Cao Bằng: Hơn 91% người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh

Tính đến năm 2021, tỉnh Cao Bằng có tổng số gia đình nông thôn là 94.161 (hộ), số hộ gia đình nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh 86.113 hộ, tỉ lệ người dân nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh 91,45%.

Theo số liệu báo cáo từ Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Cao Bằng hiện trên địa bàn tỉnh có tổng số 1.319 công trình. Trong đó, các công trình bền vững là 46, công trình hoạt động bình thường 935, công trình kém hiệu quả 217 và 121 công trình không hoạt động hiệu quả.

Trong tổng số các công trình nêu trên, Trung tâm Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Cao Bằng đầu tư 193 hệ công trình. Trong đó, 84 hệ công trình thuộc Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả, vay vốn Ngân hàng Thế giới

Được biết, số hộ dân nông thôn sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh năm 2021 trên địa bàn tỉnh là 94.161 (hộ), số hộ gia đình nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh 86.113 hộ, tỉ lệ người dân nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh 91,45%.

Một hệ thống lọc nằm trong công trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn tại Cao Bằng đã được đưa vào sử dụng.

Theo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Cao Bằng, dự kiến trong năm 2022, đơn vị sẽ cố gắng phấn đấu đạt 92% người dân nông thôn trên toàn tỉnh được cấp nước hợp vệ sinh trên phạm vi toàn.

Kết quả thực hiện về cấp nước nông thôn cho cộng đồng dân giai đoạn 2016 – 2022, do Trung tâm Nước thực hiện, đại diện đơn vị cho biết: “Theo kế hoạch đến hết Chương trình đạt 12.600 đấu nối, đến nay, đã triển khai thi công xong 38/47 gói thầu đạt 11.738 đấu nối. Số đấu nối còn thiếu, sẽ đề xuất thực hiện khai thác các công trình được đầu tư từ các nguồn vốn khác trên địa bàn tỉnh, để kiểm đếm ngoài nhằm đảm bảo đạt chỉ tiêu theo kế hoạch của Chương trình (12.600 đấu nối)”.

Cũng theo Trung tâm nước sạch vệ sinh môi trường Cao Bằng: “Đơn vị đã tiến hành ghi nhận qua kết quả kiểm đếm, thời điểm báo cáo đã thực hiện xong nội dung kiểm đến năm 2021, đang chờ ghi nhận kết quả. Dự kiến đạt 11.611/12.600 đấu nối hợp lệ và 4.585/5.188 đấu nối bền vững. Dự kiến số đấu nối còn thiếu theo kế hoạch sẽ thực hiện kiểm năm 2022.

Đối với cấp nước và vệ sinh trường học, từ năm 2017 đến năm 2020, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành xây mới và cải tạo sửa chữa 56 công trình nước sạch và nhà vệ sinh trường học thuộc các xã dự kiến vệ sinh toàn xã và đã hoàn thành; Vệ sinh nông thôn, Sở Y tế (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thực hiện): Đầu tư xây mới, cải tạo, sửa chữa công trình cấp nước và vệ sinh Trạm y tế xã: 24/46, do đặc thù các trạm y tế xã được đầu tư mới trong thời gian gần đây đã có nhà vệ sinh đảm bảo hợp vệ sinh vì vậy chỉ số này đã đạt theo yêu cầu của Chương trình”.

Hệ thống bể pha dung dịch trong quá trình xử lý nước.

Theo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Cao Bằng, trong quá trình thực hiện Chương trình các dự án đơn vị được Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư kinh phí để thực hiện. Các Bộ, ngành liên quan chung tay phối hợp xây dựng các chế tài và chỉ đạo quyết liệt.

Tại địa bàn đơn vị cũng được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Cao Bằng và các Sở ban ngành quan tâm ủng hộ, tạo mọi điều kiện để thực hiện chương trình. Cụ thể bằng việc ban hành văn bản chỉ đạo để tháo gỡ các khó khăn, đẩy nhanh tiến độ và tổ chức thi công, giải ngân đạt kế hoạch giao. Thành lập Ban điều hành Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2020, tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương thực hiện chương trình.

Cùng với đó, thông qua công tác tuyên truyền, tại một số địa phương nhận thức của người dân được cải thiện, vậy nên việc huy động kinh phí đóng góp của người dân vùng dự án thuận lợi. Ý thức quản lý các công trình cấp nước tập trung sau đầu tư dần đi vào nề nếp.