Người bệnh tăng huyết áp cần thận trọng khi sử dụng các chất bổ sung

8:32 | 15/11/2022

Một số loại thực phẩm chức năng, thảo mộc, vitamin và khoáng chất có thể có những lợi ích sức khỏe đáng kể, nhưng đối với những người bị tăng huyết áp cần thận trọng khi sử dụng các chất bổ sung này.

Sử dụng thực phẩm chức năng, các chất bổ sung hay thảo dược với mục tiêu tối ưu hóa sức khỏe, nhưng nhiều người không nhận ra rằng một số loại có thể gây hại vì có thể tương tác với các loại thuốc khác (cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn). 

Ví dụ, một số chất bổ sung trong các sản phẩm thực phẩm chức năng có thể làm tăng huyết áp hoặc tương tác với thuốc huyết áp làm cho thuốc kém hiệu quả hơn. 

 Sử dụng thực phẩm chức năng, người bệnh huyết áp cao cần thông báo với bác sĩ điều trị.

 Sử dụng thực phẩm chức năng, người bệnh huyết áp cao cần thông báo với bác sĩ điều trị.

1. Không dựa vào thực phẩm chức năng để điều trị tăng huyết áp

Không có bằng chứng khoa học chắc chắn rằng bất kỳ thực phẩm chức năng hay chất bổ sung nào có thể giúp giảm huyết áp. Các bác sĩ không khuyến cáo dùng thực phẩm chức năng để điều trị tăng huyết áp.

Thực phẩm chức năng hay các chất bổ sung không phải là một sự thay thế cho thuốc điều trị huyết áp theo toa hoặc các biện pháp thay đổi lối sống. Nếu muốn sử dụng thực phẩm chức năng để hỗ trợ người bệnh nên trao đổi với bác sĩ điều trị. 

Cách tốt nhất để kiểm soát huyết áp là duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, đạt được cân nặng hợp lý, giảm lượng natri, ăn một chế độ ăn uống tốt cho tim và tập thể dục thường xuyên; đồng thời kiểm tra huyết áp thường xuyên tại nhà, dùng thuốc theo đơn bác sĩ đều đặn, hằng ngày... 

2. Lưu ý khi bổ sung vitamin và khoáng chất

Khi áp dụng chế độ ăn đa dạng, cân bằng, giàu trái cây và rau quả có thể giúp đảm bảo cơ thể nhận được các vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Nếu nghi ngờ thiếu hoặc có nguy cơ thiếu vitamin, khoáng chất cần tham khảo ý kiến chuyên gia y tế hoặc dinh dưỡng trước khi sử dụng.

3. Thận trọng khi sử dụng thảo dược

Một số chất bổ sung thảo dược có thể ảnh hưởng đến huyết áp, bao gồm:

  • Cam thảo
  • Nhân sâm
  • Cây kim sa
  • Cây ma hoàng
 Cẩn thận khi sử dụng thuốc thảo dược vì có thể gây tương tác bất lợi với thuốc huyết áp.

 Cẩn thận khi sử dụng thuốc thảo dược vì có thể gây tương tác bất lợi với thuốc huyết áp.

Ngoài ra, một số thảo dược thường được sử dụng có thể tương tác với thuốc trị tăng huyết áp như:

  • Hoa anh thảo
  • Bạch quả
  • Nhân sâm
  • Cam thảo
  • St. John's Wort

4. Các chất khác có thể làm tăng huyết áp

Nếu đang điều trị tăng huyết áp, nên biết rằng các chất và thuốc sau đây có thể làm tăng huyết áp:

  • Caffeine
  • Rượu bia
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) đặc biệt khi sử dụng lâu dài
  • Thuốc tránh thai nội tiết tố
  • Một số loại thuốc chống trầm cảm
  • Một số thuốc chống loạn thần
  • Thuốc steroid

Vì vậy, để đảm bảo an toàn, tránh các tương tác gây bất lợi ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh cũng như sức khoẻ, người bệnh tăng huyết áp cần thận trọng khi sử dụng thuốc cũng như các sản phẩm thực phẩm chức năng, thảo dược... Không nên tự ý sử dụng.

Tin cùng chuyên mục

Mẹo đi bộ an toàn ở người cao tuổi, tránh té ngã

Mẹo đi bộ an toàn ở người cao tuổi, tránh té ngã

7:19 | 08/11/2024

Đi bộ là bài tập tốt cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là người lớn tuổi. Một số mẹo giúp người cao tuổi đi bộ an toàn, ngăn ngừa chấn thương...

Uống nước lá vối mỗi ngày có tốt không?

Uống nước lá vối mỗi ngày có tốt không?

7:18 | 06/11/2024

Lá vối có vị hơi đắng, chát, tính hàn, vào kinh phế, can và bàng quang. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, tiêu viêm, kháng khuẩn và có chức năng điều hòa phổi, gan và bàng quang..

8 cách đơn giản tăng cường năng lượng tự nhiên cho cơ thể

8 cách đơn giản tăng cường năng lượng tự nhiên cho cơ thể

7:17 | 04/11/2024

Caffeine hoặc đồ ăn nhẹ có đường có thể là giải pháp tăng cường năng lượng nhanh chóng nhưng lại gây tác động tiêu cực cho sức khỏe nếu dùng quá nhiều...

Ảnh-Video-Emagazine

Người dân lao đao vì tôm nuôi trôi theo lũ

Người dân lao đao vì tôm nuôi trôi theo lũ

Mưa lớn, nước lũ đổ về nhanh khiến nhiều héc ta hồ nuôi tôm của người dân xã Vĩnh Sơn (Quảng Trị) bị nhấn chìm. Tôm trôi theo lũ, vốn liếng, công sức của người dân bỏ ra hơn 1 tháng qua gần như đổ sông, đổ bể.