VIDEO: 10 bác sĩ nổi tiếng nhất ngành Y học thế giới

15:44 | 20/08/2022

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng lịch sử y học có thể đã ra đời cùng với lịch sử, văn minh nhân loại và sự phát triển của loài người nhằm đáp ứng những nhu cầu chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Dưới đây là những bác sĩ nổi tiếng nhất có đóng góp lớn lao cho ngành y học.

1. Hippocrates (460-370 trước Công nguyên) - Ông tổ của ngành Y

Hippocrates – cha đẻ của y học hiện đại và được xem là thầy thuốc vĩ đại nhất trong thời đại của ông. Ông là tác giả của “Lời thề Đạo đức Y khoa” (Lời thề Hippocrates) mà đến nay vẫn còn được sử dụng ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Ông nhận thấy mỗi người sẽ có những biểu hiện bệnh với mức độ khác nhau, khả năng chống đỡ bệnh khác nhau. Đồng thời ông là thầy thuốc đầu tiên cho rằng tư tưởng, suy nghĩ, tình cảm con người xuất phát từ não, không phải từ tim như nhiều người cùng thời vẫn nghĩ.

2. Bác sĩ Edward Jenner (1749 - 1823) – Cha đẻ của vắc-xin

Nhiều người nghĩ rằng Louis Pasteur mới là cha đẻ của văcxin vì ông nổi tiếng với việc tìm ra vi khuẩn, sự nhiễm trùng và chế tạo ra vắc - xin phòng bệnh dại. Tuy nhiên trên thực tế, công lao này thuộc về Edward Jenner - một bác sĩ danh dự trong hội Hoàng gia London, ông đã khẳng định hiệu quả của vắc - xin trong phòng chống bệnh tật cho con người trước khi nhân loại biết đến sự tồn tại của virus và vi khuẩn.

3. Rene Theophile Hyacinthe Laennec (1781-1826) - Người tạo ra chiếc ống nghe huyền thoại

Rene Theophile Hyacinthe Laennec là bác sĩ người Pháp đã phát minh ra chiếc ống nghe huyền thoại năm 1816. Trước đó, các duy nhất để 1 bác sĩ có thể nghe thấy nhịp tim của bệnh nhân là áp tai vào ngực của họ. Tuy nhiên, âm thanh này không phải lúc nào cũng rõ ràng, và đặc biệt là cực kỳ khó chẩn đoán nếu bênh nhân mắc bệnh béo phì.Thông qua sáng tạo ban đầu của mình, Rene Theophile Hyacinthe Laennec đã có thể nghe được các âm thanh trong phổi và tim. Dụng cụ này cũng giúp cho công tác khám nghiệm tử thi.

4. Ignaz Semmelweis (1818 - 1865) – Thầy thuốc khoa sản

Ignaz Philipp Semmelweis là thầy thuốc khoa sản người Hungary. Ông khẳng định, sốt hậu sản là do lây nhiễm. Và ông chứng minh được rằng, tỷ lệ tử vong của những bà mẹ cao là do các bác sĩ không ngâm tay mình vào dung dịch Calcium Chloride trước khi đỡ đẻ. Ông được ghi nhận trong nền Y học thế giới là người mở đường cho học thuyết về vô trùng và học thuyết về nhiễm khuẩn bệnh viện.

5. Bác sĩ Louis Pasteur (1822 - 1895) – người tìm ra vắc-xin ngừa bệnh dại

Louis Pasteur sinh ngày 27/12/1822 tại thành phố Dole (miền Tây nước Pháp). Ông đã hoàn thành những công trình vĩ đại nhất của đời mình như: tìm ra nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm ở súc vật: bệnh dịch tả gà, bệnh chó dại... tìm được vắc - xin để chủng ngừa các bệnh bệnh dịch tả gà, bệnh than, đặc biệt là bệnh chó dại. Chỉ trong vòng một năm,với sự thành công này có hơn 2.500 người bị chó dại cắn được chủng ngừa và cứu sống.

6. Bác sĩ Joseph Lister (1827 - 1912) – Cha đẻ của thuốc sát trùng

Không ít những bệnh nhân tưởng như đã được cứu sống nhờ phẫu thuật thì sau đó lại chết dần chết mòn vì những biến chứng do phẫu thuật. Chẳng ai hiểu nguyên nhân vì sao, càng không biết phương cách nào để phòng chống hiện trạng bi đát này. Và cuối cùng, người tìm ra lời giải là bác sĩ Joseph Lister khi tìm ra vai trò của chất sát trùng trong khống chế bệnh lây nhiễm. Đây là mốc lịch sử quan trọng ngoại khoa và cũng là một trong những nỗ lực sớm nhất để kiểm soát và khống chế nhiễm trùng ngoại khoa. Cuộc đời Lister là những đóng góp to lớn cho y học. 

7. Bác sĩ Elizabeth Blackwell (1821 - 1910) – Nữ giáo sư sản khoa đầu tiên

Blackwell là người phụ nữ đầu tiên được trao bằng y khoa ở Bắc Mỹ (1849). Đây là việc chưa từng xảy ra trong lịch sử y khoa từ trước đến thời điểm đó. Năm 1869, Elizabeth Blackwell đã giúp tổ chức hội Y tế Quốc gia (National Health Society) ở London (Anh) trong hoạt động khám và chữa bệnh miễn phí cho người nghèo cũng như thành lập trường Y khoa dành cho phụ nữ ở London (London School of Medicine for Women). Đến năm 1875, bà được bổ nhiệm làm giáo sư sản khoa đầu tiên là nữ giới ở trường Y khoa Nhi đồng London.

8. Bác sĩ Frederick Banting (1891 - 1941) – Phát hiện ra hormon Insulin

Frederick Banting là một bác sĩ đồng thời là nhà Vật Lý học và Sinh Lý học người Canada. Ông đã khám phá ra hormon tuyến tụy Insulin, dùng trong điều trị cho bệnh đái tháo đường. Ông sinh ra tại Alliston (Ontario) và từng học tại trường Đại học Toronto. Từ năm 1921 – 1922, ông cùng với John Macleod (nhà sinh lý học người Scotland) và cộng sự là Charles Best khám phá ra Insulin. Năm 1923, ông được trao giải Nobel Y học cho sự khám phá to lớn ấy.

9. Bác sĩ Charles Drew (1904 - 1950) – Tìm ra cách tách và bảo quản huyết tương

Charles Drew - bác sĩ người Mỹ gốc Phi là người tìm ra cách tách và bảo quản huyết tương. Phát hiện này tạo nền tảng để có thể thành lập các ngân hàng máu có vai trò quan trọng trong suốt cuộc Chiến tranh thế giới lần II (1939 – 1945). Chính ông đã tạo ra các ngân hàng máu đầu tiên, cứu sống hàng nghìn trong cuộc chiến mất mát lớn nhất lịch sử đó. 

10. Henry Gray (1827-1861) - người đặt nền tảng cho ngành giải phẫu

Tiến sĩ Henry Gray là một nhà giải phẫu học người Anh và là tác giả của cuốn sách nổi tiếng Gray’s Anatomy (Giải phẫu Gray) đặt nền tảng cho ngành khoa học giải phẫu. Ông được bầu là Ủy viên hội Hoàng gia khi mới 25 tuổi đồng thời là người phụ trành giải phẫu tại bệnh viện St. George’s Hospital. Năm 1861, ông là ứng viên chính cho chức trợ lý bác sĩ phẫu thuật, nhưng thật không may ông đã bị mắc bệnh đậu mùa khi chăm sóc cho một bé trai và qua đời ở độ truổi còn quá trẻ, 34 tuổi.

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

20:28 | 26/02/2023

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.

Bác sĩ quân y Việt Nam kịp thời cấp cứu cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ bị gãy xương cổ chân

Bác sĩ quân y Việt Nam kịp thời cấp cứu cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ bị gãy xương cổ chân

9:36 | 19/02/2023

Trưa ngày 18/2 theo giờ địa phương, bệnh nhân Comert (24 tuổi), người Thổ Nhĩ Kỳ vào Tổ quân y Việt Nam để cấp cứu. Tại đây anh được Thượng tá, BS Văn Trọng Trung và tổ quân y thăm khám và chẩn đoán chấn thương, nghi gãy xương cổ chân trái do tai nạn lao động.

Làng đào Nhật Tân tất bật chăm sóc cây sau Tết

Làng đào Nhật Tân tất bật chăm sóc cây sau Tết

15:19 | 15/02/2023

Sau dịp Tết Nguyên đán 2023, người dân ở "thủ phủ" đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP. Hà Nội) lại tất bật hồi sinh cho những gốc đào cũ để phục vụ cho mùa Tết năm sau.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.