Phần lớn trẻ mắc sốt xuất huyết nặng tại TP.HCM tới từ các tỉnh lân cận

7:12 | 04/11/2022

Dù số ca mắc sốt xuất huyết đang có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao so với cùng kỳ các năm trước. Vẫn còn nhiều ca sốt xuất huyết Dengue chuyển biến nặng, gặp các biến chứng nguy hiểm do nhập viện muộn, phụ huynh tuyệt đối không được lơ là chủ quan.

Theo HCDC, từ đầu năm tới nay Thành phố ghi nhận 70.370 ca mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 7 lần so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, số ca sốt xuất huyết nặng là 1.600 ca, tỷ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc tính đến tuần 44 là 2.3%, tăng hơn 3.4 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Riêng tuần 44 (từ ngày 24-30/10/2022), Thành phố có 1.628 ca bệnh sốt xuất huyết, giảm 27% so với trung bình 4 tuần trước, số ca nội trú giảm gần 34% và ngoại trú giảm 21%. Trong tuần qua Thành phố không có ca tử vong do sốt xuất huyết. Tính từ đầu năm đến nay Thành phố có 29 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, tăng 24 ca so với cùng kỳ năm 2021.

BS.CK2 Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Hồi sức nhiễm và COVID-19, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết, dù số ca sốt xuất huyết đang giảm nhưng số ca nặng vẫn nhiều. Tuần qua, bệnh viện vẫn tiếp nhận thêm nhiều trường hợp trẻ mắc sốt xuất huyết Dengue nặng, gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Đa số các bệnh nhân nặng đều được chuyển lên từ các tỉnh lân cận.

Số ca mắc sốt xuất huyết tại TP.HCM giảm nhưng số ca nặng vẫn cao, đa số các ca nặng đều tới từ các tỉnh thành lân cận. (Ảnh: P.T) 

Số ca mắc sốt xuất huyết tại TP.HCM giảm nhưng số ca nặng vẫn cao, đa số các ca nặng đều tới từ các tỉnh thành lân cận. (Ảnh: P.T) 

"Thời điểm này, phụ huynh không nên chủ quan. Dù số ca mắc mới giảm nhưng vẫn xuất hiện nhiều ca chuyển biến nặng. Khi thấy con trẻ có biểu hiện sốt, cần phải nghĩ đến bệnh sốt xuất huyết để được quan tâm theo dõi và phát hiện dấu hiệu chuyển nặng, nhập viện kịp thời. Trong một số trường hợp, trẻ có thể mắc đồng thời nhiều loại bệnh khác kèm theo như bệnh tay chân miệng, viêm phế quản, cúm..."Trưởng khoa Hồi sức nhiễm và COVID-19 khuyến cáo.

Theo HCDC, hiện nay, 75% số trường hợp tử vong do sốt xuất huyết là người lớn. Có những trường hợp đến bệnh viện trễ khiến gia tăng nguy cơ tử vong do không được can thiệp điều trị kịp thời.

Ngành y tế khuyến cáo, trong quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà, người chăm sóc bệnh nhân cần lưu ý các dấu hiệu bệnh chuyển nặng như sốt cao 39-40 độ C, đột ngột, liên tục; bệnh nhân có thể giảm hoặc hết sốt nhưng li bì hoặc bứt rứt; nôn ói nhiều; đau bụng nhiều; tay chân lạnh ẩm; chảy máu mũi, miệng hoặc xuất huyết âm đạo; không tiểu trên 6 giờ...

Ngay khi phát hiện bệnh nhân có các dấu hiệu cảnh báo chuyển nặng trên, phụ huynh, người chăm bệnh cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, hỗ trợ và điều trị kịp thời.

Tin cùng chuyên mục

Thuốc trị chứng ợ nóng có thể làm tăng nguy cơ đau nửa đầu

Thuốc trị chứng ợ nóng có thể làm tăng nguy cơ đau nửa đầu

7:15 | 10/05/2024

Một nghiên cứu mới cảnh báo, những người dùng thuốc trị chứng ợ nóng có nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu và các loại đau đầu nghiêm trọng khác cao hơn.

10 chất bổ sung cần thiết mang theo khi đi du lịch

10 chất bổ sung cần thiết mang theo khi đi du lịch

7:14 | 08/05/2024

Mặc dù bạn không thể mang theo toàn bộ tủ thuốc của mình nhưng có một số chất bổ sung cụ thể bạn nên mang theo mỗi khi rời khỏi nhà...

Vì sao các biện pháp tránh thai lại gây tăng cân?

Vì sao các biện pháp tránh thai lại gây tăng cân?

7:13 | 06/05/2024

Một số người bị tăng cân khi dùng các biện pháp tránh thai. Nguyên nhân do đâu và có thể phòng tránh được không?

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.