VIDEO: Kỹ thuật siêu âm, lịch sử hình thành và những ứng dụng trong y học

16:48 | 25/08/2022

Trong 40 năm qua, siêu âm đã trở thành một phương thức chẩn đoán quan trọng. Việc sử dụng siêu âm trong y học bắt đầu trong và ngay sau chiến tranh thế giới thứ 2. Bài viết này sẽ cho thấy kỹ thuật siêu âm ra đời như thế nào và một số đóng góp đáng chú ý trong lĩnh vực y học của kỹ thuật siêu âm.

 

Lịch sử hình thành 225 năm

Kỹ thuật siêu âm trong y học liên tục phát triển và đóng một vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Nhưng ít ai biết được kỹ thuật siêu âm có lịch sử ra đời và phát triển như thế nào? Để tìm hiểu điều này, hãy cùng nhìn lại lịch sử hơn 225 năm qua của siêu âm.

Năm 1942, nhà thần kinh học Karl Dussik sử dụng sóng siêu âm nhằm tìm kiếm vị trí của khối u trong não bệnh nhân của mình và ông được coi là người đầu tiên sử dụng siêu âm trong y học. Tuy nhiên những ứng dụng của sóng siêu âm thực ra đã được phát hiện và đưa vào thực tế từ rất lâu trước đó.

Năm 1794 nhà sinh lý học, giáo sư và là một linh mục có tên Lazzaro Spallanzani trong một nghiên cứu về dơi đã phát hiện ra loài vật này có khả năng điều chỉnh hướng bay để tránh vật cản bằng sóng âm thanh có tần số cao mà chúng phát ra chứ không phải bằng thị giác. Sóng phản xạ thu lại giúp chúng định hình được khoảng cách và kích thước của vật cản để đưa ra hướng bay phù hợp. Đây được coi là nền móng ban đầu đưa siêu âm áp dụng vào thực tế.

Năm 1877, Pierre và Jacques Curie phát minh ra hiệu ứng điện áp, sau này được ứng dụng để tạo ra đầu dò siêu âm.

Năm 1915, nhà vật lý Paul Langevin tạo ra một đầu dò để dò tìm những vật thể dưới đáy biển được gọi là “đầu dò siêu âm đầu tiên”.

Năm 1948 George D. Ludwig bác sĩ nội khoa thuộc viện nghiên cứu Y học hải quân phát minh ra thiết bị siêu âm mà ông đặt tên là A-mode để phát hiện ra sỏi mật.

Năm 1945 – 1951 Douglas Howry và Joseph Holmes từ đại học Colorado phát triển thiết bị siêu âm B-mode. John Reid và John Wild đã cải tiến và sử dụng thiết bị này để chẩn đoán ung thư vú.

Năm 1953 bác sĩ Inge Edler và Hellmuth Hertz thực hiện thành công ca siêu âm tim đầu tiên, đánh dấu bước ngoặt cho việc áp dụng siêu âm vào y học sau này.

Năm 1966 Don Baker, Dennis Watkins và John Reid phát minh ra máy siêu âm Doppler giúp hiển thị hình ảnh của máu chảy trong các lòng mạch. Sau đó vào những năm 1970, kỹ thuật siêu âm Doppler liên tục phát triển thành các dạng doppler sóng liên tục, doppler quang phổ và siêu âm doppler màu.

Những năm 1980, Kazunori Baba của trường Đại học Tokyo đã phát triển công nghệ siêu âm 3D và lần đầu tiên chụp lại được hình ảnh siêu âm 3D của thai nhi vào năm 1986.

Năm 1989 giáo sư Daniel Lichtenstein bắt đầu kết hợp siêu âm nói chung và siêu âm phổi nói riêng vào chẩn đoán và điều trị.

Từ đó đến nay, các kỹ thuật siêu âm liên tục cải tiến, phát triển và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong y học. Xuất hiện siêu âm màu, siêu âm 4 chiều (một dạng video mô tả hình dạng các cơ quan, hệ cơ quan và chuyển động của chúng trong cơ thể),... Siêu âm còn được áp dụng vào nhiều thủ thuật như sinh thiết hay nội soi.

Ứng dụng siêu âm trong y học

Siêu âm sử dụng sóng âm thanh tần số từ 3 – 10 MHz. Các tham số quan trọng nhất trong siêu âm là: Bước sóng, tần số, vận tốc, cường độ được liên kết với nhau bởi công thức:

Trong chẩn đoán và điều trị, sóng âm thường sử dụng có bước sóng ngắn. Các mô, cơ quan của con người không đồng nhất nên sự tiếp nhận, hấp thụ và phản xạ lại sóng âm cũng khác nhau.

Sự phản xạ âm phụ thuộc nhiều vào kháng trở của từng mô hay cơ quan. Đối với siêu âm ổ bụng như gan, thận, tụy tần số sóng được sử dụng khoảng 3MHz trong khi đối với một số bộ phận khác như cổ, vú con số này cần đạt 5MHz hoặc thậm chí 7MHz mới thu được hình ảnh rõ ràng và chính xác.

Siêu âm, từ khi xuất hiện đã liên tục phát triển và ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của y học. Các kỹ thuật, thiết bị siêu âm ngày càng được cải tiến, từ siêu âm màu, siêu âm 3D, siêu âm 4D, siêu âm Doppler,... Điều này giúp các ứng dụng của siêu âm trong ngành Y ngày càng trở lên phong phú hơn. Không chỉ đơn giản là thu được hình ảnh các mô của cơ thể giờ đây siêu âm còn có thể thể hiện những hình ảnh đó một cách chân thực nhất, hỗ trợ cả trong quá trình phục hồi chức năng lẫn các thủ thuật thực hiện trong phẫu thuật.

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

20:28 | 26/02/2023

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.

Bác sĩ quân y Việt Nam kịp thời cấp cứu cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ bị gãy xương cổ chân

Bác sĩ quân y Việt Nam kịp thời cấp cứu cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ bị gãy xương cổ chân

9:36 | 19/02/2023

Trưa ngày 18/2 theo giờ địa phương, bệnh nhân Comert (24 tuổi), người Thổ Nhĩ Kỳ vào Tổ quân y Việt Nam để cấp cứu. Tại đây anh được Thượng tá, BS Văn Trọng Trung và tổ quân y thăm khám và chẩn đoán chấn thương, nghi gãy xương cổ chân trái do tai nạn lao động.

Làng đào Nhật Tân tất bật chăm sóc cây sau Tết

Làng đào Nhật Tân tất bật chăm sóc cây sau Tết

15:19 | 15/02/2023

Sau dịp Tết Nguyên đán 2023, người dân ở "thủ phủ" đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP. Hà Nội) lại tất bật hồi sinh cho những gốc đào cũ để phục vụ cho mùa Tết năm sau.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.