Tăng cường hợp tác, thúc đẩy già hóa năng động trong cộng đồng ASEAN

Sáng 18/11, Bộ Y tế Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức khai mạc Hội thảo quốc tế “Tăng cường hợp tác giữa các bên nhằm thúc đẩy già hóa năng động và

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, cộng đồng ASEAN có quy mô dân số lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Điều này mang đến những lợi thế nhất định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của ASEAN.

Các quốc gia ASEAN đang già hóa dân số như Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia sẽ trở thành các quốc gia siêu già vào năm 2050 và các quốc gia còn lại đã và đang ở thời kỳ dân số già hoặc già hóa dân số.

Cũng theo Thứ trưởng Trương Quốc Cường, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ già hóa dân số từ năm 2011 nhưng tốc độ già hóa dân số của Việt Nam thuộc hàng nhanh nhất thế giới. Số người cao tuổi Việt Nam (từ 65 tuổi trở lên) chiếm 7,7% dân số, tức có 7,4 triệu người cao tuổi. Riêng nhóm dân số từ 80 tuổi trở lên đã hơn 2 triệu người.

"Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng, phát huy vai trò và chăm sóc, bảo vệ người cao tuổi trong đó có chăm sóc y tế và không ai bị bỏ lại phía sau. Dân tộc Việt Nam có truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời nay luôn kính trọng người cao tuổi. Nhiều chính sách, chương trình chăm sóc sức khỏe, chăm sóc người cao tuổi đã được Việt Nam ban hành và thực hiện", Thứ trưởng Trương Quốc Cường nhấn mạnh.

Vì vậy, việc tăng cường phối hợp liên ngành cùng sự chung tay của các lĩnh vực tư nhân, các tổ chức, các bên liên quan nhằm xây dựng một xã hội già hóa năng động và khỏe mạnh là điều vô cùng quan trọng và cấp thiết.

"Già hóa là một thắng lợi của sự phát triển. Chúng ta cần thay đổi mục tiêu từ đơn thuần hỗ trợ cho cuộc sống của người cao tuổi sang giúp đỡ người cao tuổi có một cuộc sống tích cực, để họ có thể tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của xã hội và quốc gia", bà Naomi Kitahara nói.

Người cao tuổi phải được coi là một ưu tiên trong nỗ lực nhằm vượt qua đại dịch COVID-19 của cộng đồng ASEAN, nhằm đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong các hoạt động ứng phó nhân đạo cũng như trong nỗ lực phát triển.