Mắc đạm niệu, khi nào cần điều trị kiểm soát các nguyên nhân gây bệnh?

17:17 | 15/10/2022

Đạm niệu có thể dễ dàng được phát hiện khi đi khám, thông qua xét nghiệm mẫu nước tiểu đơn giản. Nếu tình trạng ở mức độ nhẹ thì không cần phải điều trị. Trường hợp protein trong nước tiểu cao, điều trị đạm niệu phụ thuộc vào việc xác định và kiểm soát các nguyên nhân.

Theo nhận định của bác sĩ chuyên khoa Bệnh viện Vinmec, đạm niệu (hay Protein niệu) không phải là một căn bệnh cụ thể. Protein niệu có thể dễ dàng được phát hiện khi đi khám, thông qua xét nghiệm mẫu nước tiểu đơn giản. Trường hợp Protein trong nước tiểu cao, điều trị đạm niệu phụ thuộc vào việc xác định và kiểm soát các nguyên nhân.

Bình thường, thận lọc, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể qua nước tiểu; tái hấp thu Protein vào máu. Khi thận hoạt động không bình thường, protein sẽ không ngừng bị rò rỉ vào nước tiểu và tăng cao bất thường, gây ra tình trạng đạm niệu. Một người có thể gặp phải tình trạng đạm niệu nếu lượng Protein trong nước tiểu cao hơn 150mg/ngày.

Protein niệu có thể dễ dàng được phát hiện khi đi khám, thông qua xét nghiệm mẫu nước tiểu đơn giản.

Protein niệu có thể dễ dàng được phát hiện khi đi khám, thông qua xét nghiệm mẫu nước tiểu đơn giản.

Bệnh đạm niệu có triệu chứng gì?

BSCKI Hồ Mạnh Linh (Khoa Thận Tiết niệu – Bệnh viện Medlatec) cho hay, trong giai đoạn đầu của tổn thương thận, bệnh nhân sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào. Đó là bởi vì chỉ có một lượng nhỏ protein trong nước tiểu của bệnh nhân.

Nhưng khi tổn thương thận tiến triển, nhiều protein sẽ đi vào nước tiểu của bệnh nhân. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như:

Nước tiểu bọt.

Phù bàn tay, bàn chân mắt cá chân, mặt hoặc bụng.

Đi tiểu nhiều.

Chuột rút cơ vào ban đêm.

Buồn nôn.

Nôn mửa.

Kém ăn.

Để chẩn đoán bệnh đạm niệu áp dụng phương pháp nào?

Cách duy nhất để chẩn đoán protein niệu là thông qua xét nghiệm nước tiểu, đo lượng protein trong nước tiểu của bệnh nhân.

Mẫu nước tiểu sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm, thông qua máy móc định lượng nồng độ protein trong nước nước tiểu của bệnh nhân.

Nếu bệnh nhân có vấn đề về thận, các bác sĩ sẽ lặp lại xét nghiệm nước tiểu ba lần trong ba tháng. Điều này giúp họ loại trừ các nguyên nhân tạm thời gây ra protein niệu hoặc cũng có thể yêu cầu xét nghiệm protein nước tiểu 24h.

Ngoài ra, để xác định nguyên nhân gây ra protein niệu bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm sau:

Thu thập nước tiểu 24 giờ: Nước tiểu của bệnh nhân được thu thập trong 24 giờ và gửi đến phòng thí nghiệm.

Xét nghiệm máu tỷ lệ lọc cầu thận (GMR): Xét nghiệm này kiểm tra chức năng thận của bệnh nhân.

Các xét nghiệm hình ảnh: Bệnh nhân có thể được siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính để chụp ảnh chi tiết về thận và đường tiết niệu của bệnh nhân.

Sinh thiết thận: Một mẫu thận của bệnh nhân được lấy ra và kiểm tra các dấu hiệu.

Theo bác sĩ chuyên khoa, nếu lượng đạm niệu ít người bệnh có thể không phải điều trị mà chỉ cần theo dõi thường xuyên và thăm khám định kỳ.

Theo bác sĩ chuyên khoa, nếu lượng đạm niệu ít người bệnh có thể không phải điều trị mà chỉ cần theo dõi thường xuyên và thăm khám định kỳ.

Khi nào cần điều trị đạm niệu?

Theo BS.CKII Nguyễn Hữu Nhật (Khoa Thận nhân tạo - Trung tâm Tiết niệu Thận học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM), nếu lượng đạm niệu ít, người bệnh có thể không phải điều trị mà chỉ cần theo dõi thường xuyên và thăm khám định kỳ.

Tuy nhiên, tình trạng đạm niệu tăng cao trong thời gian dài có thể khởi phát từ các bệnh lý nền, cần được điều trị sớm. Các bệnh lý có thể làm tăng đạm niệu bao gồm tăng huyết áp và đái tháo đường (hai nguyên nhân phổ biến nhất), các bệnh liên quan đến hệ thận niệu như: Hội chứng thận hư, viêm cầu thận, ung thư thận...; bệnh viêm khớp dạng thấp, lupus, đa u tủy, tiền sản giật...

Phác đồ điều trị đạm niệu sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và kết hợp với điều chỉnh trong thói quen sinh hoạt hàng ngày. Việc điều trị tích cực các bệnh lý nguyên nhân sẽ giúp kiểm soát tốt tình trạng đạm niệu, từ đó kéo dài thời gian điều trị nội khoa, làm chậm tốc độ phát triển thành bệnh thận giai đoạn cuối, giảm nguy cơ lọc máu và tử vong.

Bác sĩ Hữu Nhật cho biết thêm, ở giai đoạn đầu, đạm niệu thường không có triệu chứng rõ rệt mà phát triển một cách âm thầm. Tình trạng này có thể chỉ được phát hiện khi người bệnh tình cờ thực hiện xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán một bệnh lý khác. Khi người bệnh nhận thấy các triệu chứng như tiểu nhiều về đêm, nước tiểu có màu vàng đậm và nhiều bọt, thậm chí là có váng mỡ, chán ăn, buồn nôn, khó ngủ, phù mặt, phù bàn tay hoặc bàn chân, chuột rút về đêm... nghĩa là bệnh đã tiến triển nặng, thận có thể đã bị tổn thương. Người bệnh đối mặt với nguy cơ suy thận mạn, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong.

Khi thận bị tổn thương không có khả năng hồi phục, các phương pháp điều trị chỉ nhằm làm chậm quá trình phát triển bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Do đó, người bệnh cần có ý thức phòng bệnh hơn chữa bệnh bằng cách nên thực hiện một lối sống khoa học như hạn chế rượu bia, ngừng hút thuốc lá; vận động thường xuyên, tối thiểu 30 phút mỗi ngày; tăng cường chất xơ, hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, nhiều muối; dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và kiểm soát tốt các bệnh lý nền; xét nghiệm đạm niệu tối thiểu một lần mỗi năm... Đồng thời, cần đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám ngay khi nhận thấy bất thường ở nước tiểu.

Các phác đồ có thể được áp dụng trong điều trị đạm niệu bao gồm:

Thay đổi chế độ ăn uống: Nếu bệnh nhân bị bệnh thận, tiểu đường hoặc huyết áp cao, bác sĩ sẽ đề nghị thay đổi chế độ ăn uống cụ thể.

Giảm cân: Giảm cân có thể kiểm soát các tình trạng làm suy giảm chức năng thận.

Thuốc huyết áp: Nếu bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc tiểu đường, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp giảm huyết áp.

Thuốc điều trị bệnh tiểu đường: Bệnh nhân có thể cần dùng thuốc hoặc liệu pháp insulin để kiểm soát lượng đường huyết cao.

Lọc máu: Trong bệnh viêm cầu thận và suy thận, lọc máu được sử dụng để kiểm soát huyết áp cao và chất lỏng.

Tin cùng chuyên mục

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

7:34 | 15/05/2024

Mất nước là tình trạng cơ thể chúng ta sử dụng hoặc mất đi lượng nước nhiều hơn lượng nước được cung cấp hằng ngày.

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

7:33 | 11/05/2024

Các bệnh đường hô hấp thường gặp khi thời tiết nắng nóng là viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang. Phòng ngừa bệnh hô hấp bằng cách uống đủ nước, tiêm phòng vaccine

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

7:32 | 09/05/2024

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.