Cô gái trẻ nhập viện liên tục vì hoang tưởng, loạn thần sau khi hít bóng cười, sử dụng nghiện chất

14:30 | 10/08/2022

Cô gái trẻ 22 tuổi là chủ chuỗi spa ở Hà Nội sử dung chất gây nghiện nhiều năm qua. Cô đã phải vào viện 3 lần do thường xuyên cảm thấy trong đầu có tiếng nói 'lạ' và có người muốn hại mình...

Thông tin trên được các bác sĩ của Viện Sức khỏe Tâm thần- Bệnh viện Bạch Mai cho biết tại hội thảo Sử dụng chất gây nghiện ở thanh thiếu niên do Viện tổ chức hôm qua, 9/8.

Tại hội thảo, TS Lê Thị Thu Hà – Trưởng phòng M7, Viện Sức khỏe Tâm thần cho biết, sử dụng nhiều chất gây nghiện đang là xu hướng của giới trẻ. Một số chất gây nghiện thanh thiếu niên thường sử dụng, lạm dụng là nicotine, rượu, cần sa, methamphetamine, MDMA (thuốc lắc), N20...

Theo TS Thu Hà, nguyên nhân thanh thiếu niên sử dụng chất gây nghiện gia tăng có yếu tố môi trường (tương tác xã hội, stress, gia đình) và nguyên nhân về sinh lý (gene và biểu sinh, giới).

Các bác sĩ cũng cảnh báo, khi lạm dụng chất gây nghiện sẽ làm biến đổi chất dẫn truyền tế bào não, dẫn đến suy giảm trí nhớ, mất ngủ, rối loạn tình dục, rối loạn hành vi…

Chia sẻ thêm thông tin, BSCKII Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc - Viện Sức khỏe Tâm thần dẫn chứng về trường hợp bệnh nhân sử dụng chất gây nghiện từ tuổi vị thành niên, kéo dài đến lúc trưởng thành, gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, tinh thần.

 Cô gái trẻ nhập viện liên tục vì hoang tưởng, loạn thần sau khi hít bóng cười, sử dụng nghiện chất

 Cô gái trẻ nhập viện liên tục vì hoang tưởng, loạn thần sau khi hít bóng cười, sử dụng nghiện chất

N.T.T (22 tuổi, ở Vĩnh Phúc) là một trường hợp như thế. Theo thông tin bác sĩ cung cấp, T. vào viện lần thứ 3 vào ngày 18/6 vừa qua do cho rằng có người... hại mình.

Theo chia sẻ của mẹ bệnh nhân, từ thời còn đi học THPT, cô đã hay tụ tập cùng bạn bè, được rủ dùng thuốc lá, rượu bia. Gia đình khuyên nhủ nhưng T. không nghe. Sau khi tốt nghiệp, T. lên Hà Nội cùng bạn học về thẩm mỹ. Cùng với gia đình hỗ trợ, bệnh nhân mở spa chăm sóc da và làm đẹp.

Qua khai thác bệnh sử, T. kể với bác sĩ bắt đầu sử dụng bóng cười cách đây hơn 1 năm, trong các bữa tiệc với bạn bè. Lúc đầu, cô gái chỉ sử dụng bóng cười, sau đó nhóm bạn rủ sử dụng thuốc lắc. Tần suất ban đầu khoảng 3 – 4 lần/tháng. Gần đây bệnh nhân sử dụng liên tục 2 – 3 lần/tuần.

Tuy nhiên sau đó, T. nghe thấy những tiếng nói trong đầu, là lời chửi mắng của nam lẫn nữ. Dù bịt tai lại, giọng nói vẫn văng vẳng trong đầu. Điều này khiến T. cáu gắt, đập phá đồ đạc, đêm hầu như không ngủ được và mắng chửi lại tiếng nói đó. Bạn bè thấy vậy đã thông báo cho gia đình để đưa T. vào viện.

Tại lần nhập viện đầu, bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng MDMA. Sau điều trị 10 ngày, sức khỏe bệnh nhân ổn định, ăn ngủ tốt hơn, không còn tiếng nói "lạ" trong đầu. Bệnh nhân ra viện và được tư vấn đơn ngoại trú kèm tư vấn trị liệu tâm lý, hẹn tái khám.

Tuy nhiên sau 3 tháng ngừng sử dụng thuốc lắc T. tham gia bữa tiệc cùng bạn lại tiếp tục được bạn bè rủ rê sử dụng cần sa, ketamine, hít bóng cười, sử dụng 3 – 4 lần/tuần. Người bạn ở cùng thấy T. cáu gắt nhiều hơn, đêm ngủ ít, có lúc cười một mình. T. cũng xuất hiện nhiều ảo tưởng hơn khi cho rằng mình xinh đẹp, tài giỏi, làm được nhiều việc, kiếm nhiều tiền nên ai cũng nể!

Bệnh nhân lại được gia đình đưa vào nhập viện lần 2 với chẩn đoán rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng đa chất (cần sa, ketamin...). Sau điều trị khoảng 12 ngày bệnh ổn định, gia đình xin ra viện điều trị ngoại trú.

Tuy nhiên T. đã không tuân thủ điều trị, không tái khám theo hẹn, không tham gia trị liệu tâm lý chống tái sử dụng chất. Khoảng 2-3 tháng sau, T. lại tái sử dụng các chất trên, không chỉ dùng ở các bữa tiệc hay tụ tập với bạn bè, cô còn mua sử dụng tại nhà riêng.

Gia đình hoảng sợ khi T. cáu gắt nhiều, đập phá đồ đạc trong nhà, đêm không ngủ, đi lại, đóng chặt cửa. Không chỉ vậy, tay cầm dao đi đi lại lại, T. cho rằng có người rình rập hại mình. Gia đình vội đưa bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần.

Sau khi được điều trị, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc và ăn ngủ tốt hơn. Đặc biệt, bệnh nhân hết hoang tưởng, cảm xúc hành vi ổn định và được ra viện.

Theo các bác sĩ, trường hợp của T. chỉ là một trong số nhiều ca được điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần thời gian qua do sử dụng chất gây nghiện.

Nguy hại của việc lạm dụng rượu, cần sa và các chất gây nghiện

Theo TS Hà, việc lạm dụng rượu, cần sa và các chất gây nghiện khác sẽ làm khiếm khuyết về cấu trúc và chức năng của não. Những trẻ sử dụng rượu nhiều năm sẽ giảm thể tích hồi hải mã (một cấu trúc quan trọng của não bộ, có tác dụng cải thiện khả năng ghi nhớ), vỏ não trước trán, tiểu não.

Kết quả dẫn đến suy giảm trí nhớ, sự chú ý và tốc độ xử lý thông tin và chức năng điều hành, việc lập kế hoạch, giải quyết các vấn đề sau này.

Đối với trẻ vị thành niên, việc điều trị sử dụng chất gây nghiện cần được giải quyết càng sớm càng tốt. Gia đình, cộng đồng và quy định pháp luật là những khía cạnh quan trọng trong quá trình điều trị, trong đó, gia đình phải theo dõi việc sử dụng chất trong quá trình điều trị. Tiếp tục điều trị trong thời gian thích hợp và chăm sóc liên tục sau đó là điều quan trọng để giúp trẻ từ bỏ chất gây nghiện.

Chia sẻ thêm thông tin, ThS Bùi Văn Toàn, phòng tâm lý lâm sàng Viện Sức khỏe tâm thần, cho rằng việc điều trị khi trẻ sử dụng chất gây nghiện dựa vào gia đình là vô cùng quan trọng.

Ngay khi trẻ có biểu hiện hoặc phát hiện trẻ có sử dụng chất gây nghiện, gia đình cần tỏ rõ quan điểm, đồng hành để thay đổi hành vi của trẻ. Chủ yếu, trẻ sử dụng chất gây nghiện do nguyên nhân stress hoặc muốn thể hiện bản thân. Vì vậy, gia đình cần theo dõi, giải quyết những vấn đề của trẻ để trẻ không tái sử dụng chất gây nghiện.

Tin cùng chuyên mục

Tiêm phòng cúm có gây tác dụng phụ không?

Tiêm phòng cúm có gây tác dụng phụ không?

7:39 | 24/04/2024

Cũng như nhiều loại thuốc khác, một số tác dụng phụ khác nhau có thể liên quan đến việc tiêm phòng cúm hoặc vaccine cúm dạng xịt mũi… Việc gặp phải một số tác dụng phụ là điều bình thường.

Nam sinh nghèo rửa bát thuê đỗ ĐH Oxford hiện ra sao sau 30 năm?

Nam sinh nghèo rửa bát thuê đỗ ĐH Oxford hiện ra sao sau 30 năm?

12:00 | 23/04/2024

Từ cậu bé sống khu ổ chuột, rửa bát thuê từng ngày để sống, sau 30 năm, Vi Minh Ân trở thành doanh nhân nổi tiếng và là thành viên Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Hạ viện Anh.

Trái ngược với chung cư 'sốt giá', biệt thự Hà Nội cắt lỗ đến cả triệu đô

Trái ngược với chung cư 'sốt giá', biệt thự Hà Nội cắt lỗ đến cả triệu đô

7:28 | 21/04/2024

Nhiều biệt thự đơn lập tại một dự án ở Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đang được rầm rộ rao bán cắt lỗ tới hàng triệu đô khiến nhiều người sửng sốt và cho rằng không loại trừ khả năng nhà đầu tư hay môi giới thông đồng tạo thông tin để làm nóng thị trường.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.