vì dạ dày trống rỗng sau một đêm dài.Một số người có thể bị buồn nôn, khó chịu dạ dày khi uống sắt lúc đói. Trong trường hợp này, có thể uống viên sắt sau bữa ăn nhỏ và chia liều sắt trong ngày để giảm tác dụng phụ. Cần lưu ý đến các thực phẩm có thể cản trở hấp thu sắt.3. Tránh tương tác sắt với thực phẩm và thuốc khác
Tránh các thực phẩm gây cản trở hấp thu- Không uống cùng canxi và sữa: Canxi và sắt cạnh tranh hấp thu với sắt trong đường ruột. Uống sắt cùng lúc với sữa, các sản phẩm từ sữa, hoặc thực phẩm bổ sung canxi có thể làm giảm đáng kể sự hấp thu sắt, do đó nên uống cách nhau ít nhất 2 giờ.- Chất xơ: Nhiều thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, gạo lứt, lúa mì nguyên cám), các loại đậu (đậu nành, đậu đen, đậu lăng), các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt điều) và hạt có dầu có chứa phytates.Phytates có khả năng liên kết mạnh mẽ với các khoáng chất như sắt, kẽm, canxi và magie. Khi phytates liên kết với sắt, chúng tạo thành các phức hợp không hòa tan, khiến sắt không thể được hấp thu qua đường tiêu hóa vào máu. Điều này có thể làm giảm đáng kể hiệu quả của việc bổ sung sắt, đôi khi lên đến 50-65%.- Trà, cà phê: Có chứa caffeine và tannin, ngăn trở cơ thể hấp thu sắt. Tannin có khả năng liên kết với sắt non-heme (loại sắt có trong thực phẩm thực vật và phần lớn trong các viên uống bổ sung sắt), tạo thành phức hợp không hòa tan. Khi sắt bị liên kết với tannin, cơ thể không thể hấp thu được, làm giảm hiệu quả của việc bổ sung sắt. Caffeine ít ảnh hưởng trực tiếp đến sự liên kết với sắt như tannin, nhưng có tác dụng lợi tiểu. Điều này có nghĩa là làm tăng tốc độ đào thải nước và các vitamin, khoáng chất tan trong nước (như vitamin C và sắt) ra khỏi cơ thể qua nước tiểu, làm giảm thời gian cơ thể có thể hấp thu chúng.Cả cà phê, trà và sắt đều có thể gây ra một số khó chịu cho đường tiêu hóa ở một số người. Việc kết hợp cả hai có thể làm tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ như ợ nóng, buồn nôn, đau bụng hoặc táo bón.Tránh các tương tác thuốcSắt có thể tương tác với một số loại thuốc làm giảm hiệu quả của cả sắt và thuốc điều trị. Do đó người dùng cần thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang sử dụng, đặc biệt là các thuốc sau:- Kháng sinh nhóm tetracyclin và quinolon: Sắt làm giảm hấp thu các loại kháng sinh này.- Thuốc kháng acid (antacids) và thuốc ức chế bơm proton (PPIs): Các thuốc này làm giảm môi trường acid trong dạ dày, ảnh hưởng đến hấp thu sắt, nếu buộc phải uống, nên uống cách nhau 2 giờ.- Thuốc hormone tuyến giáp levothyroxine: Sắt làm giảm hấp thu levothyroxine, nên uống cách nhau ít nhất 4 giờ....
