Những chiếc khẩu trang đầu tiên ra đời chỉ để làm một việc ít ai ngờ đến

6:10 | 18/09/2022

Trong thời kỳ dịch COVID-19 bùng phát, khẩu trang y tế đã trở thành một vật dụng không thể thiếu của con người. Thế nhưng, ít ai biết rằng để cho ra đời chiếc khẩu trang với nhiều tính năng như ngày nay, lịch sử phát triển của nó đã trải qua hàng thế kỷ.

Những chiếc khẩu trang đầu tiên được ghi nhận chỉ để ngăn hơi thở của người hầu

Dựa vào những ghi chép của nhà thám hiểm người Italy là Marco Polo, khi ông này đến Trung Quốc hồi thế kỷ 13 cho thấy công dụng sơ khai của những chiếc khẩu trang được nhắc tới.

Vào thời điểm đó, khi đến Trung Quốc, nhà thám hiểm này được một vị quan lớn nhà Nguyên mời dự yến tiệc. Tại đây, Marco Polo thấy những người hầu đều đeo quanh miệng một mảnh vải lụa. Theo giải thích của gia chủ và người dùng, mảnh vải đó là nhằm ngăn không cho hơi thở của người hầu "ám" vào thức ăn.

Chiếc khẩu trang đầu tiên được làm ra để tránh việc “ngửi thấy mùi” (Ảnh minh họa)

Chiếc khẩu trang đầu tiên được làm ra để tránh việc “ngửi thấy mùi” (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, loại "khẩu trang" này chỉ xuất hiện ở những nơi quyền quý, và hoàn toàn không có mục đích phòng ngừa bệnh tật.

Chiếc khẩu trang y tế đầu tiên có hình mỏ chim

Christos Lynteris, giảng viên cao cấp tại khoa Nhân chủng học xã hội tại Đại học St.Andrew (Anh) và là chuyên gia về lịch sử khẩu trang y tế cho biết, ngược dòng thời gian về thời điểm trước khi con người biết đến sự hiện diện của vi rút và vi khuẩn, chúng ta chỉ đeo mặt nạ theo những cách ngẫu nhiên.

Chiếc khẩu trang đầu tiên được cho là ra đời năm 1619. Lúc này, bệnh dịch hạch nhanh chóng lây lan khắp Châu Âu… giết chết gần nửa triệu người ở Pháp, Italy, Đức, Tây Ban Nha…. Khi đó người ta chỉ biết giết chuột hoặc tránh xa loài chuột.

Khi đó, bác sĩ Charles de Lorme làm việc tại Bệnh viện St Louis, Paris, Pháp. Nhận thấy các bác sĩ bị nhiễm đều là những người đã tiếp xúc với xác chết. Từ đó, bác sĩ Charles de Lorme đề nghị phải cách ly cái mũi của bác sĩ khỏi “tử khí”. Sau nhiều ngày nghiên cứu, Charles de Lorme cho ra đời chiếc khẩu trang đầu tiên của nhân loại. Nó làm bằng những thanh gỗ thông vót mỏng, uốn thành hình cái mỏ của một con chim. Bên ngoài mỏ bọc vải lanh rồi cho vào trong mỏ một số thảo mộc tỏa ra mùi thơm. Thế nhưng hiện tượng nhiễm bệnh vẫn không chấm dứt.

Khẩu trang mỏ chim năm 1619.

Khẩu trang mỏ chim năm 1619.

Christos Lynteris chỉ vào các bức tranh thời Phục hưng có hình các nhân vật đang che mũi bằng khăn tay để tránh bệnh tật. Trong vài bức tranh khắc hoạ lại Marseilles, Pháp năm 1720, nơi từng là tâm chấn của bệnh dịch hạch, người đào mộ và xử lý thi thể quấn một lớp vải mỏng quanh mặt họ, mặc dù dịch bệnh này được cho là lây lan từ bọ chét trên loài chuột. “Hành động trên không đơn thuần là cách để chống lại sự lây lan từ người bệnh, những người này tin rằng các bệnh như dịch hạch xuất phát từ khí độc bốc lên từ mặt đất và lan truyền trong không khí.”

Từ ý tưởng độc đáo của bác sĩ Charles de Lorme những phiên bản khác của khẩu trang y tế dần dần xuất hiện với nhiều hình dạng khác nhau phục vụ cho mục đích phòng chống dịch bệnh. Vậy câu chuyện về chiếc khẩu trang y tế qua các thời đại với hình dạng thú vị ra sao? Quý độc giả hãy cùng theo dõi các bài viết trên Chuyên trang Thời đại Plus - Báo Sức khỏe và Đời sống trong các bài viết sau kỳ sau! 

Tin cùng chuyên mục

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nà

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nà

7:20 | 20/05/2024

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì có thể thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bổ sung lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Thuốc trị rối loạn tiền đình

Thuốc trị rối loạn tiền đình

7:19 | 18/05/2024

Việc điều trị rối loạn tiền đình sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm của bệnh…

Cách trị đau đầu ngày 'đèn đỏ'

Cách trị đau đầu ngày 'đèn đỏ'

7:18 | 16/05/2024

Đau đầu trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt là tình trạng khá phổ biến ở nhiều phụ nữ. Vậy làm thế nào để trị?

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.