Vì sao người có nhóm máu hiếm Rh(D)- gặp rủi ro cao hơn nhóm máu khác, cần lưu ý điều gì?

8:52 | 21/09/2022

Những người thuộc nhóm máu hiếm Rh(D)- có khả năng gặp rủi ro cao hơn những người thuộc nhóm máu khác. Vậy lý do đó là gì? Người mang nhóm máu này cần lưu ý điều gì?

Theo Bệnh viện Truyền máu huyết học TP. Hồ Chí Minh, khi sinh ra mỗi người đều được thừa hưởng sự di truyền từ bố mẹ nên có một nhóm máu cố định và không thay đổi trong suốt cuộc đời. Có tới 39 hệ nhóm máu hồng cầu với 367 kháng nguyên nhóm máu khác nhau; trong đó, hai hệ nhóm máu ABO và Rh là quan trọng nhất trong hoạt động truyền máu.

Hệ ABO có 4 nhóm máu: A, B, AB và O. Trong khi hệ Rh có 2 nhóm máu thường gặp Rh(D)+ và Rh(D)-. Theo quy ước của Hội Truyền máu quốc tế, nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% trong quần thể được coi là hiếm và dưới 0,01% được coi là rất hiếm.

Ở Việt Nam, có tới 99,96% số người thuộc nhóm máu Rh(D)+ (hoặc O+ hoặc B+ hoặc A+ hoặc AB+, xếp theo tỷ lệ giảm dần) nhưng chỉ có 0,04%-0,07% số người thuộc nhóm máu Rh(D)- (hoặc O- hoặc B- hoặc A- hoặc AB-). Do đó, những người có nhóm máu Rh(D)- người có nhóm máu hiếm.

Người có nhóm máu hiếm Rh(D)- có cuộc sống sinh hoạt, học tập, lao động như tất cả những người mang nhóm máu Rh(D)+. Tuy nhiên, những người thuộc nhóm máu hiếm Rh(D)- có khả năng gặp rủi ro cao hơn những người thuộc nhóm máu khác. Do đó cần lưu ý điều gì?

Những người có nhóm máu Rh(D)- là người có nhóm máu hiếm.

Những người có nhóm máu Rh(D)- là người có nhóm máu hiếm.

Các vấn đề người nhóm máu Rh(D)- cần lưu ý

Vì đây là nhóm máu hiếm, các bệnh viện hoặc ngân hàng máu thường không dự trữ đủ nên khi cần truyền máu có thể gặp khó khăn.

Với phụ nữ mang thai, xét nghiệm nhóm máu và xét nghiệm yếu tố Rh là một trong những xét nghiệm máu thường quy trong thai kỳ. Mục đích của xét nghiệm là nhằm sàng lọc để phát hiện sự tương thích máu trong cơ thể mẹ và bé. Nếu người mẹ có Rh(D)- và em bé có Rh(D)+ thì cơ thể người mẹ sẽ có phản ứng với máu của em bé như một chất bên ngoài. Cơ thể người mẹ sẽ tạo ra kháng thể (protein) chống lại máu Rh(D)+ của con và có thể gây ra các triệu chứng tán huyết từ nhẹ đến nặng. Hậu quả có thể gây sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non, hoặc đứa trẻ sinh ra nhưng bị thiểu năng trí tuệ.

Những phụ nữ có nhóm máu Rh(D)-, đã mang thai có nhóm máu Rh(D)+ thì vẫn có thể xảy ra tai biến truyền máu ngay ở lần nhận máu nhóm Rh(D)+ đầu tiên. Tuy nhiên, y học hiện đại đã giúp phát hiện sớm sự không tương thích này và có thể áp dụng phương pháp điều trị trước khi sinh để phòng ngừa các triệu chứng trên.

Với phụ nữ mang thai, xét nghiệm nhóm máu và xét nghiệm yếu tố Rh là một trong những xét nghiệm máu thường quy trong thai kỳ, nhằm sàng lọc để phát hiện sự tương thích máu trong cơ thể mẹ và bé.

Với phụ nữ mang thai, xét nghiệm nhóm máu và xét nghiệm yếu tố Rh là một trong những xét nghiệm máu thường quy trong thai kỳ, nhằm sàng lọc để phát hiện sự tương thích máu trong cơ thể mẹ và bé.

Quy tắc cho nhận nhóm máu cần lưu ý?

Nhóm máu A Rh+: Có thể hiến máu cho nhóm máu A + và AB +. Có thể nhận được hiến máu từ các nhóm máu A +, A-, O + và O-.

Nhóm máu A Rh-: Có thể hiến máu cho các nhóm máu A +, A-, AB + và AB-. Có thể nhận được hiến máu từ nhóm máu A- và O-.

Nhóm máu B Rh+: Có thể hiến máu cho nhóm máu B + và AB +. Có thể nhận được hiến máu từ các nhóm máu B +, B-, O + và O-.

Nhóm máu B Rh-: Có thể hiến máu cho các nhóm máu B +, B-, AB + và AB-. Có thể nhận được hiến máu từ nhóm máu B- và O-.

Nhóm máu AB Rh+: Có thể hiến máu cho nhóm máu AB +. Có thể nhận được hiến máu từ tất cả tám lnhóm máu.

Nhóm máu AB Rh-: Có thể hiến máu cho nhóm máu AB + và AB-. Có thể nhận được hiến máu từ các nhóm máu AB-, A-, B- và O-.

Nhóm máu O Rh+: Có thể hiến máu cho các nhóm máu O +, A +, B + và AB +. Có thể nhận được hiến máu từ các nhóm máu O + và O-.

Nhóm máu O Rh-: Có thể hiến máu cho tất cả tám nhóm máu. Chỉ có thể nhận hiến máu từ nhóm máu O-.

Những người có nhóm máu O được gọi là "người hiến máu chung" vì nhóm máu này có thể được sử dụng cho bất kỳ bệnh nhân nào.

Tại các bệnh viện, nhóm máu O thường bị thiếu, đặc biệt nhóm máu O Rh- có nhu cầu cao vì đây là loại thường được sử dụng nhất cho các trường hợp khẩn cấp, khi không có thời gian để xác định nhóm máu của bệnh nhân.

Nhóm máu Rh- không nhận máu từ nhóm máu Rh+, ngoại trừ lần truyền máu đầu tiên, vì lúc này chưa có kháng thể xuất hiện chống Rh+.

Các giải pháp cho người có nhóm máu hiếm Rh(D)-

Quan tâm đến sức khỏe bản thân và động viên người thân trong gia đình xét nghiệm để biết chính xác nhóm máu của mình.

Thông báo với cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt khi truyền máu và chăm sóc thai kỳ về nhóm máu Rh(D)- của mình.

Tham gia “Câu lạc bộ người có máu hiếm” để chia sẻ thông tin và hỗ trợ nhau khi cần truyền máu.

Tin cùng chuyên mục

4 bài thuốc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung

4 bài thuốc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung

8:29 | 29/04/2024

Theo Đông y, u xơ tử cung xuất hiện khi hàn tà xâm nhập quấy rối bào cung, tử môn bế tắc mà phát sinh bệnh này.

Điều trị tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân

Điều trị tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân

8:30 | 27/04/2024

Theo Đông y, tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân gây ra như can thận khuy tổn, doanh huyết có hư nhiệt, can uất khí trệ… và việc trị bệnh cũng tùy thuộc vào từng căn nguyên mà có phương pháp phù hợp.

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

7:29 | 25/04/2024

Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2...

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.