VIDEO: Lịch sử thú vị về phẫu thuật thẩm mỹ có thể bạn chưa biết

16:40 | 30/08/2022

Các phương pháp "dao kéo" thô sơ đã xuất hiện từ hàng nghìn năm trước. Ngày nay, người ta đề cập đến phẫu thuật thẩm mỹ như một thủ thuật y tế, được thực hiện bởi một bác sĩ chuyên ngành, nhằm sửa chữa hoặc "tân trang" một bộ phận nào đó trên cơ thể...

Lịch sử của phẫu thuật thẩm mỹ

Con người không ngừng mong ước hoàn thiện bản thân. Chẳng hạn như nhiều người muốn làm chậm quá trình lão hóa, thay đổi ngoại hình hoặc khắc phục chấn thương... Có nhiều lập luận cho rằng, các thủ thuật phẫu thuật thẩm mỹ, hồi phục vết thương hay chỉnh sửa gương mặt đã xuất hiện từ cách đây hàng nghìn năm.

Sushruta, "cha đẻ của phẫu thuật thẩm mỹ", đã sử dụng phương pháp ghép da ở Ấn Độ vào đầu những năm 800 trước Công nguyên và khoảng năm 30 sau Công nguyên, một nhà văn chuyên về y tế của La Mã, Aulus Cornelius Celsus, đã viết cuốn sách De Medicina, trong đó nói nhiều về phương pháp phẫu thuật để tái tạo tai, môi và mũi.

Tốc độ phát triển y tế được cải thiện trong thế kỷ 19 và nhanh chóng, một loạt biện pháp phẫu thuật thẩm mỹ mang tính đột phá ra đời. Năm 1814, Joseph Carpue thực hiện thành công ca phẫu thuật cho một sĩ quan quân đội Anh bị mất mũi. Năm 1818, bác sĩ phẫu thuật người Đức, Carl Ferdinand von Graefe, công bố công trình nghiên cứu về thay đổi hình dạng của mũi (Rhinoplastik). Năm 1845, Johann Friedrich Dieffenbach viết một văn bản đầy đủ về chỉnh sửa mũi, đặt tên là Operative Chirurgie.

Năm 1891, bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng người Mỹ, John Roe đưa ra hình ảnh minh họa về công việc của mình, một phụ nữ trẻ được ông phẫu thuật cắt bỏ bướu vì lý do thẩm mỹ. Một năm sau đó, Robert Weir thử nghiệm nhưng không thành công với phương pháp ghép mô để dựng lại mũi bị gãy. Một thập kỷ tiếp theo, James Israel, một bác sĩ phẫu thuật người Đức, và George Monks tại Mỹ, đã ghép thành công xương mềm để tái tạo một khiếm khuyết mũi.

Thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất đẩy sự phát triển về y học lên nhanh hơn. Số lượng người chết và chấn thương xảy ra ở phạm vi lớn chưa từng có. Tiến bộ y tế trong gây mê và khử trùng, phẫu thuật chỉnh hình cho phép các thương binh hòa nhập cuộc sống bình thường nhanh hơn. Các bác sĩ quân đội được yêu cầu điều trị vết thương trên mặt và đầu binh lính. Rất nhiều bác sĩ phẫu thuật có tay nghề cao và sáng tạo ở châu Âu đã khôi phục gần như trọn vẹn các bộ phận của đồng đội sau chiến tranh. Tiến bộ trong gây mê và chống viêm nhiễm cho phép bác sĩ có thể tiến hành các ca phẫu thuật đa dạng, phức tạp hơn, chẳng hạn sửa mũi hay nâng ngực.

Sao Hollywood tiếp cận phẫu thuật thẩm mỹ

Ngay khi phẫu thuật thẩm mỹ được biết đến, các ngôi sao Hollywood đã lập tức bắt kịp xu hướng và đẩy lĩnh vực này phát triển nhanh hơn. Phẫu thuật thẩm mỹ bắt đầu xuất hiện tại kinh đô điện ảnh từ những năm 1920. Tuy nhiên, thời kỳ này có khá nhiều ca phẫu thuật thất bại. Mary Pickford, ngôi sao kịch câm, sau khi nâng mặt trong những năm đầu 1930 đã gặp biến chứng và gần như không thể mỉm cười.

Rất nhiều ngôi sao thuộc "Thế hệ vàng" của Hollywood cũng chọn "dao kéo" để cải thiện vẻ bề ngoài. Năm 1949, Marilyn Monroe sau khi không được nhận các vai diễn, đã đồng ý chỉnh sửa cằm. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, cô được tham gia The Asphalt Jungle và ba năm sau, trở thành một trong những ngôi sao lớn nhất Hollywood.

Không chỉ các ngôi sao nữ đi theo con đường "dao kéo", nhiều nam diễn viên cũng không thoát khỏi cám dỗ muốn thay đổi vẻ bề ngoài. Burt Lancaster và Gary Cooper căng da mặt, Dean Martin nâng mũi, John Wayne phẫu thuật mí mắt trên...

Phẫu thuật thẩm mỹ giai đoạn hiện đại

Lịch sử hiện đại của phẫu thuật thẩm mỹ bắt đầu vào những năm 1960 và 1970. Giai đoạn này có nhiều phát triển khoa học quan trọng. Silicone là chất mới được tạo ra và được xem như yếu tố quan trọng trong thẩm mỹ. Sau đó, năm 1962, bác sĩ Thomas Cronin thử nghiệm thiết bị cấy ghép ngực mới, được làm từ silicone. Trong thập kỷ tiếp theo, silicone được phát triển, không chỉ sử dụng cho ngực mà cho nhiều bộ phận khác trên cơ thể.

Trong những năm 1980, các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ và những người ủng hộ việc "dao kéo" đã tăng cường thay đổi nhận thức của công chúng về phương pháp làm đẹp này. Sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng, cùng với việc bùng nổ kinh tế những năm 1980, khiến phẫu thuật thẩm mỹ được người dân tiếp cận nhiều hơn.

Trong thiên niên kỷ mới này, phẫu thuật thẩm mỹ đã ảnh hưởng hưởng sâu rộng và phổ biến. Xu hướng gần đây nhất được sử dụng là thẩm mỹ không xâm lấn (không đụng dao kéo) nhằm giảm các dấu hiệu lão hóa. Biện pháp phổ biến được sử dụng là tiêm các chất độn hoặc botox lên da. Sự kỳ thị mà người ta dành cho phẫu thuật chỉnh hình những ngày đầu đã bị điều chỉnh theo một hướng khác. Giờ đây, phẫu thuật thẩm mỹ trở nên bình dân, dễ tiếp cận và xuất hiện nhan nhản khắp mọi nơi.

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

20:28 | 26/02/2023

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.

Bác sĩ quân y Việt Nam kịp thời cấp cứu cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ bị gãy xương cổ chân

Bác sĩ quân y Việt Nam kịp thời cấp cứu cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ bị gãy xương cổ chân

9:36 | 19/02/2023

Trưa ngày 18/2 theo giờ địa phương, bệnh nhân Comert (24 tuổi), người Thổ Nhĩ Kỳ vào Tổ quân y Việt Nam để cấp cứu. Tại đây anh được Thượng tá, BS Văn Trọng Trung và tổ quân y thăm khám và chẩn đoán chấn thương, nghi gãy xương cổ chân trái do tai nạn lao động.

Làng đào Nhật Tân tất bật chăm sóc cây sau Tết

Làng đào Nhật Tân tất bật chăm sóc cây sau Tết

15:19 | 15/02/2023

Sau dịp Tết Nguyên đán 2023, người dân ở "thủ phủ" đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP. Hà Nội) lại tất bật hồi sinh cho những gốc đào cũ để phục vụ cho mùa Tết năm sau.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.