Bộ Tài Nguyên Môi trường phủ nhận thông tin Hà Nội ô nhiễm thứ 2 Đông Nam Á

Hà Nội ô nhiễm thứ 2 Đông Nam Á là không có cơ sở. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ TN&MT tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 2/4 vừa qua.

Thông tin từ Báo điện tử tri thức trực tuyến, thời gian qua, chất lượng không khí tại Hà nội và khu vực phía Bắc được cảnh báo ở mức rất xấu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người.

Cụ thể, trong tháng 1 và đầu tháng 3, theo kết quả quan trắc từ 10 trạm quan trắc của Bộ TN&MT, Sở TN&MT Hà Nội cho thấy, nồng độ bụi trong không khí ở một số điểm trong khu vực thành phố Hà Nội tăng cao đột biến.

Một số điểm như Phạm Văn Đồng, Hàng Đậu, Minh Khai, Láng Hạ , số ngày có chất lượng không khí ở mức kém và xấu cao hơn, nồng độ bụi mịn trung bình 24 giờ của một số ngày vượt giới hạn cho phép.

Theo đánh giá hàng năm, tình trạng ô nhiễm môi trường thường cao nhất vào thời điểm từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Nguyên nhân được xác định do mật độ phương tiện tham gia giao thông cao, những nơi có nhiều công trình xây dựng, nhà máy nhiều, tình trạng ô nhiễm bị đẩy lên mức cao hơn.

Thông tin Hà Nội ô nhiễm bụi PM2.5 thứ 2 ĐNA là không chính xác. Nguồn Baochinhphu

Trong báo cáo về hiện trạng chất lượng không khí toàn cầu so sánh giá trị bụi PM2.5 tại một số thành phố trong khu vực Đông Nam Á, Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID) cho rằng,  Hà Nội đứng thứ 2 sau Jakarta (Indonesia) về mức độ ô nhiễm bụi PM2.5 trong khu vực Đông Nam Á.

Thừa nhận chất lượng không khí ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vừa qua là rất cao, tuy nhiên nhận định Hà Nội ô nhiễm bụi đứng thứ 2 sau Đông Nam Á như GreenID đưa ra, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân khẳng định thông tin đó chưa chính xác.  

 Theo nguồn tin từ An Ninh Thủ Đô, trả lời báo chí tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 2/4, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân cho biết, dựa trên báo cáo của GreenID, trong bảng thống kê, GreenID chỉ có dữ liệu của 20 thành phố thuộc 4 quốc gia ở Đông Nam Á, không có dữ liệu thống kê của 11 quốc gia trong khu vực nên không có cơ sở để có thể đánh giá, xếp hạng theo như nhận định đã nêu.

 Muốn kết luận được tình trạng ô nhiễm ở thủ đô thì cần có 80 trạm quan trắc phủ khắp thành phố, trong khi hiện tại Hà Nội mới có 12 trạm.

“Chúng ta phải thừa nhận ô nhiễm bụi ở Hà Nội là cao nhưng không nên sao chép lại những thông tin không thật sự chính xác, gây hoang mang”, Thứ trưởng Bộ TN&MT nói.

Lãnh đạo Bộ TN&MT cũng khẳng định, Chính phủ, Bộ TN&MT và Hà Nội đang rất quyết liệt trong việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân.  

Bên cạnh đó, TS Đỗ Mạnh Cường, Phó trưởng phòng Sức khỏe Môi trường Cộng đồng (Bộ Y tế) cũng khuyên, người dân nên có ý thức tự bảo vệ mình, hạn chế ra ngoài trong thời điểm chất lượng không khí xấu, chỉ ra ngoài khi cần thiết. Nếu ra ngoài trời phải đeo khẩu trang và có kính mắt bảo vệ.