VIDEO: Người bạch tạng từng bị phân biệt đối xử và “săn lùng” ra sao?

Người mắc bệnh bạch tạng không chỉ phải chịu những rủi ro liên quan đến bệnh tật và tuổi thọ ngắn mà ở một số nước Đông Phi những người này còn bị săn đuổi, tấn công ảnh hưởng đến cả tính mạng.

 

Tội phạm săn người da đen bạch tạng diễn ra từ thế kỷ trước nhưng ít được quan tâm, đặc biệt là ở các nước hàng loạt vụ sát hại người bạch tạng diễn ra tại các quốc gia Đông Phi như Malawi, Tanzania và Burundi. Trong quá khứ đã tồn tại niềm tin mông muội, rằng những đứa trẻ sơ sinh có màu da trắng ở châu Phi, nơi phần lớn là người da đen đã bị coi là nỗi bất hạnh, là ma quỷ, thậm chí còn bị sát hại ngay khi lọt lòng.

Sự mê tín này bắt nguồn từ chuyện hoang đường, rằng trẻ bạch tạng là kết quả của mối quan hệ không bình thường giữa phụ nữ da đen với ma quỷ nên nó ngấm sâu vào máu thịt của nhiều người.

Tình trạng suy thoái kinh tế, hệ thống giáo dục tồi tàn và tình trạng dân trí thấp, và cả những huyền thoại kinh dị chính là nguyên nhân dẫn đến làn sóng tội phạm săn đuổi người bạch tạng. Theo các huyền thoại này, người bạch tạng là ma quỷ, không biết đau.

Ngoài nỗi sợ bị săn đuổi, theo nghiên cứu của Tổ chức Điều trị Ung thư châu Âu tại Stockholm, Thụy Điển, người bạch tạng còn có rủi ro mắc bệnh rối loạn thị giác không gian cao do phần lớn các dây thần kinh thị giác chuyển đổi tín hiệu sai, lẫn lộn giữa các bán cầu, làm mất mối tương đồng sinh lý giữa các phần trên võng mạc mắt, dẫn đến tình trạng hình ảnh không được bán cầu não xử lý một cách hợp lý.

Ngoài ra, người bạch tạng còn có rủi ro mắc bệnh ung thư da rất cao do cơ thể không sản xuất đủ melanin, dẫn đến da của họ không có sắc tố, thiếu khả tự bảo vệ trước tia UV từ ánh mặt trời, vì vậy nhóm người này thường có khối u da trên mặt và cổ, ít được thăm khám, chữa trị nên dễ bị tử vong, tuổi thọ trung bình không quá 30 năm.