Vị luật sư Hà Nội tiết lộ bí kíp học tiếng Anh “siêu” nhanh, giúp học thuộc hơn trăm cụm từ mỗi ngày

16:42 | 26/11/2020

Một cách học tiếng Anh đang được sinh viên và giảng viên quan tâm đó là học tiếng Anh nhị ngữ. Bằng phương pháp này, người học thể nhớ được nhiều từ, cụm từ cùng lúc.

Ông Nguyễn Tiến Nùng hiện đang là luật sư thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội. Mặc dù là luật sư nhưng với sự yêu thích ngoại ngữ nên ông Nùng đã rất chịu khó trong việc trau dồi tiếng Anh.

Trao đổi nhanh với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Nùng bày tỏ: "Học một ngoại ngữ mất rất nhiều thời gian và công sức, ngay cả khi có điều kiện đắm mình trong môi trường ngôn ngữ thì một người bình thường cũng phải mất từ 5 – 7 năm mới có thể giao tiếp gần như một người bản xứ.

Trong khi đó, hầu hết chúng ta đều hạn chế về môi trường thực hành, phát âm thiếu chính xác và biết quá ít từ vựng nên dù học nhiều năm nhưng vẫn thiếu tự tin trong giao tiếp".

Chàng Luật sư Hà Nội tiết lộ bí kíp học tiếng Anh “siêu” nhanh, người mù cũng có thể học thuộc hơn trăm cụm từ mỗi ngày - Ảnh 2.
Luật sư Nguyễn Tiến Nùng - người được mệnh danh là "cha đẻ" của phương pháp học tiếng Anh nhị ngữ trong buổi chia sẻ với PV.

"Bản thân tôi cũng vậy. Trước đây, khi theo học lớp tiếng Anh pháp lý để phục vụ cho nghề luật sư, tôi mất rất nhiều thời gian cho việc học từ vựng. Tôi học rất chăm chỉ nhưng cũng chẳng hiểu vì sao lại đọc, viết luôn sai và rất hay quên. Cứ học xong, đọc xong, nhớ xong thì thời gian sau lại quên sạch. Nhưng từ khi bản thân tự tìm ra được phương pháp học tiếng Anh cho chính mình (phương pháp học nhị ngữ) thì bản thân tôi đã biết gần chục ngàn từ tiếng Anh chỉ trong khoảng 3 tháng", ông Nùng cho hay.

Ông Nùng lý giải, người học chỉ cần học cùng ít nhất 2 từ, hoặc hai cụm từ, hoặc hai câu gắn liền nhau do người bản địa sử dụng. Ví dụ như khi học từ "cộng hòa", ta sẽ học luôn cả từ "xã hội chủ nghĩa" và biết luôn từ "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa"; học từ "tự do" thì học kèm từ "bình đẳng", "bác ái",...

Khi học từ "trán", ta sẽ học luôn các từ liên quan như "thái dương"; học từ "cốc" thì đi kèm luôn "cái lót cốc", "cái thìa khuấy"; học "cái nạo" thì học kèm luôn cả từ "cái gọt vỏ", "mổ cá" thì đi với "đánh vẩy"; hoặc học "quyển sách" thì đi liền với "bìa sách", "gáy sách"...

Theo ông Nùng, khi học từ "trán", người học có thể nhớ luôn từ "thái dương", kèm theo đó là nguồn thông tin từ Google giúp người học hiểu được câu văn của người bản ngữ thường xuyên sử dụng.

Theo ông Nùng cho biết, những từ liên quan này rất nhiều người không biết và dùng sai nghĩa, nhất là khi nói chuyện với người nước ngoài, họ sẽ chẳng hiểu mình nói gì

Ông Nùng cho biết: "Bản thân tôi chưa thực sự tin phương pháp học mà mình "khai sáng" ra có thể mang lại hiệu quả, nhưng tôi hướng dẫn cho tất cả người thân trong gia đình và bạn bè học thử, thì kết quả rất khả quan. Họ nhớ được nhiều từ vựng, họ tự nhận biết cách đặt trọng âm trong một hoặc nhiều âm tiết, người học  tự có thể vận dụng các dấu thanh của tiếng Việt để nhận biết trọng âm trong tiếng Anh. Ngoài ra, người học có thể phát âm chính xác các từ, cụm từ đã học, tư duy trực tiếp bằng tiếng Anh và tự tin nói tiếng Anh theo đúng văn phong người bản ngữ".

"Bằng cách học này, người đọc nhìn vào từ "Familly" là có thể giải nghĩa được vì sao nó lại là "Familly" và nhìn vào đuôi "y" ở cuối câu là tự biết trọng âm đặt ở vị trí nào. Hoặc khi nhìn vào động từ "Prepare" nhưng sang danh từ lại phải đọc là "Preparation". Khi thực hành như thế này thì khả năng bật ra tiếng Anh rất dễ dàng", ông Nùng cho hay.

Người học được gợi ý thêm tài liệu sẽ có tư duy rõ hơn về nghĩa của những từ, cặp từ đang tìm kiếm.

Bằng cách học tiếng Anh đơn giản này, thời gian qua, ông Nùng đã giúp rất nhiều trường hợp có thể tự tiếp thu số lượng lớn các từ, cụm từ tiếng Anh chỉ trong một thời gian ngắn. Chính bởi vậy, những người được ông giúp đỡ đều gọi ông là "cha đẻ" của phương pháp học tiếng Anh nhị ngữ. Ông Nùng cho biết, nếu chăm chỉ, người học có thể ghi nhớ được hàng trăm từ, cụm từ mỗi ngày và nhớ hơn 10.000 từ theo các chủ đề trong vòng từ 3-4 tháng.

Mặc dù là một luật sư nhưng với niềm say mê ngoại ngữ, thời gian qua, ông Nùng dành tâm huyết cho ứng dụng học tiếng Anh bằng nhị ngữ để phục vụ cộng đồng (ứng dụng Biletlingo - PV).

"Tôi làm luật nhưng trong các chủ đề của tôi lại chưa có chủ đề về luật, tôi hoàn thiện các chủ đề hướng đến cho con trẻ Việt Nam trước tiên. Bởi tôi cho rằng, trẻ em Việt Nam phải thông thạo tiếng Anh. Vì vậy, nhóm 15 chủ đề tôi mới hoàn thiện chủ yếu chỉ về bộ phận trên cơ thể, về rau củ quả, về thể thao, thể dục, các từ có cùng hậu tố...

Mỗi cụm nhị ngữ được đưa vào ứng dụng đều có thể tra bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt. Các từ có hình ảnh minh họa, có cách phát âm chuẩn đi kèm. Ngoài ra với mỗi từ, tôi đều đưa ra các ví dụ gắn với "How to" do người bản ngữ sử dụng và các hình ảnh liên kết với công cụ tìm kiếm Google để bảo đảm thông tin khách quan, giúp kích thích người học và người học dễ nhớ hơn", ông Nùng chia sẻ.

Theo ông Nùng, những nguồn thông tin từ Google đều là những bài báo, câu văn của người bản ngữ nên hoàn toàn chính xác. Người học được gợi ý thêm tài liệu sẽ có tư duy rõ hơn về nghĩa của những từ, cặp từ đang tìm kiếm.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Mạnh Hùng – giảng viên ngoại ngữ tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (Hà Nội) cho biết: "Ngữ âm trong tiếng Anh vô cùng phức tạp, vô cùng rối rắm. Vì mỗi từ của tiếng Anh có nhiều âm tiết, một từ có thể có từ 1- 3 âm tiết, hoặc thậm chí là nhiều hơn đến 7- 8 âm tiết. Vấn đề quan trọng nhất là trọng âm chính rơi vào âm tiết nào. Rơi vào âm tiết đầu hay cuối, đầu từ hay giữa từ, hay cuối từ? Đó là cả một vấn đề rất khó khăn cho người đọc và thậm chí là cả người dạy nữa".

"Vấn đề quan trọng nhất với người học tiếng Anh là xác định được vị trí của trọng âm, nếu xác định sai vị trí trọng âm, cũng chẳng khác nào người nước ngoài nói tiếng Việt sai thanh điệu. Ví dụ, "xin chào" thì lại nói là "xin cháo", ông Hùng cho hay.

Ông Hùng chia sẻ, do được người thân giới thiệu và tiếp cận với cách học tiếng Anh miễn phí này, ông Hùng đã áp dụng vào giáo trình giảng dạy. Kết quả rất khả quan.

"Lượng từ vựng mà sinh viên tiếp thu nhiều hơn. Người dạy và người học có thể tự khai thác sự tương đồng giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Thậm chí, là tự xác định được trọng âm chính trong một từ bằng từ loại và bằng đuôi của từ. Từ đó, người học có thể thoát ra khỏi ma trận của tiếng Anh", ông Hùng chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục

Đằng sau khu vực cấm ẩn giấu điều gì?

Đằng sau khu vực cấm ẩn giấu điều gì?

6:05 | 03/12/2023

Khi nhắc đến nơi bí ẩn nhất Trung Quốc, Shennongjia chắc hẳn sẽ hiện lên trong tâm trí nhiều người. Khu vực cấm nằm sâu trong vùng núi của tỉnh Hồ Bắc này luôn thu hút sự chú ý của vô số nhà thám hiểm và nhà khoa học với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và tài nguyên sinh thái phong phú.

Sức khỏe của người cha bị đột quỵ có con bị ung thư máu đã có cải thiện

Sức khỏe của người cha bị đột quỵ có con bị ung thư máu đã có cải thiện

15:40 | 30/10/2023

Hơn 13 triệu đồng của bạn đọc hảo tâm gửi qua Báo Sức khỏe và đời sống đã được kết chuyển đến với gia đình chị Lê Thị Thúy có chồng bị liệt nửa người sau đột quỵ và con bị ung thư máu.

Xót xa hình ảnh bé gái 2 tháng tuổi bị tim bẩm sinh cần sự trợ giúp để sớm phẫu thuật

Xót xa hình ảnh bé gái 2 tháng tuổi bị tim bẩm sinh cần sự trợ giúp để sớm phẫu thuật

15:39 | 29/10/2023

Ròng rã suốt 6 năm chạy chữa, vợ chồng anh Lực mới có được bé Minh Ngọc. Căn bệnh tim bẩm sinh khiến bé gái 2 tháng tuổi đang phải từng ngày giành giật sự sống và hiện cần sự trợ giúp để sớm phẫu thuật vì hoàn cảnh khó khăn.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.