"Họ nói chỉ cần có con trai"

Câu chuyện buồn về tư tưởng "trọng nam khinh nữ" trong thời hiện đại do PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, chia sẻ.

Trong quá trình làm công việc chọc hút ối để xét nghiệm dị dạng thai nhi, PGS.TS Trần Danh Cường - chuyên gia sản khoa hàng đầu Việt Nam về sàng lọc trước sinh và sơ sinh - cho biết, ông gặp rất nhiều trường hợp sản phụ và gia đình tha thiết phải có con trai bằng được. 

Đó là trường hợp một sản phụ lớn tuổi, được BS Cường làm xét nghiệm ối. Không may, kết quả cho thấy thai nhi có dị tật về nhiễm sắc thể gọi là hội chứng Down. Mắc hội chứng này, bé sinh ra sẽ bị kém phát triển, có nguy cơ tàn phế về trí tuệ.

Rõ ràng, họ tha thiết có một đứa con trai, bất chấp chất lượng sống của đứa bé ấy như thế nào ngay khi ra đời. 

Ở Việt Nam, tình trạng phân biệt đối xử giữa bé trai và bé gái là một trong các nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến mức chênh lệch đáng báo động của mất cân bằng giới tính khi sinh (GTKS) từ năm 2006 đến nay. 

Theo các chuyên gia, mất cân bằng GTKS là biểu hiện rõ rệt nhất của sự phân biệt đối xử nam nữ. Theo số liệu của Bộ Y tế, mặc dù nhà nước đã có nhiều chương trình can thiệp nhưng theo kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở công bố cuối năm 2019, tỷ số GTKS ở Việt Nam vẫn là 111,5 bé trai/00 bé gái. 

Đáng nói, mất cân bằng GTKS xảy ra ở cả thành thị và nông thôn, cả ở gia đình có điều kiện kinh tế và cả những gia đình ít điều kiện kinh tế hơn. Thậm chí mất cân bằng GTKS còn cao hơn ở những gia đình mà người vợ có trình độ học vấn cao hơn. 

Theo báo cáo về tình trạng dân số thế giới 2020 do UNFPA công bố thì mỗi năm ở Việt Nam có 40.800 bé gái không được sinh ra do thực hành lựa chọn giới tính thai nhi trên cơ sở định kiến giới. 

"Như chúng ta đã biết tỷ số GTKS ở mức tự nhiên là 103-105/100 bé gái được sinh ra sống. Dựa trên con số theo quy luật tự nhiên này và con số thực tế bé gái được sinh ra hằng năm tại Việt Nam thì chúng ta có thể tính ra được sự thiếu hụt bé gái như ở trên" - bà Quỳnh Anh giải thích. 

Nếu mất cân bằng GTKS không được giải quyết thì trong vòng 30 năm nữa dự đoán Việt Nam sẽ thiếu từ 2,3 đến 4,3 triệu phụ nữ, kèm theo hàng loạt hệ luỵ xã hội khác. Kinh nghiệm từ Trung Quốc và Ấn Độ cho thấy rằng, việc thiếu hụt nam giới sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nam giới mà còn cả phụ nữ. Ví dụ, nảy sinh vấn đề mua bán phụ nữ và trẻ em gái vì mục đích bóc lột tình dục, kết hôn sớm, bạo lực tình dục với phụ nữ và trẻ em gái... Đồng thời việc thiếu hụt phụ nữ cũng dẫn đến thay đổi quy mô lực lượng lao động và từ đó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của quốc gia.

Còn với nam giới, vì thiếu hụt phụ nữ nên nam giới sẽ khó có thể tìm được bạn đời để có thể kết hôn khi đến tuổi trưởng thành, điều này sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng hôn nhân. Đặc biệt là những nam giới từ nhóm yếu thế hơn như nam giới có trình độ học vấn thấp từ những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, nam giới khuyết tật càng dễ bị đẩy vào tình trạng dễ tổn thương hơn.