VIDEO: Lịch sử phát triển nghìn năm của băng vệ sinh - thứ cứu mạng hàng triệu phụ nữ

16:17 | 05/09/2022

Có thế nói băng vệ sinh là một trong những phát minh “vĩ đại có tính lịch sử” vì đã cứu một nửa thế giới vượt qua những ngày đèn đỏ khó chịu. Vậy làm thế nào để có được một sản phẩm hoàn hảo, gọn nhẹ, êm ái như hiện nay?

Băng vệ sinh ngày nay là một vật dụng không thể thiếu với hầu hết phụ nữ trên thế giới. Theo tờ The Los Angesles Times, chỉ riêng Trung Quốc đã sản xuất đến 85 tỉ gói băng vệ sinh trong năm 2015. Nhưng bạn có biết những "lá chắn" này có từ khi nào?

Cây, cỏ, cát… đều được sử dụng 

Theo tờ The India Times, phụ nữ thời xưa có rất nhiều cách thích ứng với những ngày hành kinh.

Thời Ai Cập cổ đại, phụ nữ dùng dụng cụ giống tampon ngày nay làm bằng cây papyrus - một loại cây dùng làm giấy - để giữ khô ráo những ngày "đèn đỏ". Người ta thường ngâm cây papyrus vào nước cho mềm sau đó dùng như miếng băng vệ sinh.

Ở châu Âu, một số qúy bà sử dụng một loại rêu xanh buộc trong một miếng vải sau đó đặt dưới quần lót để hút ẩm.

Phụ nữ Trung Quốc thì bỏ cát sạch vào một miếng vải rồi buộc thật chặt làm "vũ khí" bí mật. Khi "vũ khí" thấm nước, họ vứt cát đi và giặt sạch miếng vải để sử dụng lần sau.

Ở châu Phi và châu Úc, phụ nữ thường dùng cỏ như một cách hút ẩm tuy nhiên thường rất khó chịu vì cỏ khá nhọn và dày và có thể gây tổn thương da.

Khi xã hội tiến bộ hơn, thời phong kiến, người ta sử dụng nhiều loại vật liệu khác như lông cừu, băng gạc, quần áo cũ...

Băng có quai đeo

Vào thế kỷ thứ 19, nguyên mẫu đầu tiên của băng vệ sinh ra đời ở Na Uy. Đây là những miếng lót thiết kế với dây đeo làm bằng cotton có thể sử giặt sạch tái sử dụng nhiều lần. Nhưng loại này chỉ phổ biến cục bộ.

Vào thế kỷ 18, Benjamin Franklin (1706-1790) thiết kế một mẫu băng vết thương bằng cotton dùng một lần giúp các binh sĩ bị thương cầm máu.

Dựa trên thế ý tưởng này, đến khoảng năm 1888, hãng Johnshon & Johnshon cải tiến băng vết thương dùng một lần cho binh lính thành sản phẩm Lister's Towels dùng cho phụ nữ "tới tháng" nhưng do quá mới và không thể quảng cáo nên sản phẩm không thành công.

Trong Thế chiến I, các nữ y tá Pháp tìm một sản phẩm giúp kiểm soát máu của thương binh hiệu quả nhưng lúc bấy giờ lượng cotton không đáp ứng đủ nhu cầu. Sau khi Mỹ tham chiến vào năm 1917, tập đoàn Kimberly-Clark sản xuất loại băng vết thương bằng cellucotton - một vật hấp thụ được làm bằng bột gỗ.

Các nữ y tá nhận thấy những miếng lót này quá tiện ích khi vừa có thể thấm ẩm nhanh, vừa dễ tìm nguyên liệu, vừa rẻ tiền nên có thể làm băng vệ sinh cho phụ nữ. Sau khi chiến tranh kết thúc, tập đoàn Kimberly-Clark quyết định biến sản phẩm vốn dành cho lính thành loại băng vệ sinh phụ nữ. Và đến năm 1920, nhãn hiệu Kotex nổi tiếng ra đời.

Quai đeo "tuyệt chủng" những năm 80

Cho tới những năm 1970 phụ nữ vẫn sử dụng quai vệ sinh được bày bán rộng rãi với bao bì bắt mắt. Có một khoảng thời gian, do quai băng vệ sinh bất tiền, nhiều phụ nữ quay lại dùng vải màn, vải xô dùng một lần gắn kim băng gài vào quần lót hoặc dây thắt để cố định.

Do nhu cầu thực tế, công nghệ sản xuất băng vệ sinh chuyển sang một bước tiến mới khi làm ra những miếng gọn gàng với cánh dính cố định ở mặt sau và chỉ dùng một lần. Đây chính là phiên bản gần gũi với băng vệ sinh hiện đại, chính thức ra mắt vào năm 1971 với sản phẩm đầu tiên là New Freedom. Phát minh này góp phần "bức tử" miếng lót có dây đeo vào đầu thập niên 1980.

Từ đó đến nay, băng vệ sinh có cánh dần được cải tiến về mẫu mã và công nghệ, dần trở nên mỏng, nhẹ và tiện lợi hơn cho chị em phụ nữ với thiết kế và vật liệu làm miếng đệm thay đổi qua các năm.

Dù phổ biến nhưng băng vệ sinh lại ít được sử dụng ở vài quốc gia như Mỹ. Năm 2017, số phụ nữ Mỹ dùng băng vệ sinh rất ít, chỉ khoảng 60,18 triệu người và dự kiến sẽ giảm xuống còn 53,04 triệu người vào năm 2020. 

Nguyên nhân do 70% phụ nữ Mỹ sử dụng tampon - một "vũ khí" trị ngày đèn đỏ xuất hiện những năm 1930.

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

20:28 | 26/02/2023

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.

Bác sĩ quân y Việt Nam kịp thời cấp cứu cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ bị gãy xương cổ chân

Bác sĩ quân y Việt Nam kịp thời cấp cứu cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ bị gãy xương cổ chân

9:36 | 19/02/2023

Trưa ngày 18/2 theo giờ địa phương, bệnh nhân Comert (24 tuổi), người Thổ Nhĩ Kỳ vào Tổ quân y Việt Nam để cấp cứu. Tại đây anh được Thượng tá, BS Văn Trọng Trung và tổ quân y thăm khám và chẩn đoán chấn thương, nghi gãy xương cổ chân trái do tai nạn lao động.

Làng đào Nhật Tân tất bật chăm sóc cây sau Tết

Làng đào Nhật Tân tất bật chăm sóc cây sau Tết

15:19 | 15/02/2023

Sau dịp Tết Nguyên đán 2023, người dân ở "thủ phủ" đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP. Hà Nội) lại tất bật hồi sinh cho những gốc đào cũ để phục vụ cho mùa Tết năm sau.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.