Sởi: Một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất được phát hiện thế nào?

17:57 | 19/11/2022

Sởi được xem là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất con người từng phải đối mặt. Vậy bệnh sởi có từ khi nào? Và trong lịch sử con người đã phát hiện, đối diện với sởi và tìm ra vaccine sởi ra sao?

Bệnh sởi có từ khi nào? 

Vào thế kỷ thứ 9, một bác sĩ người Ba Tư Abū Bakr Muhammad Zakariyyā Rāzī (còn được biết đến với cái tên Âu hóa Rhazes) đã có những mô tả đầu tiên về căn bệnh sởi đã xuất bản một trong những tài liệu viết đầu tiên về bệnh sởi.

Sởi bắt đầu lây lan rộng hơn vào thế kỷ 16 khi các hoạt động khám phá các châu lục trở nên phổ biến. Năm 1757, bác sĩ người Scotland Francis Home đã phát hiện ra rằng bệnh sởi là do mầm bệnh gây ra: ông đã tìm cách truyền bệnh cho những người khỏe mạnh bằng cách sử dụng máu của những bệnh nhân bị nhiễm bệnh và chứng minh rằng bệnh này do một tác nhân truyền nhiễm có trong máu gây ra.

Hình ảnh một bệnh nhân sởi đang được khám chữa vào thế kỷ 19.

Hình ảnh một bệnh nhân sởi đang được khám chữa vào thế kỷ 19.

Các khu vực trên thế giới trước đây không ghi nhận các ca bệnh có liên quan đến virus sởi cũng đã bắt đầu xuất hiện những đợt bùng phát dịch bệnh.  Một đợt dịch bùng lên đã gây ra hậu quả tàn khốc ở các khu vực bị cô lập về vị trí địa lý như: như Quần đảo Faroe (Đan Mạch) năm 1846, Hawaii (Mỹ) năm 1848, Fiji (Châu Đại Dương) năm 1875 và Rotuma năm 1911.

Sởi được xem là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất

Năm 1912, bệnh sởi trở thành một căn bệnh phải khai báo trên toàn quốc ở Hoa Kỳ, quốc gia này đã yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phòng thí nghiệm báo cáo tất cả các trường hợp được chẩn đoán. Theo ghi nhận được gh chép lại trong thập kỷ đầu tiên, trung bình có 6.000 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi được báo cáo mỗi năm.

Một hình minh họa năm 1822 mô tả các triệu chứng của bệnh sởi.

Một hình minh họa năm 1822 mô tả các triệu chứng của bệnh sởi.

Trong thập kỷ trước năm 1963 khi có vắc-xin, gần như tất cả trẻ em đều mắc bệnh sởi khi chúng 15 tuổi. Ước tính có khoảng 3 đến 4 triệu người ở Hoa Kỳ bị nhiễm bệnh mỗi năm. Cũng trong mỗi năm, trong số các trường hợp được báo cáo, ước tính có khoảng 400 đến 500 người chết, 48.000 người phải nhập viện và 1.000 người bị viêm não (sưng não) do bệnh sởi.

Sự sẵn có của thuốc kháng sinh, mặc dù không có khả năng chống lại virus gây bệnh sởi, nhưng cũng có thể giúp chống lại các biến chứng như viêm phổi do vi khuẩn. Tuy nhiên, các biến chứng phổ biến của căn bệnh này như nhiễm trùng tai, viêm thanh khí phế quản, tiêu chảy và viêm phổi khiến hàng nghìn ca nhập viện hàng năm và viêm não - một biến chứng nghiêm trọng hơn liên quan đến sưng não, có thể dẫn đến tổn thương não, mất thính lực hoặc thị lực và tử vong. 

Các bác sĩ ở Châu Á cho rằng chứng đau họng và phát ban là dấu hiệu của bệnh sởi.

Các bác sĩ ở Châu Á cho rằng chứng đau họng và phát ban là dấu hiệu của bệnh sởi.

Trên toàn cầu, tỷ lệ tử vong vẫn ở mức cao, với khoảng 30 triệu ca bệnh và hơn 2 triệu ca tử vong xảy ra mỗi năm. Trước khi vaccine sởi ra đời, bệnh sởi từ lâu đã là một bệnh dịch trên toàn thế giới. Ở các nước phát triển, những tiến bộ về chăm sóc sức khỏe của cộng đồng tỷ lệ tử vong của bệnh sởi đã giảm vào thế kỷ XX.

Vaccine sởi được tìm ra như thế nào?

Năm 1954, một đợt bùng phát bệnh sởi tại một trường nội trú ở Boston, các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng Boston đã cố gắng phân lập virus gây bệnh sởi đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm từ cổ họng và mẫu máu của những học sinh bị nhiễm bệnh.

Một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm đang tìm kiếm vaccine phòng bệnh sởi tại Trung tâm Y tế Đại học New York, vào khoảng những năm 1960.

Một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm đang tìm kiếm vaccine phòng bệnh sởi tại Trung tâm Y tế Đại học New York, vào khoảng những năm 1960.

John F. Enders và Tiến sĩ Thomas C. Peebles muốn phân lập virus sởi trong máu của học sinh và tạo ra vaccine sởi. Và các bác sĩ đã thành công trong việc phân lập bệnh sởi trong máu của David Edmonston, 13 tuổi.

John Franklin Enders - thường được gọi là 'cha đẻ của vaccine hiện đại', đã phát triển vaccine sởi từ chủng 'Edmonston-B' (được đặt theo tên của cậu học sinh David) và được sử dụng làm cơ sở cho hầu hết các loại vaccine sống cho đến ngày nay.

Enders và nhóm của ông đã thử nghiệm vaccine sởi của họ trên một nhóm nhỏ trẻ em từ năm 1958 đến năm 1960, trước khi bắt đầu thử nghiệm trên hàng nghìn trẻ em ở Thành phố New York và Nigeria. Năm 1961, vaccine sởi được ca ngợi là có hiệu quả 100% và vaccine sởi đầu tiên được cấp phép sử dụng rộng rãi vào năm 1963.

Trẻ em ở Tây Phi đang đứng xếp hàng chờ tiêm phòng bệnh đậu mùa và sởi năm 1968.

Trẻ em ở Tây Phi đang đứng xếp hàng chờ tiêm phòng bệnh đậu mùa và sởi năm 1968.

Năm 1963, John Enders và các đồng nghiệp đã biến chủng virus sởi Edmonston-B của họ thành vaccine và được cấp phép lưu hành tại Hoa Kỳ.

Năm 1968, một loại vaccine sởi cải tiến và yếu hơn do Maurice Hilleman và các đồng nghiệp phát triển đã bắt đầu được phân phối. Vaccine này, được gọi là chủng Edmonston-Enders (trước đây là “Moraten”), là vaccine sởi duy nhất được sử dụng ở Hoa Kỳ kể từ năm 1968. Vaccine sởi thường được kết hợp với quai bị và sởi Đức (MMR), hoặc kết hợp với quai bị, sởi Đức và thủy đậu (MMRV).

Tin cùng chuyên mục

Điều trị tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân

Điều trị tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân

8:30 | 27/04/2024

Theo Đông y, tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân gây ra như can thận khuy tổn, doanh huyết có hư nhiệt, can uất khí trệ… và việc trị bệnh cũng tùy thuộc vào từng căn nguyên mà có phương pháp phù hợp.

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

7:29 | 25/04/2024

Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2...

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

7:28 | 23/04/2024

Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.