Thú vị sự ra đời của chiếc nhiệt kế - dụng cụ y tế phổ biến nhất hiện nay

8:49 | 21/09/2022

Để có được một dụng cụ y tế hiện đại, tiện dụng và đơn giản như ngày nay, chiếc nhiệt kế y tế đã trải qua một quá trình dài không ngừng cải tiến.

Năm 1612, nhà phát minh người Ý Santorio Santorio đã phát minh ra nhiệt kế đo miệng và có lẽ là nhiệt kế y tế lâm sàng ở dạng thô đầu tiên. Tuy nhiên, nó vừa cồng kềnh, vừa không chính xác và mất quá nhiều thời gian để đọc.

Chiếc nhiệt kế đo miệng đầu tiên không đưa ra được kết quả chính xác hơn nữa cồng kềnh và tốn nhiều thời gian.

Chiếc nhiệt kế đo miệng đầu tiên không đưa ra được kết quả chính xác hơn nữa cồng kềnh và tốn nhiều thời gian.

Các bác sĩ đầu tiên thường xuyên đo nhiệt độ cho bệnh nhân của mình là Hermann Boerhaave (1668–1738), Gerard LB Van Swieten (1700–1772) và Anton De Haen (1704–1776) đều làm việc tại các bệnh viện ở Hà Lan. 

Các bác sĩ này nhận thấy nhiệt độ có liên quan đến sự tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, rất ít người cùng thời với họ đồng ý với điều này và nhiệt kế không được sử dụng rộng rãi.

Các nhiệt kế kỹ thuật số hiện đại đều có nguồn gốc từ nhiệt kế y tế đầu tiên được phát minh bởi Thomas Allbutt. Bác sĩ người Anh, Sir Thomas Allbutt (1836–1925) đã phát minh ra nhiệt kế y tế, được dùng để đo nhiệt độ cơ thể người vào năm 1867.

Bác sĩ Sir Thomas Allbutt.

Bác sĩ Sir Thomas Allbutt.

Đây làm một thiết bị dễ dàng cầm tay, dài 15cm để bác sĩ có thể mang theo trong túi áo blouse và có thể đo được nhiệt độ của bệnh nhân trong vòng 5 phút. Dụng cụ này nhanh chóng được sử dụng trên khắp châu Âu, vì nhiệt kế bệnh viện được sử dụng cho đến thời điểm đó dài khoảng 30cm và bệnh nhân phải đeo nó trong khoảng 20 phút mới có thể đo được nhiệt độ.

Sau khi chiếc nhiệt kế y tế được đưa vào sử dụng rộng rãi, những phiên bản mới của nhiệt kế với nhiều tính năng và khả dụng hơn đã ra đời. Cụ thể, nhiệt kế đo tai được phát minh bởi Tiến sĩ người Đức Dr.Theodor H.Benzinger vào năm 1964. Vào thời điểm đó, ông đang tìm cách để đọc gần với nhiệt độ của não nhất có thể, vì vùng dưới đồi ở nền não điều chỉnh nhiệt độ cơ thể cốt lõi.

Nhiệt kế đo tai được sử dụng phổ biến trong đời sống thường ngày.

Nhiệt kế đo tai được sử dụng phổ biến trong đời sống thường ngày.

Trước đây, việc gắn các điện cực vào vùng dưới đồi là cách duy nhất để đo nhiệt độ não. Tiến sĩ Benzinger từng cấy điện cực vào vùng dưới đồi của mình để so sánh nhiệt độ não và nhiệt độ màng nhĩ. Cho đến khi có phát minh của Tiến sĩ Benzinger, nhiệt độ có thể được đo thông thường chỉ bằng cách đưa nhiệt kế vào miệng hoặc trực tràng hoặc dưới cánh tay nhưng ông kết luận rằng tai rõ ràng là tốt nhất, vì nó tương quan chặt chẽ nhất với nhiệt độ não.

Tiếp theo đó, David Phillips đã phát minh ra nhiệt kế đo tai hồng ngoại vào năm 1984, cùng năm với tiến sĩ Jacob Fraden - Giám đốc điều hành của Advanced Monitors Corporation, người đã phát minh ra nhiệt kế đo tai Thermoscan phổ biến.

Ngày nay, nhiệt kế được xem là một trong những dụng cụ y tế phổ biến nhất không chỉ trong ngành y mà còn trong cuộc sống đời thường của mỗi gia đình. 

Tin cùng chuyên mục

Cặp nhung hươu có thế 'rộ lộc', giá gần bằng 1 cây vàng

Cặp nhung hươu có thế 'rộ lộc', giá gần bằng 1 cây vàng

7:46 | 26/04/2024

Gia đình ông Nguyễn Chí Công ở Hà Tĩnh đang sở hữu con hươu có cặp nhung với thế độc lạ, ước tính có trọng lượng 5kg, đã được thương lái "cọc" 65 triệu đồng, nhưng giá vẫn chưa dừng lại.

Tiêm phòng cúm có gây tác dụng phụ không?

Tiêm phòng cúm có gây tác dụng phụ không?

7:39 | 24/04/2024

Cũng như nhiều loại thuốc khác, một số tác dụng phụ khác nhau có thể liên quan đến việc tiêm phòng cúm hoặc vaccine cúm dạng xịt mũi… Việc gặp phải một số tác dụng phụ là điều bình thường.

Nam sinh nghèo rửa bát thuê đỗ ĐH Oxford hiện ra sao sau 30 năm?

Nam sinh nghèo rửa bát thuê đỗ ĐH Oxford hiện ra sao sau 30 năm?

12:00 | 23/04/2024

Từ cậu bé sống khu ổ chuột, rửa bát thuê từng ngày để sống, sau 30 năm, Vi Minh Ân trở thành doanh nhân nổi tiếng và là thành viên Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Hạ viện Anh.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.