Những điều chưa biết về kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng sóng siêu âm

14:00 | 29/09/2022

Siêu âm là một phương pháp giúp chẩn đoán và điều trị bệnh được áp dụng phổ biến trong y học. Vậy kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng sóng siêu âm được áp dụng như thế nào? Cùng Thời đại Plus tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ vấn đề.

Theo ThS.BS Hồ Hoàng Phương – Giám đốc Trung tâm chẩn đoán hình ảnh (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – TP.HCM), ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của y học hiện đại, nhiều phương pháp hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý xuất hiện, góp phần phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường bên trong cơ thể trong đó là kỹ thuật siêu âm.

Siêu âm là một phương pháp phổ biến, hiệu quả và an toàn tuy nhiên cần có sự chỉ định và khuyến cáo từ bác sĩ.

1.Siêu âm là gì?

Siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng cách sử dụng sóng siêu âm (sóng âm tần số cao) để xây dựng và tái tạo hình ảnh về cấu trúc bên trong của cơ thể. Siêu âm là một phương pháp giúp chẩn đoán và điều trị bệnh được áp dụng phổ biến trong y học.

Siêu âm là phương pháp được áp dụng phổ biến trong y học.

Siêu âm là phương pháp được áp dụng phổ biến trong y học.

2. Mục đích của siêu âm

Siêu âm là kỹ thuật sử dụng sóng âm thanh tần số cao để chụp lại hình ảnh các cơ quan, hệ cơ quan, nội tạng bên trong cơ thể mà không cần sử dụng đến các phương pháp xâm lấn khác như phẫu thuật. Với nền y học ngày càng phát triển, siêu âm không chỉ ghi lại những hình ảnh của các mô mà kỹ thuật này còn có thể mô tả sự chuyển động của các cơ quan hay mạch máu trong cơ thể.

Không giống như chụp X-quang hay chụp cắt lớp vi tính, siêu âm không sử dụng các tia bức xạ do đó tạo ra tính an toàn cho cơ thể, đặc biệt nhất là đối với những trường hợp siêu âm thai nhi.

Hình ảnh siêu âm là công cụ chẩn đoán có giá trị cao trong y học. Tùy theo chỉ định của các bác sĩ, siêu âm có thể mang những mục đích sau:

● Siêu âm ổ bụng: Kỹ thuật này là quan sát các mô, cơ quan trong khu vực như gan, tụy, lách... nhằm tìm ra những dấu hiệu bất thường.

● Siêu âm xương: Siêu âm để đánh giá độ loãng của xương giúp bác sỹ đưa ra lời khuyên nhằm hạn chế tình trạng gãy xương của bệnh nhân.

● Siêu âm vú: Quan sát và sàng lọc sớm những biểu hiện của ung thư vú.

● Siêu âm Doppler: Tính toán lưu lượng và tốc độ máu chảy trong lòng mạch, phát hiện các cục máu đông cản trở dòng chảy của máu và các bệnh liên quan đến tim mạch khác.

● Siêu âm tim: Quan sát và phát hiện những bất thường của tim.

● Siêu âm thai: Kỹ thuật này có nhiều mục đích: Xác định giới tính của thai, sàng lọc thai bất thường, dị tật bẩm sinh hay kiểm tra các cơ quan sinh sản của người phụ nữ như tử cung, buồng trứng...

● Sinh thiết: Siêu âm có thể giúp các kỹ thuật viên lấy chính xác tế bào tại các mô cần tiến hành sinh thiết.

3. Siêu âm có những ưu – nhược điểm gì?

Siêu âm được biết đến là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, hỗ trợ bác sĩ trong công tác chẩn đoán và điều trị bệnh. Những tiến bộ vượt bậc trong kỹ thuật siêu âm hiện đại phải kể đến siêu âm 3 chiều (3D) có khả năng tái tạo các dữ liệu thu nhận được từ sóng âm thành hình ảnh 3 chiều, hay siêu âm 4 chiều (4D) là siêu âm 3 chiều có tích hợp thêm ghi nhận sự chuyển động.

Siêu âm không sử dụng các tia bức xạ do đó tạo ra tính an toàn cho cơ thể, đặc biệt với những trường hợp siêu âm thai nhi.

Siêu âm không sử dụng các tia bức xạ do đó tạo ra tính an toàn cho cơ thể, đặc biệt với những trường hợp siêu âm thai nhi.

Ưu điểm của siêu âm:

● Hỗ trợ bác sĩ thực hiện công tác thăm khám, chẩn đoán các bệnh lý như u nang, viêm, dị dạng… ở nhiều vị trí trên cơ thể như gan, mật, thận, ổ bụng, vú, tử cung…

● Cung cấp hình ảnh rõ nét đánh giá sự phát triển của thai nhi, đặc biệt với siêu âm 3D, 4D có thể phát hiện sớm các dị tật hình thái ở thai nhi (nếu có).

● Đánh giá chính xác vị trí và kích thước của sỏi như sỏi thận, sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang…

● Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, không gây hại, gây đau cho người sử dụng, có thể thực hiện kiểm tra nhiều lần nếu cần thiết.

● Kỹ thuật siêu âm sử dụng sóng âm, không sử dụng tia phóng xạ ion hóa như trong X-quang nên không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Đồng thời, còn cho phép nhìn thấy những hình ảnh rõ nét của các mô mềm mà X-quang thường không nhìn rõ.

● Siêu âm 4D giúp bố mẹ nhìn thấy được hình hài, mặt mũi của trẻ khi còn trong bào thai.

● Siêu âm ít tốn kém hơn những phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác, nên thường được cân nhắc sử dụng phổ biến.

Nhược điểm siêu âm:

● Không thể của chẩn đoán chính xác những bất thường ở ruột và những cơ quan bị ruột che khuất vì sóng âm bị cản trở bởi không khí và hơi. Thay vào đó, các kỹ thuật CT scan hoặc MRI sẽ được cân nhắc trong trường hợp này.

● Kỹ thuật siêu âm không truyền qua được trong không khí, chính vì thế các cơ quan như tụy, dạ dày, động mạch chủ sẽ cần kết hợp thêm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác.

● Kỹ thuật siêu âm chỉ thể hiện hình ảnh bề mặt ngoài của xương, không thể hiện hình ảnh bên trong xương.

● Độ xuyên thấu của sóng siêu âm bị giới hạn, nhất là ở những cấu trúc sâu bên trong cơ thể. Do đó, phương pháp này hạn chế sử dụng ở người thừa cân, béo phì.

● Hiệu quả của kỹ thuật này phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của bác sĩ siêu âm để cho những hình ảnh chất lượng tốt nhất.

Có rất nhiều loại siêu âm được áp dụng trong y khoa.

Có rất nhiều loại siêu âm được áp dụng trong y khoa.

4. Có những loại siêu âm nào được sử dụng phổ biến trong y khoa?

● Siêu âm 3D.

● Siêu âm 4D.

● Siêu âm Doppler.

● Siêu âm tim.

● Siêu âm trị liệu.

● Siêu âm ổ bụng.

● Siêu âm đầu dò.

● Siêu âm tử cung phần phụ.

5. Vì sao cần thực hiện siêu âm?

ThS.BS Hồ Hoàng Phương cho biết, nếu như trước đây chưa có sự xuất hiện của các kỹ thuật siêu âm, việc xác định và đánh giá những bất thường trong cơ thể còn khó khăn, bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn và nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh đã xuất hiện và phát triển ngày càng mạnh mẽ.

Siêu âm được biết đến là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại được áp dụng phổ biến nhất, bất kỳ ai cũng có thể tham gia kỹ thuật này để có thể phát hiện sớm bệnh lý, chẩn đoán chính xác và điều trị dễ dàng hơn.

Trường hợp người bệnh có triệu chứng đau, sưng tấy hoặc các triệu chứng đặc trưng khác, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện phương pháp siêu âm (ultrasound) nhằm quan sát tổng quan và chi tiết hình ảnh các cơ quan bên trong cơ thể. Cụ thể là:

Hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý ở túi mật.

● Đánh giá lưu lượng máu.

● Kiểm tra tình trạng hoạt động tuyến giáp.

● Xác định các khối u ở vú.

● Đánh giá tình trạng viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, các bệnh lý xương khớp…

● Phát hiện các vấn đề ở cơ quan sinh dục và tuyến tiền liệt.

● Siêu âm tử cung và buồng trứng, theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Đây còn được xem là một công cụ hữu ích giúp bác sĩ có những chỉ định tiếp theo, chẳng hạn như sinh thiết.

Tin cùng chuyên mục

Chống lão hóa bằng tập thể dục

Chống lão hóa bằng tập thể dục

7:26 | 03/05/2024

Các bài tập thể lực và các bài huấn luyện cường độ cao ngắt quãng (HIIT) ngoài việc tốt cho sức khỏe còn có thể làm giảm thiểu các triệu chứng của lão hóa ở mức độ tế bào.

4 bài thuốc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung

4 bài thuốc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung

8:29 | 29/04/2024

Theo Đông y, u xơ tử cung xuất hiện khi hàn tà xâm nhập quấy rối bào cung, tử môn bế tắc mà phát sinh bệnh này.

Điều trị tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân

Điều trị tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân

8:30 | 27/04/2024

Theo Đông y, tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân gây ra như can thận khuy tổn, doanh huyết có hư nhiệt, can uất khí trệ… và việc trị bệnh cũng tùy thuộc vào từng căn nguyên mà có phương pháp phù hợp.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.