Bệnh lao - bệnh truyền nhiễm gây tử vong nhiều nhất thế giới

14:02 | 27/10/2022

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng ảnh hưởng chủ yếu đến phổi. Sau những nỗ lực toàn cầu chống lại COVID-19, bệnh lao trở lại thành căn bệnh gây chết người nhiều nhất thế giới.

Ông Mel Spigelman (Chủ tịch Liên minh toàn cầu phát triển thuốc chữa trị bệnh Lao) cho biết, lao là bệnh truyền nhiễm gây tử vong nhiều nhất thế giới. Khi COVID-19 xuất hiện, chúng ta tập trung tiêu diệt đại dịch nhưng đó cũng là lúc bệnh lao âm thầm gây nên những nỗi ám ảnh trong nhóm yếu thế. Khi số ca tử vong vì COVID-19 trên toàn cầu giảm dần, lao trở lại là mối nguy lớn về y tế.

Mỗi năm, 1,5 triệu người tử vong vì căn bệnh này, tương đương 4.109 người/ngày, gấp 4 lần so với 1.400 ca tử vong do COVID-19 hiện tại (số liệu trong 28 ngày gần nhất của Đại học Johns Hopkins).

Tuy nhiên, không giống như đối với COVID-19, hiện thế giới có rất ít cảnh báo về bệnh lao. Trên thực tế, đại dịch COVID-19 đã tác động nghiêm trọng tới các nỗ lực chống bệnh lao, khi các bệnh viện điều trị lao phải chuyển sang chữa trị cho các bệnh nhân COVID-19, trong khi các biện pháp phong tỏa cản trở bệnh nhân lao đến thăm khám và điều trị. Điều này khiến số ca tử vong do lao trong năm 2020 tăng mạnh lần đầu tiên trong một thập kỷ. Chuyên gia Spigelman nhận định đây là bước thụt lùi đáng kể. 

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng ảnh hưởng chủ yếu đến phổi. Ảnh: AP

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng ảnh hưởng chủ yếu đến phổi. Ảnh: AP

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do một loại vi khuẩn có tên Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh có khả năng ảnh hưởng chủ yếu đến phổi. Vi khuẩn gây bệnh lao lây từ người này sang người khác thông qua các hạt nhỏ li ti phát tán vào không khí. Khi người bị bệnh lao ho, hắt hơi hoặc khạc nhổ, họ sẽ phát tán vi khuẩn lao vào không khí, người bình thường chỉ cần vô tình hít phải một vài trong số những vi khuẩn lao này đều có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh tại phổi.

Lao từng là bệnh hiếm gặp ở các nước phát triển. Song, từ năm 1985, số ca mắc bệnh lao bắt đầu gia tăng, một phần là do sự xuất hiện của HIV. HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến bệnh nhân không thể chống lại vi trùng cao.

Triệu chứng khi mắc lao

Trong giai đoạn ủ bệnh, người bệnh có thể thấy cơ thể hoàn toàn bình thường và không xảy ra bất kỳ triệu chứng nào. Bệnh trong giai đoạn này thường không lây lan sang cho người khác. Sau khi bệnh đã phát triển, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện rõ rệt.

Các triệu chứng của bệnh lao sẽ phụ thuộc vào nơi vi khuẩn lao đang phát triển trong cơ thể. Vi khuẩn lao thường phát triển trong phổi (lao phổii). Bệnh lao ở phổi có thể gây ra các triệu chứng như:

Ho nặng kéo dài 3 tuần hoặc lâu hơn.

Đau ở ngực.

Ho ra máu hoặc đờm (đờm từ sâu bên trong phổi).

Các triệu chứng khác của bệnh lao, bao gồm:

Cơ thể yếu hoặc mệt mỏi.

Giảm cân.

Chán ăn.

Sốt, ớn lạnh.

Đổ mồ hôi vào ban đêm.

Các loại bệnh lao

Bệnh lao thường có hai loại chính, bao gồm:

Nhiễm lao tiềm ẩn: Là tình trạng khi vi khuẩn lao có thể sống trong cơ thể mà không bị mắc bệnh. Khi hít phải vi khuẩn lao trong không khí, cơ thể sẽ sinh ra những phản ứng để chống lại những vi khuẩn này, ngăn không cho chúng phát triển. Những người bị nhiễm lao tiềm ẩn thường không cảm thấy có bất kỳ triệu chứng nào và không thể truyền vi khuẩn lao sang người khác.

Bệnh lao: Nếu vi khuẩn lao trở nên hoạt động mạnh mẽ trong cơ thể và nhân lên nhanh chóng, người bệnh sẽ chuyển từ bị nhiễm lao tiềm ẩn sang bị bệnh lao. Khi bị bệnh lao rất dễ lây lan sang cho người khác. Vì lý do này, những người bị nhiễm lao tiềm ẩn thường được chỉ định điều trị để ngăn ngừa phát triển bệnh lao.

Bệnh lao do một loại vi khuẩn có tên Mycobacterium tuberculosis gây ra.

Bệnh lao do một loại vi khuẩn có tên Mycobacterium tuberculosis gây ra.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao

Người có tiếp xúc, nói chuyện, chăm sóc gần gũi với người mắc bệnh lao. 

Người sống và làm việc tại vùng có tỷ lệ mắc lao cao, hay nơi có bệnh nhân lao sinh sống.

Người bị mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch như HIV, bệnh gan, lách…

Nguy cơ chuyển lao tiềm ẩn thành bệnh ho lao.

Người nhiễm HIV.

Sử dụng ma túy dạng chích.

Sụt cân (10%).

Bệnh bụi phổi silic.

Suy thận hay chạy thận.

Đái tháo đường.

Cắt dạ dày hay ruột non.

Ghép tạng.

Dùng thuốc corticoid kéo dài hay thuốc ức chế miễn dịch.

Ung thư đầu cổ.

Bệnh lao gây ra các biến chứng

Nếu không điều trị, bệnh lao có thể gây tử vong. Bệnh hoạt động không được điều trị thường ảnh hưởng đến phổi, thậm chí là nhiều bộ phận khác.

Các biến chứng của bệnh lao bao gồm:

Đau cột sống: Đau lưng và cứng khớp là những biến chứng phổ biến.

Tổn thương khớp: Viêm khớp do bệnh lao thường ảnh hưởng đến hông và đầu gối.

Sưng màng bao phủ não (viêm màng não): Điều này có thể gây ra cơn đau đầu kéo dài hoặc không liên tục xảy ra trong nhiều tuần, thậm chí gây ra những thay đổi về tinh thần.

Các vấn đề về gan hoặc thận: Gan và thận giúp lọc chất thải và tạp chất khỏi máu. Bệnh lao di căn đến các cơ quan này có thể gây suy giảm các chức năng gan, thận.

Rối loạn tim: Hiếm khi bệnh lao có thể lây nhiễm sang các mô bao quanh tim. Song, nếu xảy ra tình trạng này, chúng gây viêm và tích tụ chất lỏng, cản trở khả năng bơm máu của tim. Tình trạng này, được gọi là chèn ép tim, có thể gây tử vong.

Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, phần lớn các bệnh nhân lao đều khỏi bệnh mà không chịu biến chứng.

Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, phần lớn các bệnh nhân lao đều khỏi bệnh mà không chịu biến chứng.

Bệnh lao có chữa được không?

GS.TS.BS Ngô Quý Châu (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội) cho biết, ho lao là một bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi được, nhưng vẫn còn là gánh nặng cho sức khỏe cộng đồng. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, phần lớn các bệnh nhân lao đều khỏi bệnh mà không chịu biến chứng. Hiện nay, phương pháp điều trị lao phổi phổ biến là dùng kết hợp kháng sinh tối thiểu 6 tháng. Tùy thuộc vào thể trạng và bệnh lý của bệnh nhân bác sĩ sẽ có từng phác đồ riêng với từng người.

Việc điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân mau chóng khỏi bệnh và chịu ít biến chứng, không chỉ vậy còn giảm bớt gánh nặng trong cộng động. Phương pháp điều trị lao theo quy chuẩn của bộ y tế bao gồm:

Điều trị có kiểm soát trực tiếp (DOTS).

Điều trị theo phác đồ chuẩn được Bộ Y tế quy định cho các trường hợp lao ở phổi mới được phát hiện.

Tuân thủ nguyên tắc:

Uống thuốc đúng phác đồ.

Uống thuốc đủ thời gian.

Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, đều đặn tránh việc bỏ thuốc, gián đoạn trong điều trị. Những người bị lao phổi phải được đăng ký điều trị và theo dõi suốt quá trình điều trị.

Biện pháp phòng ngừa bệnh lao

Cách duy nhất để giảm ảnh hưởng do lao gây ra đó là ngăn ngừa bị nhiễm vi khuẩn hoặc không cho lao tiềm ẩn chuyển thành lao hoạt động. Chỉ có bệnh lao đang hoạt động mới có khả năng lây nhiễm.

Biện pháp hàng đầu để ngừa lao là tiêm vaccine phòng bệnh. Vaccine lao khi vào cơ thể giúp tạo miễn dịch chủ động phòng lại sự tấn công của vi khuẩn lao. Ở nước ta đang sử dụng chủ yếu vaccine BCG để tiêm phòng lao cho trẻ em.

Bên cạnh tiêm vaccine phòng lao, người dân cần thực hiện các biện pháp tự bảo vệ trước sự tấn công của vi khuẩn lao như (nếu thường xuyên tiếp xúc với người mắc bệnh lý này):

Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân lao.

Thường xuyên mở cửa cho không khí trong phòng thông thoáng.

Đeo khẩu trang thường xuyên.

Tin cùng chuyên mục

Suy thận điều trị có thể phục hồi không?

Suy thận điều trị có thể phục hồi không?

7:37 | 19/05/2024

Suy thận là bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Suy thận có chữa khỏi không, điều trị liệu có thể phục hồi thận?

4 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc hội chứng động mạch vành

4 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc hội chứng động mạch vành

7:36 | 17/05/2024

Động mạch vành là hệ thống mạch máu có chức năng nuôi dưỡng tim. Bệnh động mạch vành xảy ra khi lòng động mạch bị tắc nghẽn dẫn đến cơ tim thiếu dưỡng khí, làm bệnh nhân đau thắt ngực, đau tim thậm chí là tổn thương cơ tim.

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

7:34 | 15/05/2024

Mất nước là tình trạng cơ thể chúng ta sử dụng hoặc mất đi lượng nước nhiều hơn lượng nước được cung cấp hằng ngày.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.