Đau mắt đỏ: Điều trị bệnh tại nhà như thế nào cho hiệu quả, an toàn?

13:34 | 09/09/2022

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Khi bệnh ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể điều trị bệnh ngay tại nhà. Vậy điều trị tại nhà như thế nào cho hiệu quả?

 

Theo Ths.Bs Phạm Huy Vũ Tùng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, mặc dù bệnh đau mắt đỏ lành tính, ít gây biến chứng nguy hiểm nhưng thường khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, khi mới mắc bệnh, người bệnh có thể điều trị bệnh ngay tại nhà mà không cần tới bệnh viện. Vậy điều trị bệnh tại nhà như thế nào cho hiệu quả? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây. 

Vệ sinh mắt đúng cách

Người bệnh nên sử dụng nước muối sinh lý chuyên dụng để rửa và vệ sinh mắt. Bởi nước muối sinh lý có đặc tính nhẹ dịu, an toàn, giúp rửa trôi đi mầm vi khuẩn gây bệnh, tạo độ ẩm, làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu, đau và ngứa mắt.

Không nên tự ý pha nước muối để rửa vì nước tự pha có nồng độ muối quá cao sẽ gây bỏng rát mắt. Đồng thời, bảo quản lọ nước muối và các dụng cụ sử dụng trong quá trình vệ sinh mắt được sạch sẽ, tránh bị bụi bẩn và hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào.

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra.

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra.

Các lưu ý khi dùng nước muối sinh lý khi chữa đau mắt đỏ tại nhà:

- Liều lượng: Dùng nước muối có nồng độ 0,9% để làm sạch mắt hàng ngày, sau khi ngủ dậy hoặc khi thấy mắt bị lem nhem do nhiều ghèn rỉ. Nhỏ khoảng 2 giọt cho một bên mắt ở mỗi lần sử dụng.

- Bảo quản: Nên sử dụng thuốc nhỏ mắt trong vòng 15 - 30 ngày sau khi mở nắp.

- Không nên sử dụng thuốc nhỏ mắt chung với người khác. Khi nhỏ không nên để đầu lọ thuốc chạm vào mắt và lông mi vì có thể sẽ làm nhiễm khuẩn.

- Thường xuyên thực hiện súc họng, xịt rửa mũi để loại bỏ virus gây bệnh.

Dùng nước nhỏ mắt nhân tạo

Nước nhỏ mắt nhân tạo có chứa chất làm ẩm, bôi trơn nhãn cầu và mang lại cảm giác thư giãn, dễ chịu cho đôi mắt, nên thường được dùng để hỗ trợ trị đau mắt đỏ tại nhà. Ngoài ra, nước nhỏ mắt nhân tạo có tác dụng hút, giữ nước nhằm duy trì độ ẩm trên bề mặt nhãn cầu và làm tăng độ nhầy giúp hạn chế tình trạng khô mắt.

Lưu ý: 

Không nên dùng các loại nước nhỏ mắt nhân tạo có chất bảo quản benzalkonium chloride.

Sử dụng nước mắt nhân tạo khi xuất hiện tình trạng khô mắt và không nên dùng liên tục nhiều ngày liền.

Người bị đau mắt đỏ cần có biện pháp chăm sóc mặt phù hợp để tránh những tổn thương và biến chứng không mong muốn.

Người bị đau mắt đỏ cần có biện pháp chăm sóc mặt phù hợp để tránh những tổn thương và biến chứng không mong muốn.

Chườm ấm

Chườm ấm giúp hạn chế tình trạng khô mắt, ngứa, mỏi mắt, giãn mạch, hạn chế bị tắc mạch và ngăn ngừa tình trạng bị mụn lẹo ở mắt do vấn đề tắc mạch gây ra.

Cách thực hiện:

Lấy một chiếc khăn sạch và vắt qua nước ấm.Gấp khăn lại và đặt lên 2 mắt.Mỗi lần đắp khoảng 10 - 20 phút, thực hiện từ 2-3 lần/ngày.

Lưu ý: Không dùng nước quá nóng để tránh bị bỏng mắt.

Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể

Nếu chế độ ăn thiếu cân bằng, không khoa học sẽ khiến cơ thể thiếu hụt các chất xơ, chất khoáng, chất kháng viêm. Từ đó khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, để cân đối lại, người bệnh nên tiêu thụ thêm các thực phẩm giàu axit béo Omega – 3 như cá hồi, các loại hạt.

Người bị đau mắt đỏ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe.

Người bị đau mắt đỏ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe.

Ngoài ra, người bệnh nên uống khoảng 8 ly nước (tương đương 1.5 – 2 lít nước) mỗi ngày để đảm bảo cơ thể có đủ lượng nước cần thiết, duy trì tốt hệ thống tuần hoàn và trao đổi chất.

Chú ý:

- Nếu các dấu hiệu bệnh ngày càng trầm trọng, người bệnh cần đến cơ sở y tế để kịp thời điều trị.
- Giữ vệ sinh khu vực mắt và rửa tay thường xuyên.
- Tuyệt đối không dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, gối) với người khác.
- Hạn chế dụi mắt, không đi bơi.

Tin cùng chuyên mục

4 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc hội chứng động mạch vành

4 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc hội chứng động mạch vành

7:36 | 17/05/2024

Động mạch vành là hệ thống mạch máu có chức năng nuôi dưỡng tim. Bệnh động mạch vành xảy ra khi lòng động mạch bị tắc nghẽn dẫn đến cơ tim thiếu dưỡng khí, làm bệnh nhân đau thắt ngực, đau tim thậm chí là tổn thương cơ tim.

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

7:34 | 15/05/2024

Mất nước là tình trạng cơ thể chúng ta sử dụng hoặc mất đi lượng nước nhiều hơn lượng nước được cung cấp hằng ngày.

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

7:33 | 11/05/2024

Các bệnh đường hô hấp thường gặp khi thời tiết nắng nóng là viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang. Phòng ngừa bệnh hô hấp bằng cách uống đủ nước, tiêm phòng vaccine

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.