Uống nước lá vối mỗi ngày có tốt không?

7:18 | 06/11/2024

Lá vối có vị hơi đắng, chát, tính hàn, vào kinh phế, can và bàng quang. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, tiêu viêm, kháng khuẩn và có chức năng điều hòa phổi, gan và bàng quang..

Lá vối thường được dùng như một loại nước uống hàng ngày, tuy nhiên nhiều người thắc mắc liệu uống lá vối hàng ngày có tốt cho sức khỏe không? Bài viết này sẽ trả lời những câu hỏi trên.

Những công dụng của lá vối

Theo các nghiên cứu y học đại hiện nay cho thấy trong lá vối có chứa rất nhiều chất kháng sinh có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn như Streptococcus, Staphylococcus và vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis, acid triterpenic và chứa rất ít tanin.

Trong y học cổ truyền, dùng lá vối để hỗ trợ tiêu hóa, kiện tỳ, giảm mỡ máu, chống oxy hóa, lợi tiểu và tiêu độc, hỗ trợ và điều trị tiểu đường. Theo kinh nghiệm dân gian sử dụng lá vối để sát khuẩn vết thương và để điều trị các bệnh ngoài da như ghẻ lở, bệnh chốc đầu, mụn nhọt …

Uống lá vối hàng ngày có tốt không?

Theo các nghiên cứu hiện nay dùng lá vối hãm nước uống hàng có tác dụng như sau:

Hỗ trợ tiêu hóa: Lá vối có tác dụng kháng khuẩn, tiết dịch dạ dày kích thích tiêu hóa, giảm đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.

Hỗ trợ điều trị bệnh gout: Uống nước lá vối có khả năng lợi tiểu, tăng cường đào thải acid uric ra khỏi cơ thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout, loại bỏ các loại thức ăn dư thừa dầu mỡ.

Giảm mỡ máu: Trong lá vối có nhiều thành phần như vitamin, khoáng chất và có thành phần beta sitosterol có khả năng giúp quá trình chuyển hóa cholestrol trong máu được điều hòa, thông suốt giúp ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh lý về mỡ máu.

Hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da: Trong lá vối có các thành phần tanin giúp cơ thể kháng khuẩn, chống viêm, và làm dịu các kích ứng trên da do các bệnh lý về da đem lại.

 

 

Uống nước lá vối tốt cho sức khỏe nhưng cần phải uống có liều lượng thời gian nhất định nếu không sẽ gặp phải những tác dụng phụ không đáng có.

Viêm đại tràng: Lá vối có chất chống oxy hóa, kháng viêm, tác dụng làm giảm các cơn đau do viêm đạị tràng mạn tính đem lại.

Tốt cho người bệnh đái tháo đường : Lá vối có nhiều chất flavonoid có tác dụng kiểm soát hàm lượng đường trong máu, giúp cho tế bào beta tuyến tụy tránh khỏi các tổn thương do các tác động bên ngoài đem lại. Tuy nhiên, người dùng lưu ý không thể vì điều này mà dùng lá vối thay thuốc điều trị đái tháo đường.

Tiêu độc: Lá vối có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và tiêu viêm vì vậy giúp cho cơ thể thanh lọc tăng cường khả năng bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể.

Lá vối có tác dụng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, việc dùng lâu dài cũng cũng không có lợi cho cơ thể, có thể đem lại các tác dụng phụ không mong muốn. Bất kỳ các loại thảo dược dù có tốt đến đâu đều có chỉ định thời gian sử dụng của nó. Vì vậy, thời gian dùng lá vối cũng vậy, tốt nhất dùng trong 1 tháng, rồi nghỉ 1 thời gian lại dùng tiếp.

Một số bài thuốc kinh nghiệm từ lá vối

Bài thuốc giảm mở máu: Lấy 25g lá vối khô hoặc 40g lá tươi, 3g cam thảo. Sắc uống hàng ngày.

Đau đầu, mắt mờ: Mạn kinh tử (hạt vối) 15g, cúc hoa 8g, tế tân 3g, xuyên khung 8g, cam thảo 5g, bạch chỉ 6g, kỷ tử 8g sắc với 600ml nước, lấy 200ml. uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn. Uống liên tục 20 ngày.

Gan nhiễm mỡ: Mạn kinh tử (hạt vối) 20g, hạ khô thảo 20g, hà diệp (lá sen phơi khô) 20g, ô mai 5 quả, cà gai leo 15g, diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa) 10g đun nước uống hằng ngày. Trong vòng 30 ngày.

Chữa bệnh đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu, viêm đại tràng: Lá vối 25g khô, hoặc 50g tươi, cam thảo 5g. Sắc uống thay nước hàng ngày.

Chữa bệnh lở ngứa: Lấy 200g lá vối nấu thật đặc rồi đem rửa vùng da bị viêm, bị lở ngứa.

Điều trị bệnh gout: Lấy 20g lá vối khô, hoặc 40g lá tươi, cam thảo 3 gam. Sắc uống thay nước hàng ngày.

Những lưu ý khi sử dụng lá vối

  • Không nên sử dụng lá vối trong thời gian dài, vì lá vối có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn mạnh sẽ tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể
  • Thể trạng gầy yếu, sức khỏe yếu, cơ thể đang suy nhược thì không nên dùng.
  • Không nên uống lá vối quá đặc sẽ dẫn đến tình trạng kích thích tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.
  • Không nên uống lượng nước lá vối quá nhiều trong ngày dẫn đến quá tải cho thận ảnh hưởng đển bài tiết của cơ thể.
  • Không nên sử dụng nước lá vối khi bụng đang đói và sử dụng nước lá vối đã để qua đêm dễ dẫn đến vi khuẩn xâm nhập gây ra ảnh hưởng cho tiêu hóa.
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ hoặc người mắc các bệnh lý nền nên thận trọng khi sử dụng.
  • Trong thời gian sử dụng nếu thấy cơ thể có bất thường như buồn nôn, chóng mặt, người mẫn ngứa thì ngay lập tức ngừng sử dụng. Nếu cần thiết phải đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ xử lý kịp thời.

Tuy lá vối có tác dụng chính là hỗ trợ sức khỏe, trước khi sử dụng thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn và hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả và an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Cách ngăn ngừa đau cổ do công nghệ

Cách ngăn ngừa đau cổ do công nghệ

7:21 | 12/11/2024

Đau cổ do công nghệ là tình trạng đau cổ mạn tính, do liên tục căng cơ cổ khi sử dụng công nghệ như điện thoại, máy tính bảng và máy tính...

5 vị thuốc hỗ trợ giảm trào ngược dạ dày

5 vị thuốc hỗ trợ giảm trào ngược dạ dày

7:20 | 10/11/2024

Các vị thuốc trong Đông y từ lâu đã được xem là phương pháp hỗ trợ điều trị, giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản.

Mẹo đi bộ an toàn ở người cao tuổi, tránh té ngã

Mẹo đi bộ an toàn ở người cao tuổi, tránh té ngã

7:19 | 08/11/2024

Đi bộ là bài tập tốt cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là người lớn tuổi. Một số mẹo giúp người cao tuổi đi bộ an toàn, ngăn ngừa chấn thương...