Khám thận không thể bỏ qua loại xét nghiệm quan trọng này

14:31 | 14/10/2022

Đối với chẩn đoán các bệnh lý thận, tiết niệu thì xét nghiệm protein niệu được xem như là một test sàng lọc có ý nghĩa rất lớn. Mục đích của xét nghiệm nhằm đánh giá bệnh lý thận giúp cho việc điều trị và phòng tránh nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Theo bác sĩ Xét nghiệm hóa sinh - Khoa Xét nghiệm (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long), chỉ số protein trong nước tiểu giúp xác định lượng đạm có trong cơ thể.

Việc xét nghiệm protein niệu nhằm chẩn đoán các bệnh lý thận tiết niệu giúp cho việc điều trị và phòng tránh nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm.

1. Protein niệu là gì?

Protein niệu là cụm từ để chỉ sự có mặt của protein trong nước tiểu. Bình thường trong nước tiểu không có hoặc có rất ít protein do cơ chế tái hấp thu protein ở thận.

Trong hệ tiết niệu của cơ thể, thận được xem là cơ quan bài tiết chính. Khi thận khỏe nó có vai trò lọc, đào thải chất cặn bã, nước dư thừa cũng như độc tố ra ngoài cơ thể thông qua đường nước tiểu. Ngoài ra, bằng cách sản xuất nước tiểu, thận còn giúp kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào, điều hòa thể tích máu trong cơ thể. Nếu chức năng thận bị suy giảm, màng lọc cầu thận sẽ bị rộng ra nên phân tử protein có cơ hội đi qua đây để vào nước tiểu.

Nước tiểu bình thường sẽ không hoặc có rất ít protein (mức tiêu chuẩn protein trong nước tiểu cho phép là không quá 0,2 gam/24 giờ) vì thận của mỗi người đều có cơ chế tái hấp thu protein. Trường hợp protein trong nước tiểu vượt quá 3 gam/24 giờ thì đây là một trong những dấu hiệu bất thường có thể cảnh báo vấn đề ở thận, nguy hiểm nhất là suy thận.

Xét nghiệm protein niệu nhằm chẩn đoán các bệnh lý thận tiết niệu.

Xét nghiệm protein niệu nhằm chẩn đoán các bệnh lý thận tiết niệu.

2. Ý nghĩa của xét nghiệm protein nước tiểu

Theo ThS.BS Hoàng Thị Thúy (Bệnh viện Medlatec), xét nghiệm protein niệu được xem như là một test sàng lọc có ý nghĩa rất lớn:

- Xét nghiệm này thường được chỉ định sau khi đã xét nghiệm sàng lọc bằng que thử nước tiểu và có kết quả dương tính protein niệu. Mục đích của xét nghiệm nhằm đánh giá bệnh lý thận trong đó có cả protein niệu biến chứng tiểu đường và hội chứng thận hư.

- Đây là xét nghiệm không thể thiếu đối với chẩn đoán các bệnh lý về thận như: tổn thương ống thận, phản ứng tăng mẫn cảm, nhiễm độc thai kỳ, viêm cầu thận, tăng huyết áp ác tính, ban xuất huyết giảm tiểu cầu tắc mạch...

- Xét nghiệm còn hữu ích đối với xử trí bệnh đa u tủy xương cũng như đánh giá tình trạng giảm nồng độ protein trong máu.

- Giúp đánh giá, theo dõi các tác động gây độc cho thận trong quá trình dùng thuốc.

- Kết quả số lượng protein trong xét nghiệm nước tiểu như sau:

+ Chỉ là protein niệu sinh lý nếu lượng protein trong nước tiểu dưới 30mg/24 giờ.

+ Protein niệu vi thể khi lượng protein trong nước tiểu ở vào khoảng 30 - 300mg/24 giờ.

+ Protein niệu thực sự khi lượng protein trong nước tiểu vượt quá 300mg/24 giờ. 

3. Chẩn đoán bệnh thận tiết niệu thông qua protein niệu

ThS.BS Nguyễn Mạnh Thắng - Khoa Ngoại tổng hợp và Gây mê (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng) nhận định, Protein niệu là thông số quan trọng trong chẩn đoán các bệnh thận tiết niệu.

Khi lượng protein niệu xuất hiện không thường xuyên, lượng ít gọi là protein niệu thoáng qua gặp trong trường hợp:

- Do lao động gắng sức.

- Sốt cao.

- Suy tim phải.

- Nhiễm trùng đường tiết niệu.

- Protein niệu tư thế: Chẩn đoán xác định khi xuất hiện protein niệu khi đứng lâu và hết ở tư thế nằm bằng xét nghiệm protein niệu sau khi người bệnh nghỉ ngơi 2 giờ.

- Đối với phụ nữ có thai: Đặc biệt là 3 tháng cuối nếu xuất hiện protein niệu, kèm theo tăng huyết áp và phù thì phải chú ý vì rất có thể bị nhiễm độc thai nghén.

Protein niệu xuất hiện thường xuyên là biểu hiện các bệnh lý về thận tiết niệu hoặc do có bất thường về protein huyết tương.

- Do bất thường về protein huyết tương: Xuất hiện lượng lớn protein trong lượng phân tử thấp, chúng được lọc qua các cầu thận, khi lượng protein này được lọc quá mức tái hấp thu ở các ống thận thì sẽ bị đào thải ra ngoài và xuất hiện nhiều trong nước tiểu. Gặp trong bệnh đa u tủy xương, bệnh tan huyết (tiểu ra hemoglobin) hay do hủy cơ vân (tiểu ra myoglobin).

- Bệnh thận tiết niệu phân chia mức độ protein niệu để có hướng chẩn đoán bệnh:

+ Khi lượng protein niệu thấp < 1g/24h: Gặp trong các bệnh như viêm thận bể thận, viêm thận kẽ, thận đa nang, xơ mạch thận, tăng huyết áp.

+ Khi lượng protein niệu từ 1-3g/24h: Gặp trong các bệnh lý cầu thận viêm cầu thận cấp và mạn hay bệnh thận đái tháo đường, thường kèm theo các triệu chứng phù mềm, tiểu ít hay vô niệu, tăng huyết áp, tiểu máu...

+ Khi protein niệu cao > 3,5g/24h: Biểu hiện bệnh hội chứng thận hư, thường bao gồm các triệu chứng như giảm protein máu (<60g/l), tăng cholesterol và triglycerid, bệnh nhân phù nhiều, to và phù rất nhanh (do hạ protein máu làm giảm áp lực keo huyết tương, lượng dịch đẩy ra mô kẽ dẫn tới phù nhiều và nhanh).

Protein niệu có thể dễ dàng được phát hiện khi đi khám, thông qua xét nghiệm mẫu nước tiểu đơn giản.

Protein niệu có thể dễ dàng được phát hiện khi đi khám, thông qua xét nghiệm mẫu nước tiểu đơn giản.

4. Làm sao để cải thiện chỉ số protein niệu?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, Protein niệu không phải là một căn bệnh cụ thể. Protein niệu có thể dễ dàng được phát hiện khi đi khám, thông qua xét nghiệm mẫu nước tiểu đơn giản. Trường hợp Protein trong nước tiểu cao, điều trị đạm niệu phụ thuộc vào việc xác định và kiểm soát các nguyên nhân. Nếu là do bệnh thận thì cần có những can thiệp y tế thích hợp vì nếu không điều trị sẽ dẫn đến suy thận. Những người có bệnh mạn tính như tiểu đường và huyết áp cao rất cần các phương pháp điều trị thích hợp để ngăn chặn tổn thương thận gây ra protein niệu. Nếu tình trạng ở mức độ nhẹ thì không cần phải điều trị.

Trong nhiều trường hợp, việc thay đổi lối sống khoa học có thể giúp cho chỉ số protein niệu trở về mức bình thường. Các phương pháp nên áp dụng như:

- Bổ sung các loại ngũ cốc (đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt), trái cây và rau xanh.

- Lựa chọn chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol. 

- Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến có nhiều đường, natri.

- Giữ trọng lượng cơ thể khỏe mạnh nhờ hoạt động thể chất mỗi ngày.

- Bổ sung đủ lượng protein, calo, vitamin, kali, phốt pho và khoáng chất cần thiết.

Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, các chuyên gia khuyên người bệnh nên uống từ 6 - 8 ly nước/ngày (tầm 2l nước). Thiếu nước sẽ khiến thận sản xuất ít nước tiểu, điều này gây khó khăn trong việc thải chất độc và có thể dẫn đến protein niệu.

Có thời gian biểu tập luyện điều độ và nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng. Thay vì chạy hoặc chơi bóng rổ, hãy thử đi bộ hoặc tập yoga sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.

Tin cùng chuyên mục

4 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc hội chứng động mạch vành

4 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc hội chứng động mạch vành

7:36 | 17/05/2024

Động mạch vành là hệ thống mạch máu có chức năng nuôi dưỡng tim. Bệnh động mạch vành xảy ra khi lòng động mạch bị tắc nghẽn dẫn đến cơ tim thiếu dưỡng khí, làm bệnh nhân đau thắt ngực, đau tim thậm chí là tổn thương cơ tim.

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

7:34 | 15/05/2024

Mất nước là tình trạng cơ thể chúng ta sử dụng hoặc mất đi lượng nước nhiều hơn lượng nước được cung cấp hằng ngày.

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

7:33 | 11/05/2024

Các bệnh đường hô hấp thường gặp khi thời tiết nắng nóng là viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang. Phòng ngừa bệnh hô hấp bằng cách uống đủ nước, tiêm phòng vaccine

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.