Lá thư từ tâm dịch ngày 1/6: "Bố, mẹ các cháu đã lan tỏa đi sức mạnh siêu nhân"

13:59 | 01/06/2021

Sức mạnh đó giúp hàng ngàn người cách ly tại bệnh viện không một ai nao núng. Rộng hơn, sức mạnh đó cũng là điểm tựa của hàng triệu người dân đương đầu đại dịch...

Lá thư từ tâm dịch ngày 1/6: Bố, mẹ các cháu đã lan tỏa đi sức mạnh siêu nhân - Ảnh 1.
 

Bộ Y tế cho biết, hiện có hơn 3.000 cán bộ, nhân viên y tế, sinh viên y khoa đang có mặt tại Bắc Giang được tăng cường để hỗ trợ cho tỉnh này phòng chống dịch COVID-19. 

Cùng đó, hàng chục nghìn nhân viên y tế đang phải rời xa gia đình, rời xa con nhỏ, gác lại những nhiệm vụ cá nhân ưu tiên khác để lao vào tâm dịch với quyết tâm cao nhất là sớm khống chế dịch bệnh.

Ở nơi tâm dịch ấy, để để đẩy nhanh tiến độ lấy mẫu, hàng trăm nhân viên y tế, sinh viên y khoa đã không quản trời nắng gần 40 độ C để có thể sớm hoàn thành nhiệm vụ. Có người đã ngất, có người đã bị bỏng rộp. Có người lòng bàn tay nhăn nheo, trắng bệch, bong tróc cả mảng da, xót rát khi xịt khuẩn vì đeo găng tay quá nhiều, quá lâu trong thời tiết nắng nóng... 

Ở nơi tâm dịch ấy, thời khắc những ông bố, bà mẹ mong được gặp con thơ thật ngắn ngủi, đó là qua những clip nhỏ xinh gia đình gửi vội với lời nhắn của những em bé chỉ đang tập nói: Mẹ ơi cố lên. Mẹ ơi, về bế con....

Cũng ở những nơi đang có dịch ấy, thay vì nấu những bữa cơm cho gia đình thân yêu, những nhân viên y tế lại mướt mải mồ hôi chuẩn bị những suất cơm cho những người đang cách ly, cho bệnh nhân điều trị COVID-19, có bệnh nhân còn bệnh trọng...

Bé gái chưa đầy 2 tuổi ở Hà Nội oà khóc nức nở khi nhìn thấy mẹ trên màn hình tivi. Mẹ của bé là điều dưỡng viên Phùng Thị Hạnh (Bệnh viện 103) đang tăng cường tới Bắc Giang. Ảnh: TL

Tại Bệnh viện K - nơi phải phong toả 3 cơ sở từ ngày 7/5 - có hơn 800 nhân viên y tế cũng trong tình cảnh tương tự. Có người được chuyển đi cách ly tập trung, có nhóm lại đi cùng bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về các tỉnh khác điều trị, có nhóm ở lại Bệnh viện, tiếp tục nhiệm vụ vừa chăm sóc, điều trị bệnh nhân, vừa tập trung phòng chống dịch, sớm đưa Bệnh viện trở lại hoạt động bình thường.

Quãng thời gian dài phải xa gia đình, xa con nhỏ - có em bé còn chưa cai sữa mẹ thật khó khăn. Đặc biệt, trong ngày Tết Thiếu nhi 1/6 - ngày mọi đứa trẻ đều mong muốn có bố, có mẹ ôm trong vòng tay, vỗ về..., nhưng những em bé là con em của các cán bộ y tế buộc phải rời xa gia đình, ngày Tết ấy thật đặc biệt. Trong ngôi nhà nhỏ, nhiều ngày qua, các em thiếu đi nụ cười của mẹ hay bóng hình của cha, trống vắng vô cùng...

"Nghề Y là nghề cao quý và các cháu là những đứa trẻ may mắn khi có bố, mẹ, đã, đang và sẽ tiếp tục cống hiến để thực hiện sứ mệnh thiêng liêng và cao cả của người Thầy thuốc, đó là cứu người" - lá thư xúc động của Giám đốc Bệnh viện K Lê Văn Quảng gửi cho hơn 1.700 em nhỏ là con của cán bộ bệnh viện, đã nói hộ lòng người.

Lá thư của một bé Hà An- con gái của một bác sĩ Bệnh viện K - gửi mẹ khi mẹ em đang phải cách ly, điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện.

Các em có quyền tự hào, khắc ghi bởi trong tâm dịch những ngày qua, ngoài trách nhiệm của người Thầy thuốc, bố, mẹ các em đã trở thành những chiến sỹ áo trắng dũng cảm, với mệnh lệnh từ trái tim đã căng mình chống dịch. 

Bố mẹ các em đã "không chùn bước, không được phép dừng lại" như lời hiệu triệu của Bộ trưởng Bộ Y tế, và quan trọng hơn, bố, mẹ các em còn là điểm tựa tinh thần, là nguồn động viên lớn lao đối với hàng ngàn người bệnh cùng người nhà, người dân đang đương đầu đại dịch...

Hàng triệu trái tim người dân cả nước đều tự hào về những người chiến sỹ áo trắng ấy. Họ, bằng sự đoàn kết, bền bỉ, giàu tình yêu thương, "đã lan tỏa đi sức mạnh siêu nhân để hàng ngàn người cách ly tại bệnh viện không một ai nao núng". Nhưng rộng hơn, không chỉ với Bệnh viện K, họ còn là điểm tựa của hàng triệu người dân, những người đặt nhiều kỳ vọng, gửi gắm bao niềm tin vào các nhân viên y tế... 

Ngày Quốc tế Thiếu nhi năm nay với hàng chục nghìn em nhỏ thật đặc biệt, nhưng sự hi sinh của các em cũng như sự hi sinh của mỗi gia đình, chấp nhận tạm rời xa nhau nhưng luôn hướng về nhau, hậu phương tiếp thêm sức mạnh cho tiền tuyến, sức mạnh ấy sẽ giúp chúng ta sớm đẩy lùi dịch bệnh. Chúng ta hi sinh ngày Tết không trọn vẹn hôm nay, để ngày mai được bình yên...

Tin cùng chuyên mục

Đằng sau khu vực cấm ẩn giấu điều gì?

Đằng sau khu vực cấm ẩn giấu điều gì?

6:05 | 03/12/2023

Khi nhắc đến nơi bí ẩn nhất Trung Quốc, Shennongjia chắc hẳn sẽ hiện lên trong tâm trí nhiều người. Khu vực cấm nằm sâu trong vùng núi của tỉnh Hồ Bắc này luôn thu hút sự chú ý của vô số nhà thám hiểm và nhà khoa học với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và tài nguyên sinh thái phong phú.

Sức khỏe của người cha bị đột quỵ có con bị ung thư máu đã có cải thiện

Sức khỏe của người cha bị đột quỵ có con bị ung thư máu đã có cải thiện

15:40 | 30/10/2023

Hơn 13 triệu đồng của bạn đọc hảo tâm gửi qua Báo Sức khỏe và đời sống đã được kết chuyển đến với gia đình chị Lê Thị Thúy có chồng bị liệt nửa người sau đột quỵ và con bị ung thư máu.

Xót xa hình ảnh bé gái 2 tháng tuổi bị tim bẩm sinh cần sự trợ giúp để sớm phẫu thuật

Xót xa hình ảnh bé gái 2 tháng tuổi bị tim bẩm sinh cần sự trợ giúp để sớm phẫu thuật

15:39 | 29/10/2023

Ròng rã suốt 6 năm chạy chữa, vợ chồng anh Lực mới có được bé Minh Ngọc. Căn bệnh tim bẩm sinh khiến bé gái 2 tháng tuổi đang phải từng ngày giành giật sự sống và hiện cần sự trợ giúp để sớm phẫu thuật vì hoàn cảnh khó khăn.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.